'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
"Chúng tôi đang làm rất tốt trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc. Tôi chắc chắn Trung Quốc muốn thỏa thuận với một chính quyền mới, tuy nhiên, 16 tháng nữa là một khoảng thời gian dài với những việc làm và công ty đang tổn thương trong nỗ lực vô vọng", ông Trump viết trên Twitter ngày 3/9, đề cập đến khoảng thời gian tại nhiệm còn lại của ông ở Nhà Trắng.
Tổng thống Trump cảnh báo rằng nếu ông tiếp tục đắc cử Tổng thống Mỹ vào năm 2020, “muốn chốt thỏa thuận với tôi sẽ càng khó hơn, chuỗi cung ứng toàn cầu của Trung Quốc sẽ sụp đổ, các doanh nghiệp, công việc và tiền bạc của họ sẽ biến mất”.
Khi bắt đầu phát động chiến tranh thương mại, ông Trump tuyên bố mục tiêu của ông là cải thiện điều kiện cho các công ty Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc, giảm thâm hụt thương mại giữa hai nước và tạo ra sân chơi bình đằng hơn cho các công ty Mỹ để cạnh tranh với đối tác Trung Quốc.
Theo người đứng đầu Nhà Trắng, cách tiếp cận này sẽ giúp đảm bảo một thỏa thuận thương mại lịch sử, khiến Bắc Kinh mua hàng tỷ USD sản phẩm nông nghiệp của Mỹ và ngăn chặn họ “đánh cắp” công nghệ từ các công ty Mỹ.
Nhưng sau nhiều tháng đàm phán bị đình trệ và việc Trung Quốc từ chối nhượng bộ trước các yêu cầu của Mỹ, chiến lược của ông Trump đã có bước thay đổi lớn. Tổng thổng Mỹ gần đây đã ủng hộ sự “chia cắt” nhanh chóng giữa hai quốc gia từng phụ thuộc vào nhau về mặt kinh tế suốt hơn hai thập kỷ qua.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng ông Trump vẫn có thể đảo ngược tình thế nếu Trung Quốc chịu nhượng bộ, hoặc nếu nền kinh tế Mỹ suy yếu, thậm chí có dấu hiệu suy thoái, đặc biệt khi cuộc bầu cử Tổng thống sắp diễn ra vào năm 2020. Nhưng cho đến nay, có rất ít dấu hiệu cho thấy cuộc chiến thương mại có chiều hướng giảm nhẹ, nếu có thì chỉ là những tuyên bố đơn thuần.
Kể từ ngày 1/9, mức thuế mới nhất mà Mỹ và Trung Quốc áp đặt lẫn nhau chính thức có hiệu lực. Đây được xem là “siêu bão thuế quan” mới giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới kể từ sau đợt đình chiến thương mại hồi cuối tháng 6.
Cụ thể, quần áo, thực phẩm, đồ gia dụng, tai nghe bluetooth và tivi nằm trong số những mặt hàng tiêu dùng Trung Quốc trị giá 110 tỷ USD bị Mỹ áp mức thuế mới 15% từ ngày 1/9. Vòng áp thuế thứ hai sẽ có hiệu lực vào ngày 15/12, giáng vào gần như toàn bộ những mặt hàng còn lại của Trung Quốc.
Để đáp trả, bắt đầu áp các mức thuế bổ sung 5% và 10% đối với 1.717 mặt hàng của Mỹ. Trung Quốc cũng áp thuế 5% đối với dầu thô của Mỹ. Đây là lần đầu tiên mặt hàng dầu của Mỹ trở thành mục tiêu bị áp thuế kể từ khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới bắt đầu cuộc tranh cãi thương mại hơn một năm trước đây.
Trung Quốc ngày 2/9 đã gửi khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cho rằng việc Mỹ áp thuế bổ sung đã vi phạm sự đồng thuận của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản hồi tháng 6.
Xem thêm >> 4 công ty điện hạt nhân bị Mỹ giáng đòn trừng phạt, Trung Quốc phản đối mạnh mẽ
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.