Phó thủ tướng: 'Không được chậm tiến độ cao tốc Bắc - Nam'

Đinh Tịnh - 17/09/2021 20:18 (GMT+7)

(VNF) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chỉ đạo: Không chấp nhận bất cứ lý do nào để dẫn đến chậm tiến độ 11 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2021.

VNF

Thiếu 23 triệu m3 đất đắp đường

Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải và các địa phương, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) có chuyển biến, khối lượng khai thác đất đắp nền đường đã được bổ sung một phần, việc triển khai thi công tại công trường tiếp tục được duy trì.

Tuy nhiên, hiện nay còn Dự án thành phần đầu tư theo phương thức đối tác công tư đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo chưa khởi công xây dựng. Quá trình triển khai Dự án đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, giá vật liệu xây dựng tăng, nguồn cung cấp vật liệu, đặc biệt là vật liệu đất đắp nền đường phục vụ thi công còn thiếu khoảng 23 triệu m3, một số khu vực chưa được bàn giao mặt bằng do chậm trễ trong công tác di dời hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các khu tái định cư, đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng…

Sau khi nghe báo cáo từ Bộ GTVT, Phó Thủ tướng chỉ đạo: Đây là công trình trọng điểm quốc gia, do vậy các bộ, ngành địa phương phải nâng cao vai trò, trách nhiệm, không được để chậm tiến độ hoàn thành.

Phó tướng yêu cầu UBND các tỉnh tập trung hoàn thành bàn giao toàn bộ mặt bằng theo đúng cam kết (chậm nhất ngày 30/10/2021).

Các Tập đoàn EVN, VNPT, Viettel phối hợp chặt chẽ với các địa phương và chủ đầu tư tháo dỡ, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật điện, viễn thông.

Các địa phương và cơ quan liên quan hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tiến độ bàn giao mặt bằng; khẩn trương chỉ đạo các sở, ban, ngành địa phương rút ngắn tối đa thời gian giải quyết thủ tục cấp phép, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, bảo đảm cung cấp đủ nguồn vật liệu phục vụ thi công Dự án theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 60/NQ-CP; chỉ đạo Sở Xây dựng ban hành kịp thời, đầy đủ chỉ số giá xây dựng phù hợp với thực tế biến động thị trường và tính chất dự án.

Các địa phương phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện nhà thầu thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 (công trường xanh, địa phương hỗ trợ Kít xét nghiệm để xét nghiệm định kỳ và ưu tiên tiêm vaccine cho cán bộ, công nhân, lao động tại các dự án) để bảo đảm thi công dự án liên tục.

"Nhắc nhở Bộ GTVT trong công tác tổ chức lập hồ sơ mời thầu"

Đối với các Bộ ngành, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ kịp thời giải quyết các kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp, nhà thầu; chỉ đạo rà soát tổng thể tiến độ để có giải pháp tăng cường (tăng ca, bổ sung nhân lực, trang thiết bị…) bù tiến độ công việc đã chậm.

Định kỳ 2 tuần lãnh đạo Bộ GTVT giao ban với Lãnh đạo các địa phương, các Ban Quản lý dự án, các chủ đầu tư, nhà thầu và các cơ quan, đơn vị liên quan để kiểm điểm tiến độ thực hiện.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý Bộ GTVT rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức lập Hồ sơ mời thầu đối với các dự án triển khai trong thời gian tới. Trong đó phải quy định rõ trách nhiệm của Tư vấn, nhà đầu tư, nhà thầu không để xảy ra tình trạng thiếu vật liệu như các gói thầu tại dự án này.

Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương báo cáo về kết quả kiểm tra theo nhiệm vụ Chính phủ giao tại Nghị quyết số 60/NQ-CP; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan, trước ngày 20/9/2021 trình Chính phủ xem xét điều chỉnh nội dung Nghị quyết số 60/NQ-CP cho phép địa phương được điều chỉnh nâng công suất khai thác theo nhu cầu các dự án trong phạm vi trữ lượng đã được cấp phép; tăng cường kiểm tra, đôn đốc địa phương, đồng thời kịp thời hướng dẫn, giải quyết các khó khăn, vướng mắc về thủ tục cấp phép khai thác, nâng công suất, trữ lượng mỏ vật liệu bảo đảm tuyệt đối an toàn về môi trường, lao động trong khai thác.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 5790/VPCP-KTTH ngày 20/8/2021 của Văn phòng Chính phủ về nguồn vốn tín dụng cho vay các dự án thành phần đầu tư theo phương thức đối tác công tư; sớm tổ chức họp bàn tháo gỡ vướng mắc.

Các Ban Quản lý dự án, nhà đầu tư, nhà thầu xác định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm trong triển khai dự án; tập trung tối đa nhân lực, trang thiết bị, phương tiện, tăng ca, cải tiến biện pháp thi công, áp dụng công nghệ phù hợp, chủ động khắc phục khó khăn liên quan, trong đó có ảnh hưởng do dịch COVID-19 để đẩy nhanh tiến độ trên công trường bảo đảm đúng thời hạn theo Hợp đồng đã ký và bảo đảm chất lượng công trình.

Yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục rà soát dự thảo Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030

Văn phòng Chính phủ đã ban hành công văn số 6553/VPCP-NN ngày 16/9/2021 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục rà soát nội dung dự thảo Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030 để bảo đảm thống nhất với nội dung Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Phó Thủ tướng lưu ý, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu ý kiến của Bộ Nội vụ không quy định nhiệm vụ “Nghiên cứu, hoàn thiện tổ chức bộ máy theo hướng đề xuất thành lập Bộ Môi trường để tập trung, thống nhất quản lý, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác bảo vệ môi trường và phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế

 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.