Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong quý, doanh thu tài chính đạt 30 tỷ đồng, giảm 44%, do không còn lãi chuyển nhượng khoản đầu tư như năm trước. Ngoài ra, công ty cũng có lãi 7 tỷ đồng trong công ty liên doanh, liên kết.
Tuy nhiên, các loại chi phí của VPI đã tăng rất mãnh liệt trong quý này, như: chi phí bán hàng tăng 4,8 lần (đạt 92 tỷ đồng), chi phí quản lý tăng 50% (đạt 57 tỷ đồng) và nhất là chi phí tài chính tăng 6,2 lần (đạt 150 tỷ đồng).
Kết quả là lãi trước thuế chỉ đạt 178 tỷ đồng, giảm 33% và lãi sau thuế chỉ đạt 109 tỷ đồng, giảm 50% so với cùng kỳ năm trước.
Không chỉ đi lùi so với cùng kỳ, kết quả kinh doanh quý II/2023 cũng thụt lùi so với quý liền kề trước đó, cụ thể: doanh thu giảm 23% và lãi sau thuế giảm 64%.
Mặc dù quý II suy giảm, nhưng nhờ quý I khá tốt nên lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của VPI vẫn tăng 41% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.527 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp đạt 1.066 tỷ đồng, tăng 2,4 lần.
Với lợi nhuận gộp lớn, VPI dư sức “cân” đà tăng của các loại chi phí (chi phí tài chính 277 tỷ đồng, tăng 3,9 lần; chi phí bán hàng 178 tỷ đồng, tăng 3,2 lần; chi phí quản lý 115 tỷ đồng, tăng 55%) để đảm bảo lợi nhuận vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ.
Kết 6 tháng đầu năm, VPI có lãi trước thuế 577 tỷ đồng, tăng 66% và lãi sau thuế 414 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2023, VPI đặt mục tiêu doanh thu 2.200 tỷ đồng, lãi sau thuế 550 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc nửa đầu năm, công ty đã hoàn thành 69,4% mục tiêu doanh thu và 75,2% mục tiêu lãi sau thuế.
Tại ngày 30/6/2023, tổng tài sản của VPI đạt 11.033 tỷ đồng, giảm 63 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, quy mô vốn bằng tiền đạt 248 tỷ đồng, giảm 53%. Các khoản phải thu ngắn hạn đạt 2.422 tỷ đồng, giảm 3,6%, còn các khoản phải thu dài hạn gần như không đổi, ở mức 516 tỷ đồng.
Hàng tồn kho đến hết tháng 6/2023 tăng 3,3% so với đầu năm, đạt 1.900 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại các dự án, gồm: The Terra Bắc Giang 1.295 tỷ đồng, Song Khê – Nội Hoàng 185 tỷ đồng… Ngoài ra, 148 tỷ đồng khác là tồn kho thành phẩm bất động sản, tập trung ở: dự án Vlasta Sầm Sơn 106 tỷ đồng, dự án Grandeur Palace Giảng Võ 22 tỷ đồng, dự án The Terra Hào Nam 14 tỷ đồng.
Đáng kể, VPI có 2.665 tỷ đồng là tài sản dở dang dài hạn, tăng 18 tỷ đồng so với đầu năm. Trong số này, dự án xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa có giá trị 1.826 tỷ đồng, chỉ tăng thêm 4 tỷ đồng so với đầu năm. Các dự án khác cũng nhúc nhích nhẹ: Cồn Khương – Cần Thơ (306 tỷ đồng, tăng 2 tỷ đồng), Vlasta Sầm Sơn (237 tỷ đồng, tăng 9 tỷ đồng), Lộc Bình – Thừa Thiên Huế (129 tỷ đồng, tăng 10 tỷ đồng), Grandeur Palace Mỹ Đình (72 tỷ đồng, tăng hơn 700 triệu đồng)…
Như vậy, tổng cộng VPI có hơn 7.500 tỷ đồng, tương đương 68% tổng tài sản, đang nằm ở các khoản phải thu, tồn kho và tài sản dở dang dài hạn.
Về nguồn vốn, nợ phải trả của VPI tại ngày 30/6/2023 đạt 7.103 tỷ đồng, giảm 3% so với đầu năm. Đáng chú ý trong cơ cấu nợ phải trả là khoản “người mua trả tiền trước ngắn hạn” giảm 26%, còn 428 tỷ đồng, tập trung tại các dự án: Vlasta Sầm Sơn 244 tỷ đồng, The Terra Bắc Giang 177 tỷ đồng… Trong khi đó, nợ vay đạt 4.042 tỷ đồng, tăng thêm. 77 tỷ đồng.
Với vốn chủ sở hữu 3.930 tỷ đồng, tăng 4,5% so với đầu năm, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của VPI là 1,8 lần.
Về dòng tiền, dòng tiền kinh doanh 6 tháng của VPI âm 199 tỷ đồng, chủ yếu do tăng các khoản phải thu (195 tỷ đồng), giảm các khoản phải trả (434 tỷ đồng), chi trả lãi vay (172 tỷ đồng)…
Dòng tiền đầu tư dương 107 tỷ đồng, do công ty tăng cường thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của đơn vị khác cũng như thu về lãi vay, cổ tức, lợi nhuận được chia.
Đáng chú ý là quy mô dòng tiền đi vay đã giảm rất mạnh so với cùng kỳ, giảm tới 85%, chỉ còn 242 tỷ đồng.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.