Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Phương tiện thanh toán quốc tế hay tiền quốc tế (international liquidity or international money) là tài sản bằng tiền được chấp nhận rộng rãi làm phương tiện tài trợ cho thương mại quốc tế và/hoặc làm tài sản dự trữ quốc tế để thanh toán cho các khoản thâm hụt cán cân thanh toán. Chẳng hạn, đô la Mỹ được sử dụng làm đơn vị tính toán trên thị trường dầu mỏ và là tài sản dự trữ quan trọng. Ngược lại, quyền rút vốn đặc biệt (SDR) chỉ được sử dụng làm tài sản dự trữ.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Khái niệm về phương tiện thanh toán quốc tế thường được kết hợp với thanh toán quốc tế. "Phương tiện thanh toán quốc tế" bao trùm tất cả các tài sản được quốc tế chấp nhận mà không làm mất giá trị trong việc thanh toán các khoản nợ (trên tài khoản bên ngoài). Phương tiện thanh toán quốc tế bao gồm các nguồn lực sẵn có cho các cơ quan tiền tệ quốc gia để tài trợ thâm hụt cán cân thanh toán khi nó có thể xảy ra… Nó có thể bao gồm sở hữu tài sản như vàng, ngoại hối và khả năng vay quốc tế.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.