'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh và Công ty cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng IDICO (đơn vị chủ đầu tư) vừa có báo cáo liên quan đến tính pháp lý Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn An Sương – An Lạc (Dự án BOT An Sương – An Lạc) cũng như các vấn đề còn thắc mắc xung quanh thu phí Dự án này. Sở Giao thông Vận tải cho biết, kế hoạch năm 2019, Kiểm toán Nhà nước sẽ kiểm toán toàn bộ Dự án này.
Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải, Dự án BOT An Sương - An Lạcđược Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2000, với quy mô đầu tư chiều dài tuyến 13,6 km, mặt cắt ngang 36,2m với tổng mức đầu tư hơn 831 tỷ đồng.
Dự án được hoàn thành đưa vào sử dụng ngày 31/12/2004 và thu phí hoàn vốn với thời gian thu phí 145 tháng, từ ngày 2/1/2005.
Từ năm 2010, Bộ Giao thông Vận tải chuyển giao hợp đồng cho UBND Tp. Hồ Chí Minh. Tháng 12/2010, Thủ tướng đồng ý đầu tư bổ sung 2 cầu vượt tại nút giao tỉnh lộ 10 - Quốc lộ 1 và tỉnh lộ 10B - Quốc lộ 1 vào Dự án BOT An Sương - An Lạc.
Năm 2017, Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về việc UBND Tp. Hồ Chí Minh quyết định theo thẩm quyền việc điều chỉnh, bổ sung hạng mục công trình cầu vượt tại nút giao Hương lộ 2 - Tây Lân - Quốc lộ 1 và nút giao Lê Trọng Tấn - Nguyễn Thị Tú - Quốc lộ 1 (Gò Mây) vào Dự án BOT An Sương - An Lạc. Tổng vốn đầu tư các công trình này hơn 1.600 tỷ đồng.
Theo Sở Giao thông Vận tải, căn cứ quy định của pháp luật cũng pháp lý dự án, UBND Thành phố đã phê duyệt và giao Sở ký kết các phụ lục hợp đồng BOT về đầu tư bổ sung công trình cầu vượt tại nút giao là đúng quy định pháp luật.
Phụ lục hợp đồng được ký kết với nhà đầu tư quy định thời gian thu phí tại trạm thu phí BOT An Sương - An Lạc dự kiến đến 31/1/2033.
Đối với các thắc mắc liên quan đến Dự án cũng được Sở Giao thông Vận tải giải đáp. Về ý kiến Kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc Trạm thu phí BOT An Sương - An Lạc đã hết thời hạn thu phí từ tháng 01/2017, Sở Giao thông Vận tải cho là chưa đầy đủ, chưa chính xác.
Kết luận thanh tra đã ghi nhận thời gian thu phí theo Hợp đồng ký với Bộ Giao thông Vận tải là 145 tháng và Phụ lục hợp đồng ký với UBND Tp. Hồ Chí Minh là đến hết tháng 1/2033.
Đối với thắc mắc cho rằng xe không đi trên cầu vượt nên không phải trả tiền, theo Sở Giao thông Vận tải, việc đầu tư, quản lý, khai thác các cầu vượt bổ sung được gắn liền trong tổng thể Dự án, với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông tại các nút giao, tạo điều kiện cho các phương tiện giao thông thuận lợi, an toàn và thông suốt trên Quốc lộ 1.
Nếu không có cầu vượt thì tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra thường xuyên tại các nút giao, nhất là các nút giao có lưu lượng giao thông lớn.
Về vấn đề hạng mục xây dựng cầu vượt nút giao không đấu thầu mà chỉ định thầu, Sở Giao thông Vận tải cho rằng, sau khi Quốc lộ 1 đoạn An Sương - An Lạc được đầu tư mở rộng, lưu lượng các phương tiện giao thông trên tuyến đường ngày càng tăng dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông trên tuyến tại các nút giao. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng cầu vượt tại các nút giao thông này là cấp thiết.
Cầu vượt nút giao nằm trong cùng mặt bằng Dự án BOT An Sương – An Lạc đang do nhà đầu tư quản lý, khai thác.
Trường hợp tách riêng để thu phí, khi đó phải giải phóng mặt bằng thêm để đặt trạm thu phí ở các hướng giao thông, dẫn đến thu phí 2 lần đối với các xe trên Quốc lộ 1; chi phí đầu tư cao, hiệu quả đầu tư thấp.
Do vậy, UBND Thành phố đã báo cáo và được Thủ tướng chấp thuận đầu tư bổ sung các công trình cầu vượt nút giao vào Dự án BOT An Sương - An Lạc.
Về việc thu phí đến năm 2033 là quá lâu, Sở Giao thông Vận tải cho biết, thời gian thu phí được xác định trong Phương án tài chính kèm theo hợp đồng, thời gian này được tính toán có cơ sở khoa học với các thông số chủ yếu như chi phí đầu tư, doanh thu thu phí, lãi vay, chi phí bảo trì công trình.…
Kế hoạch năm 2019, Kiểm toán nhà nước sẽ kiểm toán toàn bộ dự án BOT An Sương - An Lạc, khi đó, giá trị quyết toán sẽ được điều chỉnh theo kết quả của Kiểm toán nhà nước và sẽ tính toán xác định lại thời gian thu phí cho phù hợp.
Ngoài ra, Sở Giao thông Vận tải cũng giải đáp về các vấn đề hình thức đầu tư theo Hợp đồng BOT; chênh lệch quy mô đầu tư ban đầu lớn nhưng chi phí thấp và các công trình bổ sung có chi phí đầu tư cao.
Chiều 27/1, UBND quận Bình Tân và các sở ngành cùng Công ty cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng IDICO (đơn vị chủ đầu tư) đã họp trao đổi thông tin làm rõ những thắc mắc liên quan đến trạm BOT An Sương - An Lạc trong thời gian vừa qua và kế hoạch thời gian tới.
Ông Nguyễn Hồng Ninh, Giám đốc IDICO cho biết, từ 14 giờ ngày 4/2/2019 đến 6 giờ ngày 8/2/2019, trạm BOT An Sương - An Lạc sẽ xả trạm, nhân dịp Tết Nguyên đán.
Đơn vị cũng đã in sẵn thông tin, hồ sơ pháp lý để cung cấp thông tin về dự án cho tài xế và người dân. Bên cạnh đó, trạm cũng tiến hành treo băng rôn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến BOT An Sương - An Lạc.
Trong khi đó, đại diện Công an quận Bình Tân cho biết, Công an quận đã báo cáo với Công an Tp. Hồ Chí Minh về tình trạng mất trật tự tại trạm BOT từ ngày 3/12/2018 đến 7/1/2019.
Theo đó, những trường hợp sau khi cung cấp những vấn đề pháp lý Dự án nhưng vẫn cố tình gây rối, Công an quận buộc phải cưỡng chế.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.