Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngày 14/2, Bộ Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn các Sở Tài nguyên và Môi trường việc cấp chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở, bao gồm một số loại hình mới gồm căn hộ du lịch (condotel), biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú (officetel)... Hướng dẫn này chi tiết về chế độ, thời hạn sử dụng đất và việc cấp giấy chứng nhận, là cơ sở để các địa phương cấp chứng nhận pháp lý cho loại hình trên.
Về chế độ, thời hạn sử dụng đất, Bộ cho biết, theo điều 48 Luật Du lịch năm 2017, căn hộ du lịch, biệt thự du lịch là cơ sở lưu trú du lịch, được phép kinh doanh dịch vụ và xếp vào là loại đất thương mại, dịch vụ.
Trong Luật Đất đai quy định rõ về chế độ (Điều 153) và thời hạn sử dụng đất thương mại dịch vụ (Điều 126). Theo đó thời hạn cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin thuê đất nhưng không quá 50 năm.
Với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, thời hạn cho thuê đất không quá 70 năm. Khi hết thời hạn, tổ chức sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn.
Về việc cấp sổ đỏ, Bộ Tài nguyên & Môi trường nêu rõ hiện đã có quy định. Theo đó, trong trường hợp các dự án có công trình đủ điều kiện được chuyển nhượng theo Luật Kinh doanh bất động sản, việc chứng nhận quyền sở hữu (sổ đỏ) quy định tại Điều 32 của Nghị định số 43/2014 và Nghị định số 01/2017 quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai. Về trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cũng được quy định đầy đủ tại các văn bản nói trên.
Ngày 15/2, Văn phòng UBND TP. Hà Nội đã có văn bản số 439 gửi Chánh Thanh tra thành phố truyền đạt chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu thanh tra làm rõ trách nhiệm UBND các cấp phường, quận để xảy ra việc xây dựng trái phép tại Công viên nước Thanh Hà; làm rõ quy trình, thủ tục thực hiện cưỡng chế theo quy định pháp luật, đề xuất các biện pháp xử lý.
Chủ tịch thành phố yêu cầu báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch thanh tra đến Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội trước ngày 29/2/2020. Giao Văn phòng UBND thành phố theo dõi, đôn đốc các cơ quan đơn vị thực hiện chỉ đạo trên, tổng hợp báo cáo UBND thành phố.
Trước đó, liên quan đến việc cơ quan chức năng phường Phú Lương (Hà Đông, Hà Nội) cưỡng chế phá dỡ công viên nước Thanh Hà, mới đây, Công ty Cienco5 đã có đơn kiến nghị khẩn cấp gửi Thủ tướng Chính phủ.
Phía công ty cho rằng, UBND phường Phú Lương và UBND quận Hà Đông thực hiện cưỡng chế khắc phục hậu quả không đúng pháp luật, thiếu trách nhiệm trong bảo vệ tài sản doanh nghiệp, gây thiệt hại lớn về tài sản đối với công ty.
Trong đó, toàn bộ các thiết bị kỹ thuật như hệ thống máng trượt composite, máy tạo sóng, nhiều thiết bị khác của công viên đã bị hủy hoại, không còn khả năng sử dụng.
Trong quỹ đất khu vực phát triển dự án mà công ty đã thực hiện giải phóng mặt bằng và đang quản lý có khu đất ký hiệu A2.2-CCĐT01, phường Phú Lương, quận Hà Đông được quy hoạch là đất công cộng.
Trong thời gian chưa bàn giao khu đất này cho UBND TP. Hà Nội, Công ty đã xây dựng tạm công viên nước Thanh Hà để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của trẻ em khu vực quận Hà Đông và các quận, huyện tiếp giáp quận Hà Đông.
Chấp hành quyết định của UBND quận Hà Đông, công ty đã thực hiện việc tháo dỡ toàn bộ các hạng mục xây dựng và lắp đặt tại công viên nước Thanh Hà. Tuy nhiên, do khối lượng công việc nhiều và các hạng mục lắp đặt tại công viên nước Thanh Hà có kết cấu kỹ thuật phức tạp, cần thực hiện theo quy trình kỹ thuật và do nhà thầu lắp đặt tháo dỡ để đảm bảo không hư hỏng, không mất giá trị sử dụng của tài sản mà công ty đã đầu tư nên công ty đã gửi báo cáo đến UBND quận Hà Đông đề nghị gia hạn và xem xét tạo điều kiện để công ty xử lý các thiết bị kỹ thuật theo quy trình.
Xét đề nghị của Sở Xây dựng (tại công văn 159/SXD-QHKT ngày 15/1/2020) về việc Tập đoàn Vingroup đầu tư dự án tại huyện Châu Đức, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chấp thuận để tập đoàn này khảo sát, nghiên cứu đề xuất phương án đầu tư tại hai khu vực.
Cụ thể, khu vực nghiên cứu 1 có quy mô 2,2ha tại thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức. Vị trí khu đất phía bắc giáp đường Mỹ Xuân - Ngãi Giao, phía nam giáp trụ sở công an thị trấn, phía đông giáp đường Trần Hưng Đạo và phía tây giáp đường Lê Lợi.
Khu vực nghiên cứu 2 có quy mô 800ha nằm dọc theo Quốc lộ 56 thuộc địa bàn xã Bình Ba (khu đất này hiện đang trồng cây cao su từ 3-5 năm tuổi). Vị trí khu đất phía nam giáp đường Bình Ba – Đá Bạc, phía tây giáp Quốc lộ 56.
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu Vingroup có trách nhiệm khảo sát, nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư để làm cơ sở báo cáo UBND để xem xét quyết định; UBND huyện Châu Đức và các sở có trách nhiệm hỗ trợ đơn vị này trong quá trình khảo sát và nghiên cứu. (Xem thêm)
Ngày 12/2, UBND TP. HCM đã có công văn khẩn gửi Chủ tịch UBND quận 2 về dời thời gian tổ chức đối thoại với người dân khiếu nại cho rằng nhà đất nằm ngoài ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Thanh tra Chính phủ và UBND TP. HCM thống nhất cho rằng do các cơ quan, đơn vị đang tập trung phòng chống dịch nCoV/Covid-19 nên tạm thời chưa tổ chức cuộc tiếp xúc, đối thoại giữa Thanh tra Chính phủ với các hộ dân thuộc 5 khu phố trên địa bàn 3 phường có khiếu nại cho rằng nhà đất nằm ngoài ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Thời điểm tổ chức tiếp xúc đối thoại với các hộ dân, UBND TP. HCM sẽ có thông báo sau. (Xem thêm)
Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đã có thông báo về sửa chữa, bổ sung bản án liên quan đến bản án hình sự sơ thẩm trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” và “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại TP. Đà Nẵng.
Cụ thể, trong quá trình tuyên án đối với dự án khu đất 29ha thuộc Khu đô thị mới Quốc tế Đa Phước (phường Tam Thuận, quận Thanh Khê và phường Thanh Bình, quận Hải Châu), Tòa án nhân dân TP. Hà Nội có sơ suất trong tuyên án.
Do vậy, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đính chính như sau: “Giao UBND TP. Đà Nẵng thu hồi và cùng các bên liên quan thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật đảm bảo quyền lợi cho công dân tại khu đất 29ha thuộc dự án khu đô thị mới quốc tế Đa Phước”. (Xem thêm)
Ngày 12/2, UBND quận Ba Đình đã tổ chức buổi gặp gỡ báo chí để cung cấp thông tin về tiến độ thực hiện cưỡng chế phá dỡ giai đoạn 2 tại công trình 8B Lê Trực.
Thông tin tại buổi gặp gỡ, Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến, cho biết cơ quan này đã tìm kiếm đơn vị tư vấn đủ năng lực để thiết kế phá dỡ tầng 17 và 18 của công trình. Cuối năm 2019, quận đã gửi thư mời tham gia tư vấn tới 35 đơn vị, nhưng chỉ 1 đơn vị phản hồi không tham gia, còn lại không hồi âm.
Theo lãnh đạo quận Ba Đình, hiện quận vẫn đang tìm kiếm đơn vị có đủ năng lực để thiết kế phá dỡ giai đoạn. Sau khi tìm được đơn vị lập phương án phá dỡ, sẽ cho thẩm định lại rồi mới ra được phương án phá dỡ cụ thể để phê duyệt. Sau đó, lại đến bước tìm kiếm đơn vị thi công phá dỡ để thực hiện phá dỡ.
"Dù tích cực tìm kiếm nhưng đến nay, quận Ba Đình vẫn chưa tìm được đơn vị nhận thiết kế phương án phá dỡ. Do vậy, chưa biết khi nào xử lý xong sai phạm trật tự xây dựng tại công trình 8B Lê Trực”, Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến thông tin.
Cũng theo ông Chiến, kết cấu kỹ thuật tòa nhà rất phức tạp, việc phá dỡ lại phải đảm bảo an toàn cho phần giữ lại sử dụng. Đây có thể là lý do khiến ít đơn vị mặn mà với việc tham gia xử lý sai phạm trật tự xây dựng tại công trình 8B Lê Trực. (Xem thêm)
UBND tỉnh Phú Yên đã tổ chức cuộc họp để nghe và cho ý kiến về quy hoạch, dự án đầu tư khu du lịch tâm linh, sinh thái nghỉ dưỡng Biển Hồ (huyện Đông Hòa).
Theo đề xuất ý tưởng của Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HNX:VCG), đơn vị này sẽ đầu tư khu du lịch tâm linh, sinh thái nghỉ dưỡng Biển Hồ tại xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa với quy mô 470ha.
Dự án sẽ xây dựng khu du lịch tâm linh; hình thành khu dịch vụ thương mại du lịch nghỉ dưỡng biển, hồ sinh thái thân thiện với môi trường, tạo điểm đến du lịch nghỉ dưỡng cao cấp; xây dựng khu sân golf 18 lỗ mang tầm quốc tế và các tiện ích, hạ tầng kỹ thuật khác… (Xem thêm)
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.