Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Du lịch Quảng Ninh đã sôi động trở lại sau 2 năm ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó, phát triển kinh tế đêm là một trong những điểm sáng khởi sắc của du lịch Quảng Ninh. Nhằm khai thác giá trị khác biệt, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, Quảng Ninh đã xây dựng và phát triển đề án thí điểm mô hình phát triển kinh tế ban đêm (KTBĐ) trên địa bàn.
Đề án KTBĐ được xây dựng dựa trên 4 lĩnh vực, cụ thể: văn hóa, vui chơi, giải trí (các hoạt động văn hóa - nghệ thuật, nhà hát, âm nhạc, chương trình giải trí, lễ hội, sự kiện...); dịch vụ ăn uống (nhà hàng, khu ẩm thực, quán bar...); dịch vụ mua sắm (các chợ, khu mua sắm...); dịch vụ du lịch (tham quan các địa điểm du lịch, di tích văn hóa, công trình kiến trúc...). Thời gian diễn ra từ 6 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau đối với các khu vực được áp dụng thí điểm, sau đó sẽ đẩy nhanh hướng tới nền kinh tế 24 giờ đối với các thành phố, đô thị có tiềm năng.
Hiện nay, trên địa bàn Quảng Ninh, các hoạt động dịch vụ về đêm chủ yếu tập trung tại 2 trung tâm du lịch gồm: TP. Hạ Long, TP. Móng Cái.
Một trong những sản phẩm du lịch đêm tiêu biểu của Quảng Ninh phải kể đến Phố đêm du thuyền. Phố đêm du thuyền được bố trí dọc hai bên cầu cảng của cảng tàu khách quốc tế Hạ Long. Hiện đã có gần 30 tàu du lịch 4-5 sao được lựa chọn tham gia hoạt động của phố đêm. Tàu xuất phát tại cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, trong hành trình 4 tiếng trên vịnh, du khách được ngắm thành phố về đêm với các địa điểm du lịch nổi tiếng, như: Vòng quay Mặt Trời, cầu Bãi Cháy, núi Bài Thơ...
Bên cạnh đó, TP. Hạ Long đã đưa phố đi bộ Bãi Cháy hoạt động trở lại, thu hút đông du khách, nhất là vào dịp cuối tuần. Các nhà hàng, quán ăn, dịch vụ giải trí tấp nập khách qua lại. Đặc biệt, các quán chuyên về hải sản, ẩm thực đặc trưng của Hạ Long được nhiều du khách lựa chọn.
Phố đi bộ, phố ẩm thực tại quảng trường Sun Carnival cũng đã đi vào hoạt động, thu hút lượng lớn du khách, mang đến không gian giải trí thú vị và độc đáo. Cùng với những nét ẩm thực đặc trưng của nhiều vùng miền, du khách còn được thưởng thức bữa tiệc âm nhạc ấn tượng hay chỉ đơn giản là đi dạo ngắm cảnh, tận hưởng không khí về đêm mát lành, mặn mòi vị biển cả.
Không chỉ tại TP Hạ Long, kinh tế đêm cũng được các địa phương đưa vào kế hoạch phát triển du lịch, trong đó “phố đi bộ” ban đêm được coi là hoạt động nổi bật, tạo điểm nhấn và không gian giải trí, thu hút người dân và du khách. Như tại TP. Móng Cái, phố đi bộ chính thức trở lại với nhiều không gian nghệ thuật, biểu diễn đường phố hấp dẫn. Hay tại huyện Cô Tô, phố đi bộ được phát triển với những khu mua sắm đông đúc, khu ẩm thực sôi động...
Dù đang được chú trọng hơn trong phát triển kinh tế ban đêm nhưng du lịch Quảng Ninh đang bỏ trống một khoảng lớn về dịch vụ thương mại, giải trí, tham quan ban đêm do chưa có nhiều sản phẩm và bị hạn chế bởi quy định của pháp luật. Kinh tế ban đêm vẫn hoạt động kiểu nhỏ lẻ, manh mún, ít có sự đầu tư bài bản, chưa thu hút được những nhà đầu tư lớn. Ngoài ra, Quảng Ninh cũng đang thiếu các trung tâm, các điểm vui chơi giải trí về đêm quy mô lớn.
Nhằm mở rộng hơn nữa mô hình này, Đề án KTBĐ đang lựa chọn thí điểm tại các khu vực riêng biệt cách xa khu dân cư, đảm bảo khép kín tạo thành tổ hợp giải trí ban đêm riêng biệt như khu du lịch quốc tế Tuần Châu và khu du lịch danh thắng Yên Tử. Đối với các sản phẩm đưa vào kinh doanh tại đề án, nhiều ý kiến cũng cho rằng nên tập trung phân tích thêm các ưu, nhược điểm của từng nhóm hàng hoá trên địa bàn tỉnh sao cho phù hợp.
Phó giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Hoài Thương đề xuất, cần phân tích thêm nhóm sản phẩm OCOP, thực trạng nhu cầu tiêu dùng tại các khu mua sắm vào buổi tối nói chung và khu mua sắm, trưng bày giới thiệu sản phẩm, dịch vụ thuộc đề án nói riêng. Đối với hàng hóa lưu niệm, cần hỗ trợ tư vấn, đào tạo sản xuất sản phẩm như sản xuất ngọc trai, sản xuất sản phẩm lưu niệm đa dạng, phong phú hơn.
Bên cạnh đó là đào tạo về văn minh thương mại, quản lý kinh doanh nhằm nâng cao năng lực kinh doanh, góp phần hình thành môi trường kinh doanh lành mạnh, hình ảnh đẹp cho khách du lịch và người dân khi đến tham quan và mua sắm tại các cơ sở này nói riêng và Quảng Ninh nói chung. Ngoài ra, các hoạt động của kinh tế ban đêm nên khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương, những nghệ nhân... như các hoạt động tại chợ đêm, phố đi bộ, các chương trình biểu diễn nghệ thuật, nghề truyền thống... chứ không chỉ tập trung vào các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch.
Mặt khác, cần nghiên cứu, đưa ra thương hiệu cụ thể đối với hoạt động KTBĐ trên địa bàn tỉnh, có thể tập trung khai thác thêm các sản phẩm du lịch đặc sắc, mang tính riêng, đặc thù của Quảng Ninh mà nơi khác không có.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.