Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Sơ đồ hướng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Cụ thể, về đề nghị của Bộ Giao thông vận tải tại tờ trình số 8264/TTr-BGTVT ngày 11/8/2021 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu (giai đoạn 1) theo phương thức PPP (Hợp đồng BOT), tại Công văn số 6000/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cho hay Bộ Giao thông vận tải căn cứ quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, rà soát nội dung dự án, trình Thủ tướng Chính phủ.
Dự án đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu (giai đoạn 1) qua tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu có tổng chiều dài 53,7 km, chạy song song với tuyến Quốc lộ 51. Trong đó, đoạn qua tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khoảng 19,5 km, đoạn qua tỉnh Đồng Nai 34,2 km. Điểm đầu tuyến nối với tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn qua thành phố Biên Hòa (Đồng Nai), điểm cuối giao với tuyến tránh TP. Bà Rịa (Quốc lộ 56).
Về quy mô dự kiến đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đoạn từ TP. Biên Hòa-Long Thành (nút giao với đường cao tốc TP. HCM-Long Thành-Dầu Giây) và đoạn từ Tân Hiệp đến Quốc lộ 56 với 4 làn xe cao tốc, riêng đoạn Long Thành-Tân Hiệp (giao với đường cao tốc Bến Lức-Long Thành) là 6 làn xe cao tốc.
Dự án được đầu tư theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT. Tổng mức đầu tư dự án là 18.805 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước hỗ trợ dự kiến trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 6.722 tỷ đồng (bao gồm chi phí GPMB, chi phí rà phá bom mìn, chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác trong giai đoạn chuẩn bị dự án); vốn nhà đầu tư huy động là 12.083,062 tỷ đồng.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.