Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/11 đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 27 diễn ra vào đêm 20/11 (giờ Việt Nam). Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tuyến do Malaysia chủ trì.
Đây là lần thứ hai ông Trump tham dự hội nghị này kể từ năm 2017 tại Đà Nẵng do Việt Nam chủ trì.
Sau ngày bầu cử Mỹ (3/11), ông Donald Trump hiếm khi xuất hiện trước công chúng ngoài 2 cuộc họp báo về bầu cử và cập nhật tình hình Covid-19.
Theo Nhà Trắng, trong bài phát biểu tại hội nghị, Tổng thống Trump "tái khẳng định cam kết của Mỹ trong tiến trình phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 cũng như thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thông qua tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ".
Giới chuyên gia cho rằng ông Trump quyết định tham dự hội nghị APEC năm nay để có thể xuất hiện với tư cách một tổng thống tại nhiệm trong bối cảnh ông đang theo đuổi nhiều cuộc đấu tranh pháp lý liên quan kết quả bầu cử tổng thống vừa qua.
Đại diện Phòng Thương mại Mỹ hôm 16/11 từng bày tỏ lo ngại nước này đang bị tụt lại phía sau, sau khi các nước ASEAN và đối tác đối thoại ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), cũng như sau việc chính quyền Tổng thống Trump rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), sau đổi tên lại thành Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
CTPP có sự tham gia của 11 nước châu Á - Thái Bình Dương, đại diện cho 13,4% GDP toàn cầu. Trong khi đó, RCEP được ký kết vào ngày 15/11 trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 do Việt Nam tổ chức.
Ở động thái liên quan khác, trong bài phát biểu ngày 20/11 tại Hội nghị thượng đỉnh APEC, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc sẽ cân nhắc về ý tưởng tham gia CPTPP.
Nếu tham gia CPTPP, Trung Quốc sẽ là thành viên của 2 hiệp định thương mại tự do lớn nhất khu vực. Trong khi đó, Mỹ đều không tham gia 2 hiệp định này, động thái mà giới quan sát cho rằng có thể tác động tới tầm ảnh hưởng của Washington về vấn đề thương mại tại khu vực.
Bộ Tài chính Trung Quốc ngày 18/11 đã huy động thành công 4 tỷ euro (4,74 tỷ USD) thông qua một vụ chào bán 3 lô trái phiếu chính phủ định danh bằng euro với kỳ hạn 5 năm, 10 năm và 15 năm.
Đợt bán lần này gồm 3 loại. Trái phiếu kỳ hạn 5 năm có lãi suất -0,152%. Loại kỳ hạn 10 năm và 15 năm có lãi suất dương, lần lượt là 0,318% và 0,664%.
Theo Dealogic, đây là lần đầu tiên Trung Quốc bán trái phiếu với mức lãi suất âm. Điều này có nghĩa khi trái phiếu đáo hạn, nhà đầu tư nhận về ít tiền hơn so với số vốn bỏ ra ban đầu.
Nhu cầu lớn xuất phát từ việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh sau khi kiềm chế được đại dịch, và nước này hiếm khi bán trái phiếu niêm yết bằng đồng euro.
Các giám đốc quỹ đầu tư sẵn sàng mua trái phiếu lãi suất âm, một phần vì họ cho rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tiếp tục mua lại trái phiếu. Việc này cho phép họ bán kiếm lời. Trái phiếu chính phủ cũng an toàn và có thanh khoản cao hơn.
Bên cạnh đó, lãi suất trái phiếu Trung Quốc âm nhưng vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư châu Âu, vì còn cao hơn so với nhiều nước khác. Ví dụ, trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm của Đức có lãi suất -0,749% hôm qua.
Gần đây, Trung Quốc rất tích cực tham gia vào thị trường trái phiếu. Tháng 11 năm ngoái, họ bán trái phiếu bằng đồng euro lần đầu tiên kể từ năm 2004. Tháng trước, nước này cũng huy động 6 tỷ USD bằng trái phiếu.
Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga ngày 17/11 đã thông qua lần thứ nhất dự luật trao quyền miễn trừ truy cứu trách nhiệm hình sự trọn đời cho cựu tổng thống.
Cụ thể, dự luật nhằm cho phép các cựu tổng thống không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc hành chính đối với những hành động đã thực hiện khi còn đương nhiệm.
Theo dự luật, sau khi hết nhiệm kỳ, tổng thống Nga sẽ không bị bắt, tạm giữ, khám xét hay truy cứu trách nhiệm hành chính và hình sự.
Chỉ Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga có thể tước quyền miễn trừ của cựu nguyên thủ quốc gia sau khi người này bị Hạ viện buộc tội phản quốc hoặc phạm các tội nghiêm trọng khác. Trong trường hợp phạm các tội nghiêm trọng khác, cần có xác nhận của Tòa án Tối cao.
Cũng trong ngày 17/11, Hạ viện Nga thông qua lần thứ nhất dự luật cho phép cựu tổng thống làm thượng nghị sĩ trọn đời. Vị trí này cũng được hưởng quyền miễn trừ truy tố.
Mỗi dự luật cần thông qua 3 lần trước khi chuyển đến Tổng thống Vladimir Putin ký thành luật.
Cùng ngày, dự luật cho phép Tổng thống Putin tái tranh cử đã được đệ trình lên Hạ viện Nga xem xét thông qua.
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 19/11 tuyên bố thời kỳ cắt giảm ngân sách quốc phòng đã chấm dứt và chính phủ Anh sẽ bổ sung 24,1 tỷ bảng Anh (32 tỷ USD) cho quân đội nước này trong 4 năm tới, mức chi cao hơn 16,5 tỷ bảng Anh (gần 22 tỷ USD) so với cam kết trước đó. Đây là đợt tăng ngân sách quốc phòng lớn nhất của nước này kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Với quyết định này, ngân sách quốc phòng của Anh trong những năm tới sẽ chiếm 2,2% GDP của Vương quốc Anh, cao hơn mức 2% mà Mỹ yêu cầu các nước thành viên NATO thực hiện.
Với tổng ngân sách quốc phòng 4 năm tới là 190 tỷ bảng Anh (trên 252 tỷ USD), Anh cũng sẽ là thành viên có ngân sách quốc phòng lớn nhất châu Âu và thứ 2 trong liên minh quân sự NATO, sau Mỹ.
Bảo vệ cho quyết định tăng ngân sách quốc phòng cao nhất trong gần 30 năm qua, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho rằng, thế giới đang trong bối cảnh nguy hiểm nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh và ông muốn khôi phục hải quân nước này thành lực lượng mạnh nhất châu Âu.
Trọng tâm trong lần tăng ngân sách quốc phòng lần này của Anh sẽ là các đầu tư mạnh cho hải quân. Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố, Anh sẽ khôi phục địa vị là hải quân mạnh nhất châu Âu thông qua kế hoạch đóng mới 12 tàu khu trục, đồng thời phát triển thế hệ tàu chiến mới.
Xem thêm >> Boeing 737 MAX tiếp tục bị ‘đắp chiếu’ tại Trung Quốc dù Mỹ đã dỡ lệnh cấm bay
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.