Thu phí vào nội đô: Gây ùn tắc, tạo gánh nặng cho nền cho kinh tế

Quang Đại - 01/11/2021 20:29 (GMT+7)

Việc tổ chức thu phí vào nội thành thủ đô Hà Nội và TP. HCM nếu triển khai thực hiện sẽ phát sinh nhiều bất cập, tạo ra gánh nặng chi phí cho người dân, doanh nghiệp.

VNF
Nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến (Hà Nội), khu vực được lên danh sách để lập trạm thu phí vào nội đô. Ảnh: Phạm Đông

Hà Nội và TP. HCM cùng nhau trình phương án thu phí ô tô vào trung tâm. Mục tiêu chung của cả hai thành phố đều hướng đến việc thông qua thu phí sẽ giảm lượng xe cá nhân trong nội đô, giảm ách tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường.  

Thông tin nói trên gặp phản ứng của giới chuyên gia cũng như dư luận xã hội, hầu hết đều không đồng tình. Bên cạnh những bất cập mà các chuyên gia đã nêu, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức thu phí vào nội thành thủ đô Hà Nội và TP. HCM nếu triển khai sẽ tạo ra rất nhiều hệ lụy.

Thứ nhất, với “ma trận” trạm thu phí dày đặc, sẽ tạo ra các rào cản, tiềm ẩn nguy cơ ùn tắc giao thông tại các điểm thu phí này, đặc biệt trong trường hợp trạm thu phí phát sinh trục trặc về kĩ thuật.

Thứ hai, trong điều kiện dịch bệnh hoành hành, nhiều doanh nghiệp phá sản, đa số người dân gặp khó khăn, giá xăng dầu liên tục tăng cao, việc phải đóng thêm phí khi đi vào nội thành sẽ làm doanh nghiệp và người dân thêm khó khăn, góp phần làm giảm chất lượng cuộc sống người dân, tăng chi phí doanh nghiệp, tăng lạm phát.

Trong thời điểm dịch bệnh và hậu dịch bệnh còn nhiều khó khăn, kinh tế đang trên đà hồi phục, việc tăng thêm các khoản thu từ người dân và doanh nghiệp là cần hết sức cân nhắc, xem xét.

Thứ ba, việc đi lại của người dân là nhu cầu chính đáng. Công dân có quyền tự do đi lại. Việc tổ chức thu phí vào nội thành tại thành phố Hà Nội và TP. HCM đã dựng lên một “rào cản kĩ thuật”, hạn chế quyền tự do đi lại của công dân.

Thứ tư, cần tính toán sau khi áp dụng biện pháp thu phí, sẽ hạn chế được bao nhiêu phần trăm các phương tiện ô tô cá nhân vào nội thành Hà Nội và TP. HCM.

Thực tế người dân có nhu cầu mới đi vào nội thành, cho nên dù có thu phí, họ vẫn đi. Có thể sau khi phải nộp phí, người dân sẽ tính toán, sắp xếp lại kế hoạch để giảm số lần ra vào. Con số giảm là có, nhưng chưa biết cụ thể và chắc chắn không thể có sự giảm sút đột ngột.

Người dân đi vào nội thành để học hành, chữa bệnh, mua bán, giao dịch, vui chơi giải trí...đều có đóng góp cho sự tăng trưởng của kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân, doanh nghiệp và doanh thu cho nền kinh tế địa phương. Do đó, việc hạn chế người dân đi vào nội thành cũng góp phần làm suy giảm sự phát triển kinh tế.

Tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TP. HCM là rất nghiêm trọng và gây nhiều hệ lụy, tuy nhiên cần nghiên cứu các giải pháp khoa học và khả thi, không nên vội vàng áp dụng biện pháp thu phí tạo thêm gánh nặng cho nền kinh tế và không bảo đảm sẽ đạt mục tiêu.

Theo LĐO
Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.