'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo báo cáo Sách Trắng bất động sản công nghiệp Việt Nam do Savills công bố mới đây, trong 20 dự án bất động sản công nghiệp tiêu biểu ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam 9 tháng qua, đa phần đều được phát triển bởi các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan.
Cụ thể, có 8 dự án do nhà đầu tư Hồng Kông phát triển, chiếm tỷ lệ 40% với tổng vốn đầu tư gần 700 triệu USD. 8 dự án này phủ sóng tại khu công nghiệp Hải Hà (Quảng Ninh), Vân Trung (Bắc Giang), An Dương (Hải Phòng), Phước Đông (Tây Ninh), Bầu Xéo (Đồng Nai), Mỹ Phước 3 (Bình Dương) và Mộc Bài (Tây Ninh).
Trong khi đó, 4 dự án thuộc nhà đầu tư Trung Quốc hiện diện tại các khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng), Hòa Phú (Bắc Giang), Nam Tân Uyên (Bình Dương) và Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) có giá trị giao dịch hơn 300 triệu USD.
3 giao dịch của nhà đầu tư Đài Loan chỉ tập trung tại hai khu công nghiệp phía Bắc là Đồng Văn 3 (Hà Nam) và Đông Mai (Quảng Ninh) và giá trị các thương vụ này đạt hơn 380 triệu USD.
Nhà đầu tư Singapore giao dịch 2 dự án tại khu công nghiệp Bỉm Sơn (Thanh Hóa) và Bầu Bàng (Bình Dương), tổng giá trị 2 thương vụ này đạt 90 triệu USD. Các giao dịch còn lại chia đều cho các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Thái Lan (tại khu công nghiệp Bình Minh (Vĩnh Long) còn nhà đầu tư Hàn Quốc có một thương vụ là dự án tại khu công nghiệp Đồng Văn 4 (Hà Nam). (Xem thêm)
Theo số liệu công bố của Bộ Xây dựng về thị trường nhà ở quý III cho thấy, chưa có xu hướng giảm giá. Tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 0,24%, đối với nhà ở riêng lẻ, giá tăng khoảng 0,03%.
Theo Bộ Xây dựng, những dự án có sản phẩm thuộc phân khúc bình dân thường nằm tại các vùng ven đang phát triển như Đông Anh, Gia Lâm, Hà Đông... tỷ lệ hấp thụ ở phân khúc này luôn duy trì rất cao, khoảng 70%. Ngược lại, sản phẩm phân khúc trung và cao cấp tiêu thụ rất chậm, đặc biệt ở phân khúc cao cấp. Kể từ khi khủng hoảng do dịch bệnh Covid-19 đến nay, có nhiều dự án không bán được hàng hoặc lượng bán không đáng kể.
Theo Bộ Xây dựng, do khan hiếm nguồn hàng trong bối cảnh lượng cầu rất cao, giá căn hộ tại TP HCM tăng vọt và tỷ lệ hấp thụ luôn ở mức cao. Chính vì vậy, nhiều nhà đầu tư phải tìm đến đất nền nên tại các huyện ven đô. Tạo ra sự tăng giá mạnh cho đất đai tại một số huyện như: Bình Chánh, Gò Vấp, Củ Chi...
Trái ngược với sự hồi phục của đất nền và căn hộ bình dân, phân khúc BĐS du lịch, nghỉ dưỡng vẫn duy trì nhịp trầm vào cuối năm nay.
Theo số liệu từ Bộ Xây dựng, từ đầu năm đến nay, hoạt động trên thị trường BĐS du lịch - nghỉ dưỡng kém nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây do ảnh hưởng của dịch Covid-19. T
Cụ thể, trong quý III/2020, lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn giảm mạnh (giảm hơn 90% so với cùng kỳ năm 2019) do chưa mở cửa du lịch quốc tế, đường bay thương mại quốc tế cũng hạn chế chỉ mở với một số khu vực đã kiểm soát tốt dịch bệnh. (Xem thêm)
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, tỉnh này sẽ tập trung phát triển thêm khoảng 6.500 ha đất công nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư.
Giai đoạn 2021-2025, Đồng Nai xác định công nghiệp tiếp tục là lĩnh vực phát triển chính, từ đó tập trung phát triển đất công nghiệp để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Giai đoạn tới, Đồng Nai sẽ triển khai thêm khoảng 8 khu công nghiệp (KCN) mới và mở rộng thêm 3 KCN.
Các KCN dự tính được đầu tư mới có tổng diện tích trên 4.300 ha gồm có: KCN đô thị dịch vụ Xuân Quế (Cẩm Mỹ); KCN Hàng Gòn (Long Khánh); KCN Bàu Xéo 2 (Trảng Bom); KCN Phước Bình 2, Phước Bình 3, Phước Bình 4, KCN dịch vụ đô thị Bình An (Long Thành) và KCN dịch vụ cảng Phước An (Nhơn Trạch). Đồng thời, tỉnh cũng quy hoạch mở rộng thêm 3 KCN với 745ha là: KCN Dầu Giây, KCN Long Khánh mở rộng (Thống Nhất) và KCN Tân Phú (Tân Phú).
Bên cạnh đó, hiện tỉnh gấp rút hoàn tất thủ tục đầu tư 3 KCN đã được Chính phủ phê duyệt là: KCN Cẩm Mỹ (Cẩm Mỹ), KCN Gia Kiệm (Thống Nhất) và KCN Phước Bình (Long Thành). Các huyện, thành phố gấp rút hoàn thành 23 cụm công nghiệp để thu hút doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn vào sản xuất.
2 KCN Suối Tre và Long Khánh đã gần lấp đầy nên TP Long Khánh đề xuất mở rộng KCN Long Khánh thêm 500 ha thuộc địa bàn xã Xuân Thiện (Thống Nhất) và thêm KCN Hàng Gòn 300ha. (Xem thêm)
Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Văn Thọ ký công văn gửi Công an tỉnh và các sở ngành liên quan về kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất khu đất diện tích 79.481m2 (thuê đất trả tiền một lần) tại khu An Hải - An Hội, huyện Côn Đảo.
Công văn nêu rõ, xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 6813 ngày 21/10/2020 về kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất khu đất diện tích 79.481,9m2, trong đó xác định có sự trùng hợp về địa điểm, công chứng ủy quyền, thời gian và địa điểm xác nhận tài khoản ngân hàng của 2 người tham gia đấu giá.
Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị cần thẩm tra lại hành vi của người tham gia đấu giá theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật đấu giá tài sản.
Trước đề nghị trên, Chủ tịch UBND tỉnh giao Công an tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành có liên quan rà soát, thẩm tra mối quan hệ giữa các đối tượng người tham gia đấu giá, người trực tiếp bỏ giá tại cuộc đấu giá, thống nhất phương án xử lý, và đề xuất giải pháp đấu giá trong thời gian tới (nếu có), tham mưu UBND tỉnh giải quyết theo đúng quy định pháp luật.
Đồng thời, Chủ tịch tỉnh cũng yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp rà soát, cung cấp hồ sơ, thông tin liên quan các đối tượng người tham gia đấu giá, người trực tiếp bỏ giá tại cuộc đấu giá, gửi về cho Công an tỉnh. Thời gian hoàn thành trước ngày 30/11/2020. (Xem thêm)
Ngày 30/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhận được tờ trình về việc quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án đầu tư công trình khai thác mỏ đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng cho dây chuyển 2 nhà máy Duyên Hà.
Cụ thể, UBND tỉnh Ninh Bình đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng của 38,17ha đất rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng phòng hộ để thực hiện dự án đầu tư công trình khai thác mỏ đá vôi.
Trước đó, ngày 23/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng nhận được tờ trình của UBND tỉnh Bình Thuận về việc xin được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2 và đường dây đấu nối 110KV.
Về quy mô, diện tích thực hiện dự án, UBND tỉnh Bình Thuận xác định dự án được thực hiện trên quy mô 45,41ha; tuy nhiên, mới nêu thông tin về 28,52ha rừng tự nhiên (gồm 23,61ha quy hoạch rừng phòng hộ; 4,91ha quy hoạch rừng sản xuất). Phần diện tích còn lại chưa có thông tin cụ thể và chưa thống nhất với diện tích nêu trong báo cáo kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng rừng nằm trong dự án nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2 và đường dây đấu nối 110kV.
Tới ngày 26/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục nhận được tờ trình của UBND tỉnh Quảng Nam về đề nghị xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất rừng để thực hiện dự án đường giao thông đến vùng phát triển sâm Ngọc Linh, tuyến Măng Lùng - Đăk Lây, huyện Nam Trà My. (Xem thêm)
Tại Ninh Thuận, theo Sở Xây dựng tỉnh, tình hình thu gom đất nông nghiệp sau đó chuyển mục đích sử dụng, tách thửa rồi rao bán công khai có chiều hướng gia tăng. Trong đó, Công ty Cổ phần Vinhcorp Ninh Thuận (Công ty Vinhcorp) đã bị Sở Xây dựng chỉ đạo Thanh tra Xây dựng phối hợp các cơ quan và chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý vi phạm đối với khu đất phân lô tại phường Đô Vinh, TP Phan Rang – Tháp Chàm và khu đất phân lô tại xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước.
Theo Sở Xây dựng Ninh Thuận, việc mua đất chưa có quy hoạch chi tiết dẫn đến việc người dân sau khi mua đất nhưng không được cơ quan nhà nước xem xét cấp phép xây dựng. Những việc làm như vậy dễ dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện về sau, đặc biệt thiệt thòi luôn đứng về người mua.
Tại Lâm Đồng, Ủy ban Nhân dân huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản 1551/Ủy ban Nhân dân -TNMT ngày 11/11/2020 chỉ đạo Ủy ban Nhân dân các xã, thị trấn, phòng Tài nguyên Môi trường, văn phòng đăng ký đất đai huyện tăng cường quản lý, chấn chỉnh tình trạng phân lô, bán nền trái quy định.
Theo đó, thời gian gần đây, xuất hiện nhiều tờ rơi quảng cáo và thông tin trên mạng xã hội Facbook, Zalo… về việc môi giới buôn bán đất nền tự phân lô gắn mác khu nghỉ dưỡng, dự án đầu tư để thu hút người mua tại một số huyện, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Việc phân lô, chuyển nhượng không phù hợp sẽ phá vỡ quy hoạch, gây áp lực về vấn đề môi trường, kéo theo nhiều hệ luỵ liên quan đến khiếu kiện, khiếu nại, an ninh trật tự và an toàn xã hội.
Tại Đồng Nai, chính quyền phường Trảng Dài, thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) đã tổ chức thực hiện cưỡng chế bắt buộc trả lại hiện trạng ban đầu đối với 3 trường hợp vi phạm về trật tự xây dựng và thi công hạ tầng phân lô không đúng mục đích sử dụng đất... Tình trạng vẽ “dự án" để phân lô bán nền trên đất nông nghiệp tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai thời gian gần đây nở rộ để ăn theo dự án sân bay Long Thành.... (Xem thêm)
UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết dự án FLC Samson Golf Links và khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn.
Theo phê duyệt, nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch gồm: bổ sung vào quy hoạch cổng dự án khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn tại vị trí đường giao thông giữa lô đất OCT 14 và OCT 15; điều chỉnh các quỹ đất có chức năng quy hoạch là đất ở không hình thành đơn vị ở thành đất sử dụng hỗn hợp (không có chức năng đất ở).
Cùng với đó bổ sung ranh giới dự án và tên khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn trong tổng thể quy hoạch chi tiết dự án FLC Samson Golf Links và khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn khi điều chỉnh quy hoạch lần này với diện tích 781.452m2, làm cơ sở báo cáo xin điều chỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư. (Xem thêm)
Theo CBRE, dịch bệnh Covid và căng thẳng thương mại đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam là một trong những điểm đến thu hút các nhà đầu tư có dây chuyền sản xuất tại Trung Quốc, tuy nhiên, xu hướng này đang bị gián đoạn do cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Đơn vị này cho biết qua trao đổi với một số công ty quan tâm đến việc dịch chuyển sang Việt Nam, các nhà đầu tư nói "đang chờ đợi để xác định chính sách của Mỹ dưới thời tân tổng thống để có các bước đi phù hợp".
Cũng theo CBRE, sự phát triển mạnh của thương mại điện tử và công ty logistics kể từ khi dịch Covid-19 bùng nổ đã tạo nên nhu cầu lớn về không gian lưu trữ và mạng lưới phân phối. Do đó, nhu cầu tìm quỹ đất để phát triển các cơ sở logistics đang chiếm lĩnh thị trường. (Xem thêm)
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.