'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
- Với 10 năm làm Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài, xin ông đánh giá những thành quả chủ yếu trong 30 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam?
Ông Võ Hồng Phúc: Tôi có may mắn được làm việc ở Bộ Kế hoạch Đầu tư khá lâu, nên đã có điều kiện để theo dõi hoạt động đầu tư nước ngoài ngay từ đầu khi chúng ta ban hành Luật Đầu tư nước ngoài vào năm 1987 cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ Bộ trưởng.
Lúc đầu, chưa có cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài riêng nên Bộ Kinh tế đối ngoại theo dõi đầu tư nước ngoài. Phải đến khi thành lập Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (SCCI) vào tháng 3/1989 thì cơ quan này là đầu mối quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài.
Thời kỳ đầu, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chưa nhiều, mãi tới những năm 90 mới tăng lên đáng kể. Trong thời kỳ Mỹ cấm vận không ai muốn vào Việt Nam. Có một số ít nhà đầu tư Singapore, Đài Loan, Hồng Kông quan tâm còn những nhà đầu tư lớn thì họ không vào, nếu có thì phải thông qua công ty được lập tại nước khác.
Từ thập kỷ 90, đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Nói về cái được của đầu tư nước ngoài, tôi muốn nhấn mạnh đến thứ nhất là kinh nghiệm quản lý và công nghệ, Thứ hai là nguồn vốn đầu tư và gia tăng năng lực sản xuất, xuất khẩu. Thứ ba, đầu tư nước ngoài đã góp phần đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ doanh nghiệp, công nhân kỹ thuật. Thứ tư là đóng góp vào nguồn thu ngân sách cũng như góp phần cân bằng cán cân thương mại.
Từ những đóng góp nói trên, đầu tư nước ngoài đã trở thành một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
- Còn đâu là điều ông chưa hài lòng?
Liên quan đến FDI, điều làm tôi thấm thía nhất là cuối năm 1993 khi tôi sang Singapore với tư cách là đặc phái viên của Thủ tướng Võ Văn Kiệt để gặp Thủ tướng Lý Quang Diệu. Ông đã hỏi rất nhiều về kinh tế Việt Nam, trong đó câu hỏi đầu tiên là về đầu tư nước ngoài, có bao nhiêu nước đầu tư vào Việt Nam, những nước nào đứng đầu?
Hồi đó đầu tư lớn nhất vào nước ta là Đài Loan, thứ hai là Hồng Kong, thứ ba là Singapore. Ông Lý Quang Diệu hỏi tôi, còn nước Anh thế nào, nước Đức thế nào, nước Mỹ thế nào? Và ông nói rằng, chỉ khi nào thu hút được vốn đầu tư từ những nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật thì mới thực sự đáng quý. Cho đến nay, cái chưa được là đầu tư từ các nước phát triển có nền công nghiệp tiên tiến vẫn còn quá ít.
Thứ hai là quản lý các doanh nghiệp FDI chưa chặt chẽ, trong một số doanh nghiệp liên doanh trình độ quản lý của bên Việt Nam còn thấp, nhiều liên doanh thất bại hoặc bị bên nước ngoài chi phối bằng cách tăng vốn dần, hoạch toán lỗ để buộc bên Việt Nam rút lui dần. phần vốn góp của Việt Nam chủ yếu là đất đai, tiền chỉ là một phần nhỏ thôi, đất đai là vốn quý thì lại biến thành con số không. Đó là cái chưa được về năng lực quản lý.
Thứ ba là hiệu quả đối với một số dự án lớn cũng cần phải xem lại, chẳng hạn như sự chuyển giá của một số doanh nghiệp FDI, dù đã biết nhưng chưa khắc phục được.
Thứ tư là vấn đề bảo vệ môi trường. các sự cố về môi trường như là Vedan đối với sông Thị Vải, Formosa gây ra sự cố môi trường biển ở miền Trung là những bài học lớn trong quá trình thu hút FDI.
Ngoài ra, cơ cấu của đầu tư chưa hợp lý. Một số ngành công nghiệp quan trọng như công nghiệp ô tô ta muốn đầu tư nhưng hoàn toàn thất bại do thị trường ô tô của Việt Nam nhỏ, lại có nhiều nhà đầu tư vào nên chia nhỏ thị phần, họ đầu tư không bài bản, không đầu tư vào công nghệ.
- Như ông đã nói, trong thời kỳ đầu nước ta gặp khó khăn về chọn đối tác, nhưng cho đến sau khi Mỹ bỏ cấm vận và ta gia nhập vào ASEAN, đầu tư của các nước G7 trong đó có Mỹ thì vẫn còn hạn chế. Vậy theo ông đâu là nguyên nhân?
Thứ nhất là do luật pháp chưa minh bạch, thủ tục hành chính còn rườm rà và tệ tham nhũng. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, tham nhũng là yếu tố quan trọng cản trở đầu tư của các nước phát triển, bởi vì các nước như Mỹ, EU, không có loại chi phí "bôi trơn" như một số nước đang phát triển ở khu vực châu Á.
Tôi nhớ mãi lời khuyên của Thủ tướng Lý Quang Diệu là để thu hút vốn của các nhà đầu tư từ các nước phát triển, vấn đề quan trọng phải giải quyết là chi phí "bôi trơn". Trong hai nhiệm kỳ làm Bộ trưởng, nhiều nhà đầu tư lớn khi gặp tôi đã than vãn về chuyện đó, làm họ chán nản bỏ đi.
Thứ hai là sự không thống nhất của các Bộ, ban, ngành cho đến địa phương dẫn đến việc giải quyết các thủ tục đầu tư quá phiền hà. Chẳng hạn như việc cấp phép cho các liên doanh ô tô đã bị tác động bởi các quyền lực khác nhau dẫn đến việc chấp nhận tới 14 công ty ô tô tại Việt Nam, làm cho thị trường vốn đã nhỏ càng bị chia nhỏ, cuối cùng là thất bại.
Một ví dụ khác là về lọc dầu. Dự án nhà máy lọc dầu đầu tiên dự định đặt tại Vũng Tàu đã được nhiều nhà đầu tư châu Âu, Nhật Bản quan tâm. Sau khi chọn thầu cuối cùng đã quyết định chọn Total (Pháp) liên doanh với Petro Vietnam. Sau đó, do ta thay đổi địa điểm thực hiện dự án từ Vũng Tàu về Văn Phong (Nha Trang) và sau đó là về Dung Quất nên Total đã không tham gia liên doanh vì không có lãi.
Tiếp đó, công ty của Nga "nhảy" vào nhưng cũng không thể tiến hành được nên Petro Vietnam tự làm lấy. Từ ý này có thể rút ra bài học về lựa chọn nhà đầu tư, ta nói ta tự làm được, nhưng thực tế cho thấy hiện nay hiệu quả của Nhà máy lọc dầu Dung Quất rất thấp.
- Gần đây báo chí kể cả các cơ quan báo chí chính thống cũng cho đăng tải phát biểu của một số chuyên gia kinh tế, có người cho rằng FDI đang chèn ép khu vực trong nước. Quan điểm của ông về vấn đề này?
Theo tôi, nói như vậy là không chính xác. Chủ trương của ta là chủ động hội nhập quốc tế và khi hội nhập phải chấp nhận cạnh tranh, hệ thống luật pháp của nước ta đang hướng tới một nền kinh tế hội nhập và mở cửa thị trường.
Hiện nay các quy định pháp luật về đầu tư trong và ngoài nước đều như nhau, ngoại trừ các lĩnh vực không thu hút hoặc hạn chế FDI có danh mục rõ ràng. Còn ưu đãi đầu tư áp dụng theo ngành nghề, lĩnh vực đầu tư , không phân biệt trong nước hay nước ngoài.
Đã hội nhập mở cửa thì chúng ta phải chấp nhận cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với nhau, các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cũng cạnh tranh với nhau, những người nào có năng lực cạnh tranh thì sẽ tồn tại.
Cho nên không thể đổ lỗi cho nước ngoài chèn ép, mà phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Đó là điều tất yếu, không thể loại bỏ được.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.