Bất ngờ bị Pháp bắt giữ, CEO Telegram chỉ trích ‘sai lầm’
(VNF) - Nhà sáng lập và CEO của nền tảng mạng xã hội Telegram cho biết chính quyền Pháp đang đặt sự đổi mới vào vòng nguy hiểm trong bình luận công khai đầu tiên kể từ khi ông bị bắt giữ.
"Cách tiếp cận sai lầm"
Trong bình luận công khai đầu tiên kể từ khi bị bắt, CEO Telegram Pavel Durov đã chỉ trích chính quyền Pháp vì đã truy tố ông với những cáo buộc hình sự "sai lầm" thay vì trình bày mối quan ngại của họ với công ty.
Trong bài đăng trên Telegram ngày 5/9, ông Durov cho biết ông "rất ngạc nhiên" khi biết rằng mình có thể phải chịu trách nhiệm cá nhân về các hoạt động bất hợp pháp do những việc người khác thực hiện trên nền tảng mạng xã hội và nhắn tin Telegram.
“Nếu một quốc gia không hài lòng với một dịch vụ Internet nào đó, thông lệ thường thấy là sẽ khởi kiện chính dịch vụ đó. Sử dụng luật pháp từ thời kỳ trước khi có điện thoại thông minh để buộc tội một CEO về tội do bên thứ ba gây ra trên nền tảng mà người ấy quản lý là một cách tiếp cận sai lầm”, doanh nhân công nghệ nhấn mạnh thêm.
CEO Durov cho biết Telegram có một đại diện chính thức tại Liên minh châu Âu (EU) sử dụng địa chỉ email công khai và chính quyền Pháp có "nhiều cách" để liên lạc trực tiếp với ông. Ông cho biết cách xử lý vụ việc của Pháp có nguy cơ kìm hãm sự đổi mới trong công nghệ.
“Xây dựng công nghệ đã đủ khó rồi. Không một nhà sáng tạo nào xây dựng các công cụ mới nếu họ biết rằng họ có thể phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc lạm dụng tiềm ẩn các công cụ đó”, vị tỷ phú công nghệ nhấn mạnh thêm.
Ông Durov cũng phản đối những ý kiến cho rằng Telegram là "thiên đường của sự hỗn loạn". “Chúng tôi xóa hàng triệu bài đăng và kênh có hại mỗi ngày”, ông cho hay.
Tuy nhiên, vị CEO thừa nhận rằng có nhiều ý kiến cho rằng nỗ lực của Telegram là “chưa đủ”. “Việc số lượng người dùng Telegram tăng đột ngột lên 950 triệu người đã gây ra những khó khăn khiến tội phạm dễ dàng lạm dụng nền tảng của chúng tôi hơn”, ông viết.
“Đó là lý do tại sao tôi đặt mục tiêu cá nhân của mình là đảm bảo khắc phục được những hạn chế này. Chúng tôi đã bắt đầu quá trình đó trong nội bộ và tôi sẽ sớm chia sẻ thêm chi tiết về tiến trình của chúng tôi với các bạn”, ông Durov tuyên bố.
Bùng nổ những cuộc tranh luận âm ỉ
Chính quyền Pháp đã bắt giữ ông Durov vào tháng trước trong khuôn khổ cuộc điều tra về hoạt động tội phạm trên Telegram và cáo buộc nền tảng này không hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật.
Tuần trước, các nhà chức trách tư pháp đã chính thức điều tra nhà sáng lập công nghệ 39 tuổi này về 12 cáo buộc, bao gồm cung cấp dịch vụ mã hoá cho tội phạm và đồng lõa trong việc điều hành một nền tảng trực tuyến cho phép giao dịch bất hợp pháp, hình ảnh lạm dụng tình dục trẻ em, buôn bán ma túy và gian lận.
Việc bắt giữ và truy tố ông Durov đã làm bùng nổ những cuộc tranh luận âm ỉ từ lâu về sự cân bằng giữa quyền tự do ngôn luận, quyền riêng tư và việc kiểm soát tác hại trực tuyến.
Trong khi Telegram nhận được sự hoan nghênh từ các nhóm tự do ngôn luận và cho phép liên lạc riêng tư ở các quốc gia có chế độ hạn chế, những người chỉ trích lại cho rằng nó đã trở thành nơi ẩn náu an toàn cho những người điều phối các hoạt động bất hợp pháp - bao gồm cả những kẻ khủng bố đã lên kế hoạch cho các cuộc tấn công khủng bố ở Paris vào tháng 11/2015.
Những người sáng lập công nghệ và những người ủng hộ quyền tự do Internet, bao gồm chủ sở hữu X Elon Musk và ông Edward Snowden, đã lên án vụ án, coi đây là mối đe dọa đối với quyền tự do ngôn luận.
Ông Musk đã đăng thông điệp “#FreePavel” (kêu gọi trả tự do cho ông Pavel Durov) trên nền tảng mạng xã hội X của mình cùng với một video của Durov trong chương trình của Tucker Carlson, trong đó nhà sáng lập Telegram đã ca ngợi X vì phong cách kiểm duyệt cởi mở hơn dưới thời tỷ phú Elon Musk.
“Pháp vừa bắt giữ Pavel Durov, người sáng lập & CEO của nền tảng Telegram được mã hóa, không bị kiểm duyệt. Nhu cầu bảo vệ quyền tự do ngôn luận chưa bao giờ cấp thiết hơn thế”, ông Kennedy Jr. viết trên X.
Nga cũng lên tiếng bày tỏ quan ngại, thách thức chính quyền Pháp đưa ra “bằng chứng mạnh mẽ” để biện minh cho những cáo buộc.
Ông Pavel Durov sinh ra tại Nga vào năm 1984, và khi ở độ tuổi 20, ông được mọi người gọi là “Mark Zuckerberg của Nga”.
Ông rời khỏi đất nước vào năm 2014 và hiện sống tại Dubai, nơi đặt trụ sở chính của Telegram, đồng thời giữ quốc tịch Pháp, UAE, Saint Kitts và Nevis.
Ông có giá trị tài sản ước tính 9,15 tỷ USD và đã duy trì lối sống xa hoa, chu du khắp thế giới trong thập kỷ qua.
Telegram được ông Durov và anh trai Nikolai ra mắt vào năm 2013. Theo bài đăng của ông Durov vào tháng trước, ứng dụng này hiện có hơn 950 triệu người dùng, khiến nó trở thành một trong những nền tảng nhắn tin được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.
Các cuộc trò chuyện trên ứng dụng được mã hóa, nghĩa là các cơ quan thực thi pháp luật, và bản thân Telegram, có ít quyền giám sát những gì người dùng đăng.
CEO Telegram bị truy tố nhiều tội danh, cấm rời khỏi Pháp
- Người giàu Trung Quốc tích cực đổ tiền ra nước ngoài 06/09/2024 10:40
- Volkswagen khủng hoảng chưa từng có, chính phủ Đức có can thiệp? 06/09/2024 08:45
- Trung Quốc tài trợ thêm 51 tỷ USD cho châu Phi, hứa hẹn 1 triệu việc làm 05/09/2024 03:15
Tân Chủ tịch ACV Vũ Thế Phiệt, gánh tiếp trọng trách Sân bay Long Thanh
(VNF) - Ông Vũ Thế Phiệt được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thay thế cho ông Lại Xuân Thanh - người vừa nghỉ hưu từ 1/9.
DN liên quan Trương Mỹ Lan khất nợ 445 tỷ đồng lãi trái phiếu
(VNF) - Setra Corp, công ty liên quan hệ sinh thái bà Trương Mỹ Lan, góp vốn xây tháp Vietcombank, đang nợ gần 445 tỷ đồng lãi trái phiếu.
Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích
(VNF) - Cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng, được khởi công tháng 1/2023. Hiện các nhà thầu đang khẩn trương thi công, phấn đấu hoàn thành dự án vào dịp 30/4/2025, vượt tiến độ 8 tháng.
'Việt Nam hưởng lợi từ sắp xếp lại thị trường xuất khẩu toàn cầu'
(VNF) - Theo nhận định của các chuyên gia,Việt Nam là quốc gia tại ASEAN được hưởng lợi từ việc sắp xếp lại các thị trường xuất khẩu toàn cầu
Lần theo bước chân khối ngoại trên TTCK Việt Nam
(VNF) - Nhìn lại cả hành trình của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam, có thể thấy sau thời gian chạy đà gom gió cho “con diều chứng khoán Việt” bay lên, đến nay thị trường đã “tự bay” được, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm dần.
Kinh doanh ô tô, xe máy tại Việt Nam, Honda thu lợi hơn 1 tỷ USD
(VNF) - Theo báo cáo tài chính năm 2023 của Honda Việt Nam, Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Honda Việt Nam ghi nhận hơn 30.399,7 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bão Yagi hướng vào đất liền: Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương
(VNF) - Tính đến 9h sáng 7/9, tâm bão vẫn còn cách đất liền khoảng 120km, nhưng đĩa mây đã xâm lấn ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng gây mưa to.
Top 10 DN vốn hoá lớn nhất sàn: Sự trở lại ấn tượng của ‘ông lớn’
(VNF) - HPG đã cắt đứt chuỗi giảm điểm liên tiếp trong 7 phiên, đồng thời duy trì vị trí của mình trong top 10 doanh nghiệp vốn hoá lớn nhất thị trường.
CEO Nvidia: Thà 'tra tấn nhân viên để họ trở nên vĩ đại' còn hơn sa thải
(VNF) - CEO "gã khổng lồ" ngành chip Nvidia, ông Jensen Huang, mới đây đã bày tỏ quan điểm về việc đào tạo nhân viên. Theo đó, vị tỷ phú này lựa chọn đẩy những nhân viên của mình tới giới hạn cuối cùng để thấy họ bứt phá, thay vì lựa chọn sa thải.
An Phát Holdings: Đằng sau sự rút lui Chủ tịch Phạm Ánh Dương
(VNF) - Cùng với việc Chủ tịch HĐQT từ nhiệm, An Phát Holdings cũng thông báo hạ chỉ tiêu kinh doanh năm nay. Sắp tới, Tập đoàn sẽ thay đổi ngành nghề kinh doanh và sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu APH đã có phản ứng "dữ dội".
Ngắm toàn cảnh 'siêu' cảng lớn nhất Miền Bắc
(VNF) - Đến năm 2025, Khu bến cảng Lạch Huyện có 6 bến container và đến năm 2030 có tổng 10-12 bến đáp ứng lượng hàng từ 5,5 - 6,1 triệu Teu.