Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Lật lại hồ sơ về chủ trương đầu tư Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, phóng viên VietnamFinance được biết, từ những năm 2004-2005, tuyến quốc lộ 5 đã mãn tải, thường xuyên ùn tắc, thời gian di chuyển mất từ 3-4 giờ cho quãng đường 100 km từ Hà Nội đến Hải Phòng, không đáp ứng được nhu cầu vận tải ngày càng tăng. Nhu cầu đặt ra là phải xây dựng một tuyến đường cao tốc nối thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng.
Vì vậy, Thường trực Chính phủ đã quyết định giao Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) – là ngân hàng chính sách của Chính phủ, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận – chủ trì đầu tư tuyến đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (tại Quyết định 1621/QĐ-TTg ngày 29/11/2007). Để thực hiện nhiệm vụ, VDB đã thành lập Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) và được Thủ tướng Chính phủ giao làm chủ đầu tư Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Để xây dựng đường cao tốc, số vốn huy động đầu tư rất lớn, ngoài mặt bằng sạch, Nhà nước phải hỗ trợ từ 30%-50% kinh phí đầu tư (tương tự như hình thức đầu tư đối tác công tư PPP mà Chính phủ đang kêu gọi đầu tư đối với dự án đường cao tốc Bắc Nam hiện nay). Đối với Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, do ngân sách hạn chế, không có đủ vốn để tham gia ngay từ đầu phần thực hiện của Nhà nước theo hình thức PPP nên Nhà nước đã quyết định thực hiện đầu tư đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng theo cơ chế thí điểm: giao cho VIDIFI thu phí tại hai trạm thu phí quốc lộ 5 để tạo nguồn thu hồi vốn đầu tư đường cao tốc (thực chất đây là hình thức hỗ trợ, tham gia của Nhà nước vào Dự án bằng nguồn vốn ngân sách từ thu phí).
Nhờ chủ trương này, trong điều kiện ngân sách nhà nước hạn chế, tuyến đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đã được triển khai và đến nay, đã đi vào vận hành được gần 3 năm (từ tháng 12/2015).
Thời gian lưu thông trên đường cao tốc rút ngắn từ Hà Nội - Hải Phòng chỉ còn 1 giờ (giảm 2,5 giờ so với đi trên quốc lộ 5) và nếu đi trên quốc lộ 5 (sau khi khoảng 50% lưu lượng xe đi sang đường cao tốc) thì thời gian còn 2 giờ (giảm 1,5 giờ).
Do không có đủ vốn để tham gia ngay từ đầu phần vốn của Nhà nước đầu tư vào Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định giao VIDIFI thu phí tại hai trạm quốc lộ 5 tạo nguồn thu hồi vốn đầu tư đường cao tốc tại Quyết định 1621/QĐ-TTg ngày 29/11/2007, trước khi có chủ trương thu phí bảo trì đường bộ và thành lập Quỹ bảo trì đường bộ (năm 2012).
Sau đó, do Quỹ bảo trì đường bộ hạn chế, không đủ kinh phí để sửa chữa quốc lộ 5, Bộ giao thông vận tải (GTVT) đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao tiếp cho VIDIFI quản lý, bảo trì, sửa chữa quốc lộ 5 từ năm 2016.
Cụ thể, sau 18 năm khai thác, quá thời hạn nhưng quốc lộ 5 chưa được đại tu, sửa chữa nên hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng, nếu không sửa chữa sẽ không thể tiếp tục khai thác. Vì vậy, Tổng Cục đường bộ Việt Nam đã kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép sửa chữa cấp bách quốc lộ 5 với số tiền khoảng 2.000-3.000 tỷ đồng, chia làm 2 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1 bố trí khoảng 840 tỷ đồng để sửa chữa cấp bách khoảng 30 km đoạn tuyến qua tỉnh Hải Dương đã hư hỏng nghiêm trọng (đã lập dự án sửa chữa, dự kiến triển khai trong năm 2019).
Giai đoạn 2 sẽ bố trí từ 1.200 – 2.000 tỷ đồng (tùy theo tính khả thi của phương án tài chính sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định) để sửa chữa khoảng 70km các đoạn tuyến còn lại của Quốc lộ 5.
Ông Trần Anh Tú, Phó Tổng giám đốc VIDIFI cho biết: Theo tính toán, tổng mức duy tu, bảo trì quốc lộ 5 theo quy định của Nhà nước trong thời gian 30 năm với tổng số tiền khoảng 10.526 tỷ đồng. Đồng thời, phải chuyển trả hơn 500 tỷ đồng cho dự án sửa chữa, cải tạo mặt đường quốc lộ 5 do Bộ GTVT thực hiện từ năm 2013 đến năm 2016. Như vậy, với mức thu phí trên quốc lộ 5 như hiện nay, phải thu phí trong hơn 12 năm mới đủ kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì quốc lộ 5 như nêu trên.
Hiện VIDIFI đã điều chỉnh giảm mức thu phí tại 2 trạm thu phí Quốc lộ 5 từ cuối năm 2016 và tiếp tục triển khai thực hiện miễn giảm phí cho phương tiện của người dân, đơn vị và tổ chức khu vực lân cận 2 trạm thu phí quốc lộ 5 từ ngày 1/8/2018.
Cụ thể, miễn giảm 100% cho các phương tiện xe dưới 12 chỗ ngồi, xe tải dưới 2 tấn của người dân không kinh doanh, xe buýt công cộng; giảm từ 45%-50% mức giá vé đối với cơ quan, tổ chức trên địa bàn).
“Như vậy, có thể kết luận rằng: theo cơ chế thí điểm ban đầu do Thường trực Chính phủ quyết định, toàn bộ số thu phí quốc lộ 5 được sử dụng để hỗ trợ hoàn vốn đầu tư đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, nhưng hiện nay, toàn bộ số thu phí quốc lộ 5 trước mắt chỉ được tập trung sử dụng để phục vụ cho chính quốc lộ 5: sửa chữa lớn cấp bách quốc lộ 5 đã xuống cấp nghiêm trọng, bảo trì, duy tu thường xuyên (trong 30 năm). Nếu không tiếp tục thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tại 2 trạm quốc lộ 5, sẽ không có nguồn vốn để sửa chữa lớn Quốc lộ 5, không có nguồn vốn để bảo trì, sửa chữa thường xuyên Quốc lộ 5”, ông Tú chia sẻ.
Chủ đầu tư cao tốc Hà Nội - Hải Phòng lỗ 5 tỷ đồng/ngày Dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có tổng mức đầu tư 45.487 tỷ đồng ((hơn 2 tỷ USD). Tuyến đường có quy mô 6 làn xe chạy, 2 làn dừng khẩn cấp, mặt đường rộng từ 32,5 - 35m, tốc độ tối đa cho phép 120 km/h. Cao tốc đi qua 4 tỉnh, thành gồm Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng với chiều dài 105,5 km. Phần lớn vay vốn lãi suất thương mại dao động 10,5-11,4% trong thời gian 30 năm. Theo phương án tài chính, dự kiến dự án sẽ thu phí hoàn vốn trong khoảng 28 năm 8 tháng. Theo tính toán của VIDIFI hiện tại tổng doanh thu trên tuyến cao tốc và 2 trạm thu phí QL 5 trong năm 2017 đạt 2.091 tỷ đồng. Tính bình quân, mỗi ngày VIDIFI đang thâm hụt trả lãi ngân hàng 5,7 tỷ đồng/ngày. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.