'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo đề án “Xây dựng chương trình nhà ở giai đoạn 2021-2030” mà Sở Xây dựng trình UBND TP. HCM, đến năm 2025, các quận trung tâm sẽ hạn chế phát triển các dự án nhà ở cao tầng mới nếu chưa được đầu tư hệ thống hạ tầng tương ứng.
Cụ thể, theo Sở Xây dựng TP. HCM, hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhà ở nhiều khu vực tại TP. HCM hiện chưa được cải tạo, nâng cấp tương xứng, dẫn tới quá tải về hạ tầng chung.
Khu vực trung tâm hiện hữu (quận 1, quận 3), thành phố sẽ ưu tiên tăng chỉ tiêu quy hoạch dân số, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng cho các dự án cải tạo, xây dựng mới chung cư thay thế chung cư cũ trước năm 1975.
Đồng thời, ở hai quận trên, thành phố sẽ hạn chế phát triển các dự án mới đầu tư xây dựng nhà ở cao tầng đến năm 2025 nếu chưa có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng đảm bảo và phù hợp.
Trong 5 năm tới, đối với các quận 4, 5, 6, 11, Phú Nhuận (là những quận có dân số giảm trong 10 năm trở lại đây), thành phố sẽ hạn chế chấp thuận chủ trương thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng nếu chưa có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng.
Đối với khu vực 6 quận nội thành phát triển bao gồm: các quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức và Bình Tân, thành phố sẽ ưu tiên phát triển dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng dọc các trục giao thông công cộng lớn (như tuyến Metro số 1) hoặc khu vực có kế hoạch thực hiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương ứng.
Riêng khu vực 5 huyện ngoại thành gồm: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ, thành phố ưu tiên phát triển nhà theo dự án tại các thị trấn, khu dân cư nông thôn và khu vực đã có hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối đồng bộ với những tuyến giao thông chính; ưu tiên phát triển khu du lịch kết hợp với sinh thái nghỉ dưỡng, khu đô thị mới, khu đô thị vệ tinh. Khu vực này đến năm 2025 cũng không phát triển dự án mới đầu tư xây dựng nhà ở tại các khu vực chưa có kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tương ứng. (Xem thêm)
Theo đại diện của Tập đoàn Samsung, hiện doanh nghiệp này đang tập trung đầu tư tại 3 tỉnh, thành phố của Việt Nam bao gồm Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP. HCM với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 17,5 tỷ USD.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Tường Văn cho biết, theo dự kiến năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Quảng Ninh đạt 10%, điều đó cho thấy Quảng Ninh luôn là địa bàn đầu tư an toàn đối với các doanh nghiệp.
Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, Quảng Ninh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển và mong muốn Samsung nghiên cứu đầu tư sản xuất tại tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong việc kết nối, liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng khả năng cung ứng, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu của Samsung và tham gia đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch, thương mại trên địa bàn tỉnh.
Chia sẻ về chiến lược đầu tư của Samsung tại Việt Nam, Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam khẳng định, với điều kiện giao thông kết nối vùng, kết nối quốc tế thuận lợi, môi trường đầu tư kinh doanh cải thiện, trong thời gian tới, Samsung sẽ hỗ trợ Quảng Ninh thu hút đầu tư.
Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam cũng đã đến khảo sát tại KCN Đông Mai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. (Xem thêm)
UBND TP. Hải Phòng vừa có Quyết định số 3525/QĐ-UBND ngày 23/11/2020 chấm dứt hiệu lực của Quyết định số 2629/QĐ-UBND ngày 4/11/2019 của UBND thành phố quyết định chủ trương đầu tư dự án tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê tại số 4 Trần Phú, quận Ngô Quyền do Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC làm nhà đầu tư.
Theo đó, UBND TP. Hải Phòng giao các sở, ngành, địa phương liên quan rà soát, giải quyết các nội dung có liên quan (nếu có) khi chấm dứt hiệu lực của Quyết định số 2629 và báo cáo thành phố các vấn đề vượt thẩm quyền.
Dự án tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê tại số 4 Trần Phú, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền được Ban Thường vụ Thành ủy đồng ý chủ trương đầu tư tại Thông báo số 914-TB/TU ngày 31/10/2019; UBND thành phố quyết định chủ trương đầu tư tại quyết định số 2629/QĐ-UBND ngày 4/11/2019.
Dự án có quy mô đầu tư tổ hợp, khách sạn, trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê cao khoảng 70 tầng, dự kiến gồm 2 tầng hầm, 6 tầng đế và khối tháp cao 64 tầng, bao gồm cả tầng kỹ thuật và tầng lánh nạn với diện tích đất sử dụng 13.486,1m2… (Xem thêm)
Tại toạ đàm “Đầu tư bất động sản hậu Covid-19: Dẫn dắt dòng tiền” về việc thiếu hụt nguồn cung bất động sản, Phó chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho biết, năm 2019, TP. HCM chỉ có 2 dự án được cấp chủ trương đầu tư mới và khoảng 30 dự án đã có chủ trương, đã có cấp phép xây dựng, đã kiểm tra đủ điều kiện để cho phép đưa hàng ra thị trường. Còn ở Hà Nội chỉ khoảng 25 dự án đủ điều kiện để cho phép đưa hàng ra thị trường.
Không chỉ tại Hà Nội và TP. HCM, ông Đính cũng cho biết qua khảo sát tất cả địa phương có thị trường bất động sản đang phát triển cũng rơi vào tình trạng tương tự.
“Có nhưng địa phương có tốc độ phát triển chưa mạnh tối thiểu cũng có khoảng 20-30 dự án phải dừng lại để thanh tra, kiểm tra, thậm chí có tỉnh lên đến 50-60 dự án dừng lại thì lấy đâu ra nguồn hàng, nguồn cung mới”, ông nhấn mạnh.
“Rõ ràng khi thị trường khan nguồn cung trong khi lực cầu vẫn đang mạnh thì nhà đầu tư phải đi tìm các ‘vùng trũng’ ở nơi khác. Nhà đầu tư có tiền thì họ không thể ngồi yên được”, ông Đính nói.
Ông Đính cho biết thêm thời gian vừa rồi, qua khảo sát đất đai tại một số làng, xã vùng Thạch Thất, Sơn Tây, Ba Vì (Hà Nội)… có những làng, tuần trước vào khảo sát thì tuần sau giá đã tăng dựng ngược lên. Nhiều nơi còn không đầy đủ giấy tờ cũng được rao bán, thậm chí nhiều người chặt hết cây hoa quả, san lấp đất và cắm biển rao bán.
“Tuần này báo 1 triệu/m2 thì tuần sau kêu 1,7 triệu đồng/m2, rồi thời gian ngắn sau đã thấy lại lên 2 triệu đồng/m2”, ông Đính cho rằng đây là điều bất bình thường và nhấn mạnh xảy ra tình trạng này vì chính các nhà đầu tư khan nguồn quá nên mới đi tìm nơi đầu tư mới. Cùng với đó do thiếu sự kiểm soát của các địa phương. (Xem thêm)
UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết khu đô thị Hồng Thái, tỷ lệ 1/500 tại xã Thượng Mỗ và xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng.
Theo đó, khu đất nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết có diện tích khoảng 46,84ha, quy mô dân số dự kiến theo quy hoạch khoảng 4.000 - 4.300 người.
Quy hoạch nhằm xây dựng khu chức năng đô thị đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, khớp nối với khu dân cư hiện có và các dự án đã, đang triển khai trong khu vực, bảo đảm yêu cầu phát triển đô thị đồng bộ, bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển chung của khu vực.
UBND TP. Hà Nội giao liên danh Công ty Cổ phần Bất động sản Vinalines và Công ty Cổ phần Đầu tư bất động sản Đan Phượng có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch chi tiết khu đô thị Hồng Thái theo đúng nhiệm vụ quy hoạch chi tiết được phê duyệt, triển khai thực hiện đồ án theo đúng quy trình quy định và chỉ đạo của UBND TP, đảm bảo phù hợp với định hướng quy hoạch được duyệt, quy chuẩn xây dựng Việt Nam, tiêu chuẩn thiết kế hiện hành. (Xem thêm)
Thị trường bất động sản có vai trò quan trọng, tạo ra các tài sản giá trị cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, tạo điều kiện phát triển cho các thị trường khác. Nhưng thực tế vẫn còn nhiều hạn chế, phát triển chưa bền vững, có nguy cơ mất ổn định.
Thông tin trên được ghi nhận tại “Hội thảo phát triển thị trường bất động sản nhà ở minh bạch, bền vững thúc đẩy quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị Việt Nam đến năm 230, tầm nhìn đến năm 2045”, do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) và Đại học Mở TP. HCM tổ chức sáng 27/11 tại TP. HCM.
Theo đại diện Bộ Xây dựng, trong 10 năm qua, thị trường bất động sản Việt Nam trải qua 4 lần thay đổi. Hiện nay, cả nước ước tính đã và đang thực hiện trên 5.000 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 4,5 triệu tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2009. Trong 5 năm trở lại đây, vốn FDI đổ vào bất động sản chiếm khoảng 17,63 tỷ USD, luôn đứng thứ 2 trong tổng nguồn vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam
Tính từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước có khoảng 100.000 doanh nghiệp xây dựng và 15.000 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cùng với hơn 1.000 sàn giao dịch bất động sản đã được thành lập. Tính riêng 9 tháng năm 2020, trên phạm vi cả nước có 79.600 giao dịch bất động sản thành công, 242 dự án với gần 57.800 căn hộ được thông báo đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai.
Thị trường bất động sản còn dư địa lớn phát triển, dự báo nhu cầu nhà ở 2021-2030 tiếp tục gia tăng, nhất là tại các đô thị. Theo số liệu của Bộ Xây dựng, dự báo nhu cầu về nhà ở giai đoạn 2021-2030 sẽ tiếp tục gia tăng, đặc biệt tại các khu vực đô thị. Tỷ lệ dân số đô thị hiện khoảng 40% và sẽ tăng lên khoảng 45% vào năm 2030 đòi hỏi mỗi năm phải tăng thêm khoảng 70 triệu m2 nhà ở đô thị. (Xem thêm)
Ngày 27/11, Thanh tra Chính phủ và UBND TP. HCM đã tổ chức đối thoại với người dân 5 khu phố thuộc 3 phường tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2.
Đây là lần thứ 4, Thanh tra Chính phủ và UBND TP. HCM đối thoại với người dân Thủ Thiêm tính từ năm 2016, không kể những lần tiếp xúc của các đại biểu Quốc hội và HĐND TP với cử tri quận 2.
Ông Đinh Đăng Lập, đại diện Tổ Kiểm tra liên ngành của Thanh tra Chính phủ đã đọc dự thảo báo cáo kiểm tra, rà soát liên quan đến ranh quy hoạch 5 khu phố thuộc 3 phường.
Ông Đinh Đăng Lập cho biết Thanh tra Chính phủ được UBND TP cung cấp một số bản đồ do nguyên Chủ tịch UBND TP Võ Viết Thanh lưu giữ liên quan đến quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đây là những bản đồ kèm theo văn bản trình Thủ tướng ban hành quyết định số 367/1996. Các bản đồ này cũng được cơ quan chức năng đóng dấu gồm: Văn phòng Kiến trúc sư trưởng, Sở Xây dựng, Công ty Dịch vụ đô thị.
Ông Lập thông tin qua kiểm tra, đối chiếu bản đồ do nguyên Chủ tịch UBND TP Võ Viết Thanh lưu giữ với hai bản đồ mà UBND TP cung cấp cho Thanh tra Chính phủ là trùng khớp nhau về ranh quy hoạch. “Từ đó, có thể xác định việc xác định ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm tại Thông báo 1483/2018 của Thanh tra Chính phủ, trong đó có nội dung 4,3 ha ở khu phố 1, phường Bình An nằm ngoài ranh quy hoạch theo Quyết định 367 của Thủ tướng là đúng quy định và thực tế”, ông Lập nói.
Riêng về vị trí 5 khu phố thuộc 3 phường mà người dân quan tâm, ông Lập cho biết người dân có cung cấp cho Tổ kiểm tra một số bản đồ photo. Theo ông Lập, Tổ kiểm tra liên ngành đã tiến hành rà soát, đối chiếu các bản đồ. Qua kiểm tra, rà soát, Tổ kiểm tra liên ngành đã có đủ cơ sở để xác định vị trí, ranh giới số thửa đất của các hộ dân đang khiếu nại ở 5 khu phố thuộc 3 phường nằm trong ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Do đó, những khiếu nại của người dân cho rằng nhà đất của mình nằm ngoài ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm là không có cơ sở để giải quyết theo quy định.
Kết luận buổi đối thoại, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn cho biết kết quả rà soát mà đại diện Thanh tra Chính phủ báo cáo hôm nay đang trong quá trình xin ý kiến và còn rà soát lại.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.