Ứng dụng AI tạo sinh: Trung Quốc ‘đi trước đáng kể’ với phần còn lại của thế giới

Hải Đăng - 10/07/2024 13:10 (GMT+7)

(VNF) - Một cuộc khảo sát mới đây chỉ ra Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới trong việc áp dụng AI tạo sinh (GenAI), đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy quốc gia này đang có những bước tiến trong công nghệ đã thu hút sự chú ý trên toàn cầu thời gian qua.

Trong một cuộc khảo sát 1.600 người ra quyết định trong các ngành công nghiệp trên toàn thế giới do công ty phần mềm phân tích và AI của Mỹ SAS và Coleman Parkes Research thực hiện, 83% số người Trung Quốc được hỏi cho biết họ đã sử dụng AI tạo sinh, công nghệ hỗ trợ ChatGPT.

Con số này cao hơn 16 quốc gia và khu vực khác trong cuộc khảo sát, bao gồm cả Mỹ, nơi 65% số người được hỏi cho biết họ đã áp dụng GenAI. Trong khi đó, mức trung bình toàn cầu là 54%.

Thượng Hải gần đây đã đăng cai Hội nghị Trí tuệ nhân tạo thế giới, cũng là hội nghị AI lớn nhất Trung Quốc. (Ảnh: VCG/GETTY IMAGES)

Các ngành được khảo sát bao gồm ngân hàng, bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, viễn thông, sản xuất, bán lẻ và năng lượng.

Kết quả này nhấn mạnh sự tiến bộ nhanh chóng của Trung Quốc trong lĩnh vực AI tạo sinh, lĩnh vực này đã đạt được đà phát triển sau khi OpenAI được Microsoft hậu thuẫn phát hành ChatGPT vào tháng 11/2022, thúc đẩy hàng chục công ty Trung Quốc tung ra phiên bản riêng của họ.

Trong khi nhiều nhà cung cấp dịch vụ AI tạo sinh quốc tế hàng đầu, bao gồm OpenAI, đang phải đối mặt với sự hạn chế ở Trung Quốc, quốc gia này đã phát triển một ngành công nghiệp trong nước mạnh mẽ, với các dịch vụ từ những gã khổng lồ công nghệ như ByteDance đến các công ty khởi nghiệp như Zhipu.

Việc áp dụng AI tạo sinh của doanh nghiệp tại Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tăng tốc vì cuộc chiến giá cả có thể sẽ làm giảm thêm chi phí cho các dịch vụ mô hình ngôn ngữ lớn dành cho doanh nghiệp.

Báo cáo của SAS cũng cho biết Trung Quốc dẫn đầu thế giới về giám sát tự động liên tục (CAM), được mô tả là "một trường hợp sử dụng gây tranh cãi nhưng được triển khai rộng rãi cho các công cụ AI tạo sinh".

Ông Udo Sglavo, phó chủ tịch AI ứng dụng và mô hình hóa tại SAS, cho biết công nghệ này có thể thu thập và phân tích lượng lớn dữ liệu về hoạt động, hành vi và giao tiếp của người dùng, điều này có thể dẫn đến vi phạm quyền riêng tư vì họ không biết dữ liệu đang được thu thập bao nhiêu hoặc dữ liệu đó được sử dụng như thế nào.

Cũng theo ông Sglavo, các thuật toán và quy trình được sử dụng trong CAM thường là độc quyền và không minh bạch. Điều này có thể gây khó khăn cho việc buộc các thực thể sử dụng CAM phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng sai mục đích.

"Những tiến bộ của Trung Quốc trong CAM góp phần vào chiến lược rộng lớn hơn của nước này nhằm trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về công nghệ trí tuệ nhân tạo và giám sát", ông Sglavo nhận định.

Dẫn đầu thế giới về hồ sơ bằng sáng chế AI tạo sinh

Tuần trước, một báo cáo từ Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) của Liên hợp quốc cho thấy Trung Quốc đang dẫn đầu cuộc đua cấp bằng sáng chế GenAI.

Theo WIPO, trong thập kỷ qua, trên toàn thế giới có hơn 50.000 đơn xin cấp bằng sáng chế về công nghệ AI tạo sinh, như khả năng tạo văn bản, hình ảnh, mã máy tính, âm nhạc. Trong đó, khoảng 25% hồ sơ đã được nộp chỉ riêng vào năm 2023.

Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu với hơn 38.000 hồ sơ phát minh về AI tạo sinh trong giai đoạn từ 2014 đến 2023, gấp 6 lần so với so với 6.276 của Mỹ trong cùng thời kỳ.

Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ lần lượt đứng ở vị trí thứ ba, thứ tư và thứ năm với 4.155, 3.409 và 1.350 đơn xin cấp bằng sáng chế. Đặc biệt, Ấn Độ có tốc độ tăng trưởng hàng năm cao nhất, đạt 56%, cho thấy sự phát triển nhanh chóng và tiềm năng của quốc gia này trong lĩnh vực AI.

Xét về doanh nghiệp, ByteDance, công ty sở hữu TikTok, có nhiều đơn xin cấp bằng sáng chế nhất, tiếp theo là gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba Group và Microsoft, công ty hậu thuẫn cho OpenAI.

Các công ty Trung Quốc như Tencent, Bảo hiểm Ping An, Baidu và Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc chiếm ưu thế trong danh sách các công ty nộp đơn xin cấp bằng sáng chế GenAI hàng đầu. Các công ty quốc tế như IBM, Alphabet (công ty mẹ của Google) cũng nổi bật trong top 10.

Theo Reuters
Trung Quốc 'trả đũa' châu Âu: Nhắm tới rượu mạnh, nông sản, hàng không

Trung Quốc 'trả đũa' châu Âu: Nhắm tới rượu mạnh, nông sản, hàng không

Tài chính quốc tế
(VNF) - Theo các nhà phân tích của Bank of America, Trung Quốc có thể giáng đòn trả đũa nhắm tới hàng nông sản, rượu mạnh, hàng không và ô tô có động cơ lớn của châu Âu nhằm đáp trả việc Liên minh châu Âu (EU) áp thuế cao lên xe điện của nước này.
Cùng chuyên mục
'Có những doanh nghiệp sử dụng tới 2 - 3 sổ kế toán'

'Có những doanh nghiệp sử dụng tới 2 - 3 sổ kế toán'

(VNF) - Theo VINASME, các doanh nghiệp SMEs hiện gặp khó khăn cả về tiếp cận vốn tín dụng và tín chấp. Nguyên nhân chủ yếu là do các dự án có tính khả thi thấp, báo cáo tài chính còn thiếu tin cậy.

Loạt DN bất động sản làm ông chủ lớn ngân hàng Việt

Loạt DN bất động sản làm ông chủ lớn ngân hàng Việt

(VNF) - Danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ của các ngân hàng đã hé lộ nhiều đại gia trong ngành bất động sản. Các chuyên gia cho rằng, việc này có thể phát sinh rủi ro quản trị hoạt động ngân hàng.

Khu 'phố đi bộ' 1.500 tỷ TP.Việt Trì, liệu có về đích đúng hẹn?

Khu 'phố đi bộ' 1.500 tỷ TP.Việt Trì, liệu có về đích đúng hẹn?

(VNF) - Dự án Phố đi bộ - Khu nhà ở đô thị Tiên Cát là khu đô thị có kiến trúc độc đáo tại phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng.

Quảng Ninh: Thiệt hại khoảng 1 tỷ USD do bão YAGI

Quảng Ninh: Thiệt hại khoảng 1 tỷ USD do bão YAGI

(VNF) - Tại Quảng Ninh, Bão YAGI đã làm hơn 102.000 nhà bị tốc mái; 251 nhà bị đổ sập; hơn 4.900 nhà bị ngập, sạt lở; tổng thiệt hại là khoảng 23.770 tỷ.

 Vợ ông Nguyễn Thiện Tuấn thừa kế tài sản 450 tỷ, Chủ tịch HUD làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng

Vợ ông Nguyễn Thiện Tuấn thừa kế tài sản 450 tỷ, Chủ tịch HUD làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng

(VNF) - Vợ cố Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Thiện Tuấn nhận thừa kế cổ phiếu trị giá 450 tỷ, bà Đặng Huỳnh Ức My muốn thoái sạch vốn khỏi TTC Land, Chủ tịch HUD Nguyễn Việt Hùng làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Từ thiện quá kín tiếng, khoản quyên góp 10 triệu USD của một tỷ phú bị nhầm thành ‘thư rác’

Từ thiện quá kín tiếng, khoản quyên góp 10 triệu USD của một tỷ phú bị nhầm thành ‘thư rác’

(VNF) - Nổi tiếng là một nhà từ thiện kín tiếng, vợ cũ của tỷ phú Jeff Bezos, bà MacKenzie Scott vừa gặp một tình huống “dở khóc dở cười” khi khoản quyên góp 10 triệu USD của mình bị nhân viên đơn vị nhận tài trợ nhầm tưởng thành “thư rác”.

Cô Tô gượng dậy sau bão: VietnamFinance góp tay lợp lại mái nhà, sửa sang phòng học

Cô Tô gượng dậy sau bão: VietnamFinance góp tay lợp lại mái nhà, sửa sang phòng học

(VNF) - Sau gần 1 tuần cơn bão số 3 (Yagi) quét qua, huyện đảo Cô Tô, Quảng Ninh hoang tàn, nhà cửa, trường học tốc mái, cây cối đổ ngổn ngang... Ngày 14/9, Đoàn công tác xã hội của Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance đã có mặt ở Cô Tô, mang tấm lòng của CBNV và sự ủng hộ của các DN, mạnh thường quân... góp tay lợp lại mái nhà, sửa sang trường học nơi đây.

Bão Yagi lớn nhất 30 năm qua, gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ

Bão Yagi lớn nhất 30 năm qua, gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ

(VNF) - Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thiệt hại do Bão số 3 gây ra khoảng 40 nghìn tỷ đồng, ước giảm khoảng 0,15% GDP năm 2024.

'Xanh hóa' doanh nghiệp: Bài toán không của riêng ai

'Xanh hóa' doanh nghiệp: Bài toán không của riêng ai

(VNF) - Những khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình "xanh hóa" sẽ không được giải quyết chỉ với cố gắng đơn phương từ doanh nghiệp.

Tín dụng đen 'vươn vòi bạch tuộc', tin đồn cuộc gọi lạ chiếm tài khoản sau 3 giây

Tín dụng đen 'vươn vòi bạch tuộc', tin đồn cuộc gọi lạ chiếm tài khoản sau 3 giây

(VNF) - Ngân hàng giảm lãi vay cho khách hàng vùng bão lũ; tín dụng đen vẫn 'vươn vòi bạch tuộc' siết cổ người vay; tin đồn chiếm tài khoản sau 3 giây bằng cuộc gọi lạ... là những điểm nhấn quan trọng trong tuần qua.