Toàn cảnh khu vực sẽ xây Ga đường sắt Đà Nẵng mới
(VNF) - Theo kế hoạch, ga hàng hóa và công trình phụ trợ được di dời ra khu vực ga Kim Liên, ga hành khách dời về khu vực hồ Trung Nghĩa.
Tại cuộc họp nghe Báo cáo kết quả nghiên cứu giữa kỳ công tác lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) giai đoạn 1 - Dự án Cảng hàng không Quốc tế (CHKQT) Long Thành diễn ra ngày 12/2, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã nhấn mạnh yêu cầu cấp bách xây dựng CHKQT Long Thành đạt cấp 4F (cấp cao nhất hiện nay) để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của thị trường hàng không khu vực TP. HCM , do CHKQT Tân Sơn Nhất đang quá tải trầm trọng.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải (GTVT), các đơn vị tư vấn phải tính toán thật kỹ nhu cầu vận tải tại khu vực TP. HCM, kết nối với khu vực và quốc tế để có sự phân chia khai thác giữa các cảng hàng không trong nước, trong vùng và trong khu vực, đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả của dự án.
Phó Thủ tướng yêu cầu CKHQT Long Thành phải được áp dụng công nghệ hiện đại trong xây dựng, quản lý, vận hành khai thác… tương đương các cảng hàng không hiện đại trên thế giới. Đồng thời, phải đảm bảo năng lực vận tải hàng không theo tiêu chí an toàn, thuận lợi, chất lượng, tiết kiệm và hiệu quả kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường.
“Ngay trong thiết kế cơ sở đã phải đảm bảo thực hiện các yêu cầu này”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Cùng với đó, theo Phó Thủ tướng, phải quan tâm đến hệ thống giao thông kết nối đồng bộ với các loại hình vận tải đảm bảo thuận lợi nhất cho việc đi-đến sân bay. Đối với những công trình giao thông đặc biệt quan trọng trong việc kết nối CHKQT Long Thành, có thể nghiên cứu đưa vào dự án để đẩy nhanh tiến độ.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu quan tâm phát triển hệ thống đô thị sân bay, không chỉ là các đô thị quanh sân bay mà là đô thị trong vùng sân bay với các đặc thù riêng. “Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp chặt chẽ với địa phương, làm việc với các chuyên gia giỏi về quy hoạch đô thị sân bay để có các phương án điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới quy hoạch nhằm khai thác tối đa hiệu quả mà sân bay mang lại, đồng thời quản lý đô thị một cách hiệu quả trong tương lai”, Phó Thủ tướng nói.
Đối với các phương án sử dụng vốn, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu tập trung vào phương án xã hội hoá cao nhất, ít sử dụng vốn ngân sách nhất. “Nếu để các doanh nghiệp uy tín, có tiềm lực tham gia, chắc chắn sẽ rẻ hơn rất nhiều phương án sử dụng vốn ngân sách hay vốn vay”, Phó Thủ tướng nhận định.
Được biết, hiện có 3 phương án đầu tư sân bay Long Thành, theo hướng có và/hoặc không sử dụng vốn ngân sách, vốn vay nước ngoài.
Về tiến độ, Phó Thủ tướng yêu cầu đơn vị tư vấn phối hợp với chủ đầu tư, các địa phương, các bộ, ngành liên quan để sớm hoàn thành Báo cáo nghiên cứu khả thi, có sự thẩm tra của đơn vị tư vấn độc lập, thông qua Hội đồng thẩm định Nhà nước, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước khi hoàn thiện để trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2019. Mục tiêu khởi công được dự án trong năm 2020.
Theo báo cáo của Bộ GTVT, ngày 2/6/2018, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã ký hợp đồng với Tư vấn JFV là liên doanh các công ty tư vấn của Nhật Bản, Pháp và Việt Nam để thực hiện gói thầu tư vấn khảo sát và lập Báo cáo khả thi giai đoạn 1 - Dự án CHKQT Long Thành. Cùng ngày, tư vấn JFV đã ký hợp đồng phụ đặc biệt với Công ty Heerim (là tác giả của phương án kiến trúc Hoa sen được lựa chọn) về việc lập thiết kế cơ sở nhà ga hành khách.
Theo báo cáo của JFV, đến nay đã hoàn thành thiết kế ý tưởng sơ bộ cho các hạng mục công trình. Hiện nay JFV đang tập trung thiết kế cơ sở, phấn đấu hoàn thành cơ bản thiết kế cơ sở trong tháng 4 tới để Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định trước khi trình phê duyệt.
Cụ thể, với hạng mục sân đường, đã hoàn thành thiết kế sơ bộ địa thế; hệ thống thoát nước; hệ thống sân đường khu bay; hệ thống đường, sân đỗ ô tô, cầu cạn.
Với các công trình hạ tầng kỹ thuật, đã hoàn thành thiết kế sơ bộ Đài kiểm soát không lưu; thiết bị dẫn đường, khí tượng; tổ chức vùng trời, phương thức bay, trung tâm năng lượng; tổng thể hệ thống cấp điện; hệ thống cấp-thoát nước; xử lý chất thải rắn; khu cấp nhiên liệu tàu bay.
Đối với nhà ga, đã hoàn thành thiết kế sơ bộ kiến trúc, kết cấu, cơ, điện, chữa cháy, thông tin liên lạc, xử lý hành lý.
Đơn vị tư vấn cũng đã hoàn thành các phương án giao thông kết nối với CHKQT Long Thành cho từng giai đoạn khai thác, trong đó có 3 phương án kết nối trực tiếp từ cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ với đường trục của Cảng.
(VNF) - Theo kế hoạch, ga hàng hóa và công trình phụ trợ được di dời ra khu vực ga Kim Liên, ga hành khách dời về khu vực hồ Trung Nghĩa.