'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Câu chuyện công ty Prozy gọi vốn thành công trên 30 triệu USD (số vốn đầu tư lớn hàng đầu thị trường Việt Nam từ trước đến nay) và được điều hành bởi CEO giàu kinh nghiệm trong giới khởi nghiệp Mỹ, tuyên bố dừng hoạt động trong tháng 9/2022 đã gây ngỡ ngàng giới kinh doanh trong và ngoài nước.
Dưới góc nhìn của ông Đào Tiến Phong, thành công, mà cũng chính là cái bẫy thất bại của Propzy là làm quá nhanh, quá thuận lợi bước đầu. Những startup gọi vốn thành công rất dễ rơi vào cái bẫy này, do có quá nhiều tiền, dẫn đếp áp lực phải xài tiền, phải phát triển, phải thỏa mãn được các kỳ vọng của nhà đầu tư. Cụ thể, tính đến cuối 2017, doanh nghiệp này đã ngốn 1 triệu USD của nhà sáng lập John Lê và 2 triệu USD của quỹ Frontier Digital Ventures (Malaysia).
Theo ông Phong, thị trường luôn tiềm ẩn hàng trăm, hàng nghìn yếu tố tác động mạnh hay yếu đến doanh nghiệp, nên bất cứ lúc nào các doanh nghiệp cũng phải trong tư thế phải chuyển đổi và phải tái cấu trúc thành công. Hai yếu tố quan trọng để các startup mới bắt đầu, hay khi công ty đã gọi được vốn thành công luôn phải đặt lên hàng đầu là vấn đề quản trị công ty, quản trị tài chính và vấn đề quản trị rủi ro.
Trong quản trị công ty cần phải có bài toán cân bằng ngay khi chi quá nhiều mà thu không đủ chi, chẳng hạn nếu trong bối cảnh Covid-19 bùng phát, thị trường bị thu hẹp, doanh nghiệp cần lập tức thu hẹp quy mô, thu hẹp hệ thống để ứng phó kịp thời. Nếu thị trường khó khăn, mà vì áp lực phát triển hệ thống, phát triển sản phẩm, công ty bung ra quá lớn sẽ rơi vào tình trạng “đốt tiền”.
Đáng nói hơn, vấn đề mà nhiều startup và doanh nghiệp nhỏ và vừa ít chú ý là quản trị rủi ro. Có những rủi ro có thể gọi là nằm ngoài tầm kiểm soát, nhưng thực tế lại cần lên phương án tính toán dự phòng ngay từ ban đầu như cháy nổ, rủi ro sinh mạng, biến động nhân sự, tác động môi trường, thời tiết…
Khi gọi vốn thành công, nhà kinh doanh cần tìm ra điểm trung hòa giữa phát triển doanh nghiệp và kỳ vọng nhà đầu tư (nhất là những đơn vị góp vốn không chuyên nghiệp như bạn bè, người thân, đối tác là doanh nghiệp….). Có thể hiểu nhà đầu tư không đi sâu sát dự án, họ chỉ nhìn bên ngoài thấy hệ thống phát triển chuỗi, đội ngũ nhân viên đông đảo khắp các tỉnh thành, họ khen ngợi… Áp lực mở hệ thống để chứng tỏ cho nhà đầu tư an tâm, biết lỗ vẫn mở và xem khoản lỗ như chi phí phải tốn ban đầu để xây dựng và phát triển thương hiệu chính là cái bẫy. Rơi vào bẫy này, nếu không có dòng tiền mới rót vào để nuôi bộ máy đang phình to thì rất dễ bị “toang”. Ở đây, việc trung hòa giữa kỳ vọng nhà đầu tư và thực tế cần phải làm cho vừa đủ đòi hỏi sự tinh tế và khéo léo, cũng như đòi hỏi kinh nghiệm và năng lực của các startup.
Kinh nghiệm qua hàng trăm dự án đã tham gia, ông Đào Tiến Phong cho biết: “Có những startup quy mô vừa phải thì hoạt động khá tốt, lúc hăng hái phát triển lên quy mô lớn, đầu tư vốn mạnh, đầu tư nhân sự và hệ thống lớn thật nhanh thì lại sụp đổ. Cái này gọi là chết vì nhiều tiền quá”. Ông Phong nhấn mạnh gọi vốn vừa đủ trong kế hoạch kinh doanh, tính đúng, tính đủ, gọi đủ mới là bản lĩnh đi đường dài.
Tính từ đầu năm 2022 đến nay, quan sát thực tế hơn 30 dự án đang gọi vốn, có thể thấy trong bối cảnh hậu đại dịch, khi các cuộc khủng hoảng giá năng lượng, khủng hoảng địa chính trị tại châu u khiến kinh tế bị ảnh hưởng, thì việc gọi vốn của các startup Việt cũng lâm vào tình cảnh khó khăn hơn.
Cụ thể, các quỹ đầu tư chưa thu được lợi nhuận, hoặc bị lỗ, hoặc bị hết tiền trong các thương vụ cũ, nên khắt khe hơn khi xem xét đầu tư dự án mới. Những nhà đầu tư cá nhân cũng khựng lại khi thị trường xuống dốc, họ yên lặng chờ đợi thị trường. Những nhóm, tổ chức từng đầu tư vào trong các dự án trước đây, nay cẩn thận nhiều hơn khi xuống tiền.
Nhiều dự án có ý tưởng tốt, triển khai tốt, lâm vào tình trạng không huy động vốn được để làm tiếp; mà không có tiền thuê nhân sự giỏi để triển khai tiếp, các ý tưởng buộc phải dừng lại, do vậy lại không gọi được vốn. Vòng tròn luẩn quẩn trong gọi vốn đang vây lấy nhiều startup, đó là có ý tưởng, nếu không có vốn thì không thuê được nhân sự giỏi, mà không có nhân sự, không làm ra sản phẩm dịch vụ thì không thể gọi vốn…
Cách thức gọi vốn nay cũng thay đổi. Trước đây, startup chỉ cần có ý tưởng mới, lạ, hấp dẫn thì có thể gọi vốn rồi tiến hàng xây dựng đội ngũ và sản phẩm. Nay ý tưởng phải ra được demo sản phẩm, thành hình hài nhất định, thậm chí phải vận hành thử để nhà đầu tư thấy được cơ hội sinh lời thì mới startup mới được chấp nhận đầu tư.
Tính từ đầu năm 2022 đến nay, gần như chưa có dự nào tại Việt Nam gọi vốn thành công 100% mục tiêu. Hầu hết các dự án chỉ đạt 30% vốn mục tiêu, những dự án gọi vốn nhỏ 10 - 40 tỷ đồng cũng mắc kẹt. Các startup có mục tiêu gọi vốn 5 - 10 tỷ đồng chỉ nhận được 2 - 3 tỷ đồng. Các dự án công nghệ càng khó gọi vốn hơn các dự án sản phẩm dịch vụ cụ thể.
Việc gọi vốn đa phần thất bại vì các startup không có đủ kiến thức trình bày với nhà đầu tư. Ngoài ý tưởng ban đầu, dự án gọi được vốn cần người chủ dự án có kiến thức kinh tế, kiến thức quản trị và tài chính. Với kiến thức này, chủ startup sẽ tính toán được có nên gọi vốn, cần bao nhiêu tiền, dùng tiền đó thế nào…
Do vậy giải pháp cho người gọi vốn là cần phải học kỹ năng gọi vốn thông qua kế hoạch kinh doanh cụ thể. Theo tư vấn của hãng luật Investpush Legal, các startup nên tận dụng sự hỗ trợ các tổ chức có sẵn của nhà nước, các quỹ đầu tư, các đoàn hội…
Ngay khi gọi vốn, các startup cũng phải xây dựng phương án đi kèm, như chẳng may phá sản, xảy ra sự cố thì sẽ xử lý thế nào? Nhà đầu tư chuyên nghiệp luôn tính toán đến luồng thoát vốn và đây chính là điểm mà các nhà đầu tư sẽ đánh giá cao cho các dự án.
Thị trường đầu tư tài chính lúc nào cũng sẽ có những khó khăn thay đổi theo cách thức khác nhau, như những con sóng, nếu năm 2020 - 2022 ảnh hưởng từ Covid-19, thì năm tới dự báo sẽ có sự cố khác. Việc gọi vốn đầu tư tài chính cũng cần thay đổi, linh hoạt theo từng thời điểm.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.