Nhà ở xã hội: Doanh nghiệp khát vốn, khốn khổ vì thủ tục đầu tư

Nam Phương - 28/03/2023 18:06 (GMT+7)

(VNF) - Theo các chuyên gia, các vướng mắc trong phát triển nhà ở xã hội tại TP. HCM là câu chuyện “biết rồi, nói mãi”, bởi lĩnh vực này chịu tác động tới 6 đạo luật và các thông tư, hướng dẫn để luật đi vào đời sống còn thiếu khả thi. Trong số này, vốn và thủ tục đầu tư vẫn là các vấn đề "đau đầu" nhất.

Khổ vì thủ tục đầu tư

Là một doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH), ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành, đã chia sẻ nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, nhất là thủ tục đầu tư NƠXH.

“Vướng đầu tiên là câu chuyện điều chỉnh quy hoạch, mất rất nhiều thời gian ở khâu này, phải mất 4 năm để xin điều chỉnh từ 12 tầng lên 14 tầng. Khâu chấp thuận đầu tư, xin ý kiến các sở ngành rất lâu, có khi 6 tháng không thấy trả lời”, ông Nghĩa nói. 

Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành

Ông Nghĩa cho rằng muốn phát triển NƠXH thì cần đột phát ở những điều này, cũng như đột phá con người. "Nhiều khi lãnh đạo TP. HCM, sở, ngành rất quyết tâm nhưng các chuyên viên, những người trực tiếp xử lý hồ sở của doanh nghiệp lại chậm", ông Nghĩa chia sẻ. 

Còn ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group, cho rằng cơ hội tiếp cận thông tin làm NƠXH còn hạn chế. Doanh nghiệp tự đi phát triển quỹ đất làm NƠXH không đơn giản vì thủ tục đầu tư khó hơn nhà ở thương mại.

Ông Lê Văn Nghĩa, Ủy viên Đoàn chủ tịch, Trưởng Ban quản lý dự án thiết chế công đoàn - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cũng cho hay quá trình triển khai các thiết chế công đoàn kết hợp với phát triển nhà ở cho công nhân gặp nhiều vướng mắc.

Tổng Liên đoàn đứng ra làm các thiết chế văn hóa để có nơi cho người lao động có khu vui chơi, thể dục thể thao và kết hợp với nhà đầu tư làm dự án nhà ở thì sẽ đồng bộ, giúp công nhân ổn định chỗ ở và nâng cao đời sống. “Tuy nhiên, khi doanh nghiệp vào, muốn xây nhà cao 15-20 tầng, cao hơn quy hoạch trước đó, thì việc điều chỉnh quy hoạch rất lâu, mà chưa điều chỉnh quy hoạch thì chưa được chấp thuận đầu tư”, ông Lê Văn Nghĩa nói.

Cũng theo ông Nghĩa, các dự án nhà ở cho công nhân còn vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng. Mặc dù quy hoạch xong rồi nhưng mặt bằng chưa có cũng khó khăn trong khâu triển khai. Bên cạnh đó, thủ tục đầu tư nhà ở công nhân cũng khá chậm trong khi nhà đầu tư muốn nhanh để tiết kiệm nguồn vốn đầu tư và sớm thu hồi vốn.

Vốn vẫn ở trên... tivi

Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành, cho hay câu chuyện về vốn, tín dụng, lãi suất ưu đãi cho chủ đầu tư NƠXH thì báo chí, truyền thông nói đến nhiều nhưng thực tế tiếp cận để vay được rất khó khăn.

“Tôi nghe nhiều lắm về gói vay ưu đãi này, ưu đãi kia nhưng toàn nghe trên báo, trên tivi chứ chưa thấy thực tế được vay dễ dàng. Trong khi đó, lãi suất cho vay xây dựng nhà ở xã hội là 14%, gần đây giảm còn 12%. Mức lãi vay như vậy là quá cao, không phù hợp với NƠXH”, ông Nghĩa nói.

Nói về trách nhiệm của doanh nghiệp, ông Nghĩa cho biết cần phải đảm bảo tiến độ, đảm bảo giao căn hộ đúng thời gian cho người mua. Bởi chủ đầu tư trễ là người mua nhà với đối diện với vấn đề, vừa phải tiếp tục ở thuê vừa phải đóng lãi vay ngân hàng. Bởi vậy tín dụng rất quan trọng với chủ đầu tư.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) cũng đánh giá hiện có nhiều điểm nghẽn trong câu chuyện về NƠXH, trong đó điểm nghẽn về xác định đối tượng NƠXH, quỹ đất và chính sách tín dụng rất cần có những giải pháp đột phá.

“Dự thảo Luật Nhà ở hiện nay bổ sung nhà ở, nhà lưu trú công nhân trong các khu công nghiệp, nhưng thiếu nhà lưu trú nằm ngoài khu công nghiệp. Điển hình như Công ty PouYeun có hàng nghìn công nhân, nằm ngoài khu công nghiệp nhưng không có nhà lưu trú cho công nhân. Doanh nghiệp muốn làm NƠXH nhưng việc này không phải dễ. Nguồn vốn rất quan trọng nhưng doanh nghiệp khó có cơ hội tiếp cận tín dụng ưu đãi, thủ tục cũng phức tạp”, ông Châu nhận xét.

Ông Phạm Đăng Hồ, Trưởng Phòng Phát triển nhà và thị trường bất động sản - Sở Xây dựng TP. HCM cho hay dự án 260 căn NƠXH được đưa vào vận hành tại TP. Thủ Đức năm 2021 là dự án đầu tư trong giai đoạn 2016-2020.

Theo ông Phạm Đăng Hồ, có nhiều vướng mắc trong phát triển NƠXH tại thành phố, mà hiện lĩnh vực này chịu tác động của 6 đạo luật. Trong khi đó, các luật phải có các thông tư, hướng dẫn chi tiết mới thực thi được nên điều này ảnh hưởng đến quá trình phát triển dự án NƠXH.

Một thực tế hiện nay là dự án NƠXH được miễn tiền sử dụng đất nhưng phải làm thủ tục tính toán này xong mới được miễn. Ngoài ra, còn phải kiểm tra đối tượng được mua NƠXH, thẩm định giá bán. Những việc này khiến kéo dài thời gian làm thủ tục, không hấp dẫn nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, nguồn vốn phát triển NƠXH cũng hạn chế, gói tín dụng thời gian qua không đủ để nhà đầu tư kéo giá thành xuống. Quan điểm, nhận thức của đối tượng có nhu cầu NƠXH cũng khác nhau nên ảnh hưởng đến định hướng phát triển NƠXH.

TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia 

Tại hội thảo "Đột phá phát triển nhà ở xã hội" diễn ra sáng nay tại TP. HCM, TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia cho biết, hiện mới chỉ đạt 62% kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2020, do đó đòi hỏi phải thay đổi quan điểm và cách tiếp cận.

“Phải coi đây là chính sách kinh tế nhân văn, mang ý nghĩa về kinh tế và an sinh xã hội, vì thế cần xây dựng một đề án tổng thể, căn cơ, bài bản. Chính phủ cần nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong khu quy hoạch, thủ tục xét duyệt và quỹ đất, cần quyết liệt tạo lập nguồn vốn bền vững để phát triển nhà ở xã hội, ngăn ngừa các hành vi trục lợi chính sách NƠXH”, ông Lực nói.

Ông Trương Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho rằng về vốn thì công nhân, người lao động không thể mua được nhà với lãi suất 9%-10%, lãi suất này chỉ phục vụ cho chủ đầu tư xây nhà. Ngân hàng cho vay lãi suất 4,8%-5%, công nhân, người lao động mới mua được nhà.

“Nhiều người chưa tiếp cận xin trả lại nhà vì không chịu nổi với lãi suất thương mại. Cho nên, phải có gói cho vay đối với người chưa tiếp cận NƠXH. Họ phải được ưu tiên mới giữ được nhà. Chính phủ, ngân hàng, địa phương phải có chính sách cho vay vốn ưu đãi. Đây là vấn đề vướng mắc nhất, cần phải được giải quyết”, ông Tuấn nói.

Cũng theo ông Tuấn, về thủ tục hành chính, phải 5-10 năm mới hoàn thành dự án là quá bất cập nên cần có một quy trình mạnh hơn, cần có sự đột phá về thủ tục hành chính ở các địa phương lớn như Hà Nội, TP. HCM… Vai trò của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phải mạnh hơn, tổ chức của người lao động phải có tiếng nói mạnh hơn như gói vay 4,8% cho công nhân; ngoài việc có nhà ở cần phải có những chính sách an sinh xã hội khác.

Sáng 28/3, Báo Người Lao Động tổ chức hội thảo "Đột phá phát triển nhà ở xã hội" với sự tham gia của lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan chuyên môn; lãnh đạo TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai cùng nhiều chuyên gia đô thị, pháp luật, kinh tế; doanh nghiệp bất động sản.

Hội thảo tổng hợp toàn diện những hiến kế mang tính đột phá trong phát triển nhà ở xã hội nhằm đạt được mục tiêu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2030 của Bộ Xây dựng; mục tiêu của Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Chính phủ và chương trình phát triển nhà ở xã hội của TP. HCM.

 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Quý II/2024, thời điểm vàng đầu tư cổ phiếu F&B'

'Quý II/2024, thời điểm vàng đầu tư cổ phiếu F&B'

(VNF) - VDSC cho rằng triển vọng lạc quan về hoạt động của ngành F&B trong năm 2024 vẫn chưa phản ánh đầy đủ lên diễn biến giá cổ phiếu F&B. Khi giá nông sản xác nhận xu hướng giảm trong năm 2024, giá cổ phiếu F&B sẽ cao hơn trong 12 tháng tới, quý II sẽ là thời điểm vàng để mua vào.

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, sau APS, đến IDJ 'đổ vỡ' kế hoạch ĐHĐCĐ 2024

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, sau APS, đến IDJ 'đổ vỡ' kế hoạch ĐHĐCĐ 2024

(VNF) - Đây là doanh nghiệp thứ hai trong hệ sinh thái Apec Group của ông Nguyễn Đỗ Lăng không thể tổ chức ĐHĐCĐ thường niên.

DN Việt thắt chặt quan hệ với đối tác thế giới, sẵn sàng nâng tầm quốc tế

DN Việt thắt chặt quan hệ với đối tác thế giới, sẵn sàng nâng tầm quốc tế

(VNF) - Để khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, đồng thời chinh phục mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng quan hệ với các đối tác chiến lược hàng đầu thế giới để sẵn sàng thay đổi, nâng cao năng lực để phát triển ngay từ sớm.

 'Số doanh nghiệp chết yểu gia tăng, tín dụng có dấu hiệu đông cứng'

'Số doanh nghiệp chết yểu gia tăng, tín dụng có dấu hiệu đông cứng'

(VNF) - Báo cáo mới nhất của VEPR chỉ ra, tín dụng có dấu hiệu đông cứng khi tăng trưởng tín dụng quý 1/2024 thấp nhất trong 10 năm qua dù lãi suất cho vay đã hạ rất thấp. Trong khi đó, số DN rút lui khỏi thị trường cao gấp 1,5 lần so với doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

Chuỗi nhà hàng lẩu Haidilao thu gần 2 triệu USD mỗi ngày

Chuỗi nhà hàng lẩu Haidilao thu gần 2 triệu USD mỗi ngày

(VNF) - Super Hi International, công ty điều hành chuỗi nhà hàng lẩu Trung Quốc Haidilao trên thị trường quốc tế, đã phát hành cổ phiếu công khai lần đầu tại Mỹ vào ngày 16/5.

Bãi đỗ xe thông minh trung tâm Đà Nẵng ế khách vì giá quá cao

Bãi đỗ xe thông minh trung tâm Đà Nẵng ế khách vì giá quá cao

(VNF) - Được xây dựng giữa trung tâm TP. Đà Nẵng nhưng bãi đỗ xe thông minh số 166 Hải Phòng với 173 vị trí đỗ xe chỉ lác đác được mấy xe vào gửi. Nguyên nhân chính khiến bãi đỗ xe này ế khách là do giá quá cao.

Chặn 'sóng' giá vàng: Không cần nhập khẩu, không cần phá độc quyền

Chặn 'sóng' giá vàng: Không cần nhập khẩu, không cần phá độc quyền

(VNF) - Theo TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng VEPR, lại lịch sử để thấy rằng không cần nhập khẩu, không cần phá độc quyền thương hiệu vàng miếng SJC, chênh lệch giá vàng vẫn có những giai đoạn dài được kiểm soát, giá vàng trong nước và thế giới đồng pha gần như tuyệt đối.

Bắc Giang mở thêm cụm công nghiệp rộng 75ha

Bắc Giang mở thêm cụm công nghiệp rộng 75ha

(VNF) - Cụm công nghiệp Danh Thắng - Đoan Bái vừa được Bắc Giang phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 với diện tích 75ha tại huyện Hiệp Hoà.

Nắm bắt xu hướng lớn để phát triển kinh tế số

Nắm bắt xu hướng lớn để phát triển kinh tế số

(VNF) - Kinh tế số đã chứng minh khả năng phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Với sự phát triển của các công nghệ mới như AI, 5G và Internet vạn vật (IoT), kinh tế số sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới và khẳng định vị thế là động lực chính cho sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia.

Bộ Công An, Thanh tra Chính phủ cùng Ngân hàng Nhà nước thanh tra kinh doanh vàng

Bộ Công An, Thanh tra Chính phủ cùng Ngân hàng Nhà nước thanh tra kinh doanh vàng

(VNF) - Ngân hàng nhà nước (NHNN) vừa ban hành quyết định về việc thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng.

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

(VNF) - Golf đã không còn là môn thể thao xa lạ, xa xỉ như nó đã từng; golf đã và đang hiện hữu trong đời sống của người Việt như là một trong những môn thể thao – giải trí quan trọng, thu hút đông đảo người chơi với gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc. Dưới đây là hình ảnh đẹp về những sân golf sát biển nổi tiếng Việt Nam.