Tăng giá bán - giảm chi quảng cáo, Sabeco báo lãi 9 tháng tăng 7%
(VNF) - Luỹ kế 9 tháng, lợi nhuận sau thuế của Sabeco đạt hơn 3.504 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ nhờ tiết giảm mạnh chi phí, cũng như tăng giá bán sản phẩm.
Tình hình kinh doanh của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB) trong quý III vừa qua đã ghi nhận những kết quả sáng lạn với doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng dương so với cùng kỳ.
Cụ thể, doanh thu thuần của SAB trong quý III tăng nhẹ 3%, đạt hơn 7.737 tỷ đồng nhờ tình hình kinh tế được cải thiện, dù Nghị định 100 vẫn đang được thực thi nghiêm ngặt.
Lợi nhuận chỉ tăng ở mức 2%, đạt hơn 2.278 tỷ đồng do chi phí giá vốn có tốc độ gia tăng nhỉnh hơn so với doanh thu, chủ yếu là chi phí nguyên vật liệu cao hơn.
Ngược lại với hoạt động cốt lõi, nguồn thu từ hoạt động tài chính và công ty liên doanh, liên kết đều sụt giảm mạnh so với cùng kỳ, lần lượt giảm 32% và 42%, tương ứng đạt hơn 253 tỷ đồng và 50,9 tỷ đồng.
Trừ đi các chi phí, SAB báo lãi sau thuế tăng 8%, đạt hơn 1.161 tỷ đồng. Theo đó, nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trưởng này đến từ việc mạnh tay cắt giảm chi phí bán hàng, từ đó giảm bớt được sự hao hụt từ thu nhập lãi tiền gửi và lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết.
Luỹ kế 9 tháng, doanh thu thuần của SAB đạt hơn 23.115 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ nhờ tăng giá bán một số sản phẩm. Trong đó, doanh thu từ bán bia chiếm phần lớn (88%), đạt hơn 20.378 tỷ đồng (tăng 4%). Doanh thu từ bán nguyên vật liệu đạt hơn 2.467 tỷ đồng (tăng 8,7%), doanh thu từ bán nước giải khát đạt 118 tỷ đồng (tăng 33%), doanh thu từ bán rượu và cồn đạt 29,3 tỷ đồng (giảm 20%).
Doanh thu hoạt động tài chính đã giảm mạnh từ đầu năm tới nay, trong khi cùng kỳ đạt hơn 1.085 tỷ đồng thì 9 tháng năm 2024 chỉ đạt 798 tỷ đồng, giảm 26% chủ yếu do giảm lãi tiền gửi.
Nhìn vào chi phí bán hàng của SAB, có thể thấy chi phí quảng cáo và khuyến mãi đã giảm 21% so với cùng kỳ, tương đương giảm bớt hơn 400 tỷ đồng còn hơn 1.505 tỷ đồng trong 9 tháng.
Riêng trong quý III cũng đã 32% so với cùng kỳ, khác với dự báo của một số tổ chức phân tích rằng SAB sẽ gia tăng chi phí quảng cáo trong nửa cuối năm để tăng cường quảng bá cho dòng bia mới ra mắt.
Việc duy trì giảm chi phí bán hàng trong suốt 9 tháng đã phần nào giúp SAB đạt được tăng trưởng dương trong lợi nhuận, tăng 7% so với cùng kỳ tương đương đạt hơn 3.504 tỷ đồng.
Tính đến cuối quý III, tổng tài sản của SAB đạt 32.234 tỷ đồng, giảm 5% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, chiếm phần lớn là lượng tiền nhàn rỗi của hãng bia này, bao gồm hơn 5.428 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, và hơn 15.361 tiền gửi kỳ hạn trên 3 tháng, dưới 1 năm.
Hàng tồn kho của SAB giảm 24% so với đầu năm, còn hơn 1.766 tỷ đồng. Trong đó, doanh nghiệp đang trích lập dự phòng 71 tỷ đồng giảm giá hàng tồn kho.
SAB hiện đang ghi nhận hơn 3.411 tỷ đồng vào khoản đầu tư tài chính dài hạn, bao gồm hơn 1.624 tỷ đồng là tiền gửi có kỳ hạn, hơn 1.767 tỷ đồng đầu tư vào công ty liên kết và cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát và hơn 411 tỷ đồng đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.
Trong đó, SAB đang phải trích lập dự phòng 100% tại các khoản đầu tư vào Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tân Thành, Công ty Cổ phần Kinh doanh Lương thực Thực phẩm Trường Sa, Ngân hàng TMCP Đông Á, Công ty Cổ phần Du lịch Dầu khi Phương Đông, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn A2, Công ty Cổ phần Chứng khoán Đại Việt,...
Ở bảng nguồn vốn, SAB ghi nhận hơn 6.012 tỷ đồng nợ phải trả, giảm hơn 2.500 tỷ đồng so với đầu năm, chủ yếu do giảm các khoản phải trả người bán trong ngắn hạn. Nợ vay cũng được doanh nghiệp thu hẹp, trong đó nợ vay ngắn hạn giảm 76% còn 125,7 tỷ đồng; nợ vay dài hạn biến động không đáng kể.
Lợi nhuận sau thuế luỹ kế tính tới cuối quý III đạt hơn 10.914 tỷ đồng, khá dồi dào dù SAB đã tiến hành chia cổ tức 2 lần cho cổ đông trong năm 2024.
Được biết, SAB chuẩn bị dùng nguồn vốn chủ sở hữu để thực hiện phương án chào mua công khai cổ phiếu SBB của Công ty cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tây (Sabibeco Group, UPCoM: SBB), với số tiền dự chi là hơn 831 tỷ đồng, tương đương giá chào mua là 22.000 đồng/cổ phiếu.
Với quỹ tiền mặt “khổng lồ” nêu trên, SAB hoàn toàn đủ năng lực tài chính để thực hiện thương vụ này. Sau khi hoàn tất, tỷ lệ sở hữu của Sabeco tại Sabibeco sẽ tăng lên 65,9%, tương đương nắm giữ tổng cộng hơn 57,7 triệu cổ phiếu SBB.
Giới phân tích cho rằng việc thâu tóm Sabibeco không chỉ giúp Sabeco mở rộng sản xuất mà còn đưa hãng bia này trở thành doanh nghiệp bia có quy mô sản xuất lớn nhất Việt Nam. Tính tới cuối năm 2023, Sabeco có 26 nhà máy với công suất thiết kế 2,4 tỷ lít/năm.
Với 6 nhà máy bia và tổng công suất 0,6 tỷ lít/năm của Sabibeco, sau khi hoàn thành M&A, thương vụ sẽ giúp nâng tổng công suất của Sabeco lên 3,01 tỷ lít/năm (tăng 25,4% so với công suất hiện tại).
Sabeco 'đốt' tiền cho ngôi vị số 1: Trăm tỷ thâu tóm DN, nghìn tỷ chạy quảng cáo
- Sabeco và Heineken, 2 ‘ông lớn’ giữ thế độc quyền kép trên thị trường bia 15/08/2024 10:00
- Các nguồn thu đều giảm, Sabeco vẫn thu lãi hơn 1.300 tỷ đồng 25/07/2024 06:45
- CEO Sabeco: Muốn thay đổi quy định tỷ lệ nồng độ cồn bằng 0 26/04/2024 09:53
Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.