'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hai năm đại dịch Covid-19 đã mở ra một cơ hội mang tính bước ngoặt trong sự phát triển đối với Fintech ở Việt Nam. Ông Ngô Trung Lĩnh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến Cộng Đồng Việt (VietUnion) cho biết, 2 năm qua, để ứng phó với những khó khăn, rào cản từ dịch Covid-19 nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận khách hàng bằng cách áp dụng chuyển đổi số.
Theo thống kê hàng quý của nền tảng thanh toán Payoo thuộc VietUnion, các lĩnh vực đều có sự chuyển dịch từ thanh toán trực tiếp tại quầy sang thanh toán trực tuyến trong mùa dịch, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục. Tính đến tháng 11/2021, mảng online của giáo dục tăng gấp 10 lần so với tháng 4/2021 - thời điểm trước khi dịch bùng phát.
Khi chuyển sang giai đoạn bình thường mới, ngành F&B và du lịch lại dẫn sóng tăng trưởng. Trong đó, doanh thu ngành F&B tính đến hết quý I/2022 tăng gấp rưỡi so với quý IV/2021. Ngành du lịch quý II/2022 vừa qua cũng tăng trưởng 60% về khối lượng và giá trị giao dịch so với quý trước. Không những thế, các giao dịch về phí dịch vụ công, học phí, viện phí dần dịch chuyển với tốc độ lớn hơn từ tiền mặt sang thanh toán điện tử.
CEO Coolmate Phạm Chí Nhu cho rằng, trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, thị trường đón nhận nhiều sự dịch chuyển. Đặc biệt là người tiêu dùng thay đổi hành vi mua sắm từ trực tiếp sang trực tuyến mạnh mẽ và có chiều sâu hơn. Cùng với sự tăng trưởng của các ngành, dịch Covid-19 cũng thúc đẩy người dân trải nghiệm các phương thức thanh toán mới. Ngoài thanh toán bằng thẻ truyền thống, các hình thức thanh toán bằng mã QR qua ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, thanh toán không tiếp xúc trở nên phổ biến với người dân.
Nếu xét về đối tượng phục vụ, thị trường Fintech tại Việt Nam có thể chia thành hai nhóm.
Nhóm thứ nhất là giải pháp phục vụ nhà đầu tư cá nhân, cung cấp công cụ kỹ thuật số để nâng cao trải nghiệm trong hoạt động thanh toán, vay tiêu dùng, đầu tư. Nhóm thứ hai là các công ty thuộc dạng back-office, hỗ trợ công nghệ cho các định chế tài chính, tổ chức phát hành, đại lý phân phối.
Xét về sản phẩm, hệ sinh thái Fintech ở Việt Nam có thể chia ra thành nhiều phân khúc như: thanh toán (Payoo, MoMo, Moca, ZaloPay, VNPay), ngân hàng số (YOLO, Timo, Cake), cho vay ngang hàng (Tima, Trust Circle, Vay mượn), gọi vốn cộng đồng (FundStart, Comicola, Betado), đầu tư và quản lý tài sản (Finhay, Money Lover, Infina), công nghệ bảo hiểm (Inso, Papaya, Opes), blockchain (TomoChain, Kyber Network, Liquid), POS (Sapo, KiotViet, iPOS.vn)… Trong đó, mảng thanh toán có tỷ trọng lớn nhất, chiếm 31% trên tổng số công ty Fintech. Tính đến tháng 10/2020, Việt Nam có 39 nhà cung cấp dịch vụ thanh toán được cấp phép với 5 ví điện tử lớn là MoMo, Payoo, Moca, ZaloPay và ViettelPay.
Theo phân tích từ Robocash Group, thị trường Fintech tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ xếp sau Singapore. Số lượng công ty Fintech tăng gấp 4 lần từ cuối năm 2015 (39 công ty) đến cuối năm 2021 (154 công ty). Trong đó, hơn 70% là công ty khởi nghiệp, theo báo cáo thị trường Fintech Việt Nam 2021.
Báo cáo của nền tảng ngân hàng đám mây SaaS Mambu cũng chỉ ra 85% người dùng ngân hàng Việt Nam có xu hướng sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến và kỹ thuật số nhiều hơn. Trong 5 năm tới, thanh toán quẹt thẻ qua di động (Mobile POS payment) dự kiến tăng trưởng 17% (33,8 triệu người), chuyển tiền kỹ thuật số là 25% (13,3 triệu người), thương mại điện tử đạt 56% (21,9 triệu người) và toàn ngành công nghiệp thanh toán kỹ thuật số tăng trưởng 29 % (69,1 triệu người).
Đại diện VietUnion nhận định Việt Nam là thị trường tiềm năng để Fintech phát triển. Việt Nam sở hữu nhiều yếu tố then chốt để phát triển thanh toán điện tử, ví dụ như có quy định rõ ràng, có chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư, chính sách thúc đẩy thị trường. Việt Nam cũng có hạ tầng viễn thông đáp ứng tốt cho việc thúc đẩy thanh toán không tiền mặt rộng khắp toàn quốc, tạo nền tảng chuyển đổi số. Hơn nữa, tỷ lệ sở hữu điện thoại di động có kết nối 3G, 4G ở Việt Nam khá cao trong khi thị trường thanh toán vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Với quy mô 90 triệu dân và lượng giao dịch thanh toán bằng tiền mặt còn lớn thì dư địa cho thanh toán điện tử phát triển ở Việt Nam là rất dồi dào.
Tuy nhiên, ông Lĩnh cho rằng, Fintech là lĩnh vực lai ghép giữa công nghệ và tài chính. Công nghệ đại diện cho sự nhanh, mới, hiện đại nên áp lực thị trường lớn, buộc doanh nghiệp phải “chuyển mình” nhanh. Song, tài chính lại rất truyền thống, đòi hỏi tính an toàn, chắc chắn cao vì liên quan đến tiền bạc. Do đó, Fintech vừa phải phát triển một cách nhanh chóng, vừa phải đáp ứng kịp xu hướng của xã hội, vừa phải đảm bảo tính an ninh, an toàn.
Theo ông Lĩnh, thời gian qua, Chính phủ đã xây dựng và cập nhật hành lang pháp lý, tạo những khuôn khổ để doanh nghiệp trong ngành phát triển. Thông thường, Chính phủ có những góc nhìn an toàn, cẩn trọng trong hoạch định các chính sách về tài chính, trong khi các doanh nghiệp được cho là có góc nhìn mạo hiểm hơn.
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cũng đồng quan điểm, thị trường Fintech phát triển khá nhanh ở Việt Nam. Thị trường càng linh hoạt thì nhiều dịch vụ, loại hình tài chính mới sẽ ra đời, giúp thúc đẩy nền kinh tế. Song, để hoạt động diễn ra an toàn, minh bạch, đảm bảo đúng pháp luật thì các cơ quan quản lý phải đưa ra các chính sách kịp thời. “Trước sự bùng nổ mạnh mẽ của Fintech trong thời gian qua, các chính sách của chúng ta dường như không theo kịp. Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần vào cuộc kịp thời để đưa ra những khung pháp lý, giải pháp phù hợp để thị trường đi vào nề nếp và phát triển”, vị chuyên gia nói.
Để thị trường Fintech phát triển trong tương lai, đại diện VietUnion cũng cho rằng cần có sự thông hiểu từ 2 phía, cần tích cực đối thoại, quan sát thị trường thế giới, học tập những quốc gia lân cận và các quốc gia phát triển để đưa ra giải pháp phù hợp với thị trường. Trong đó, Chính phủ đóng vai trò là cầu nối, tạo các sân chơi để doanh nghiệp Fintech cùng mạnh dạn kết hợp và đưa ra những giải pháp tốt hơn, ăn ý hơn. Nếu thực hiện được, người dân sẽ được hưởng các dịch vụ hiện đại, doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và hoạt động hiệu quả, hơn thế nữa là thị trường Fintech phát triển đồng bộ và toàn diện.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.