Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
UBND tỉnh Bắc Ninh đã duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tòa nhà hỗn hợp trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn, chung cư để bán tại đảo tròn ngã 6, đường Lý Thái Tổ, TP. Bắc Ninh.
Theo phê duyệt, diện tích lập quy hoạch của dự án hơn 9.200m2, thuộc phường Đại Phúc, TP. Bắc Ninh. Ranh giới được giới hạn như sau: phía Đông Bắc giáp đường Trần Hưng Đạo; phía Tây Bắc giáp khu dân cư hiện có; phía Tây Nam giáp trụ sở ngân hàng MB Bank; phía Đông và Đông Nam giáp đường Lý Thái Tổ và đảo tròn ngã 6.
Về quy mô, công trình bao gồm khối đế và hai tòa tháp với chiều cao tối đa 45 tầng, trong đó khối đế cao 5 tầng (không bao gồm tầng hầm). Tầng hầm của dự án tối thiểu 3 tầng, bố trí chỗ đỗ xe cho tòa nhà, đảm bảo chỉ tiêu quy hoạch tối thiểu 25m2 đỗ xe/100m2 sàn sử dụng đối với văn phòng, thương mại dịch vụ và căn hộ chung cư.
UBND tỉnh Bắc Ninh giao Công ty Cổ phần Him Lam - chi nhánh Bắc Ninh là đơn vị tổ chức lập quy hoạch. Thời gian lập đồ án quy hoạch chi tiết không quá 6 tháng kể từ ngày nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt. (Xem thêm)
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Quốc Tuấn - An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Dự án do Công ty Cổ phần khu công nghiệp kỹ thuật cao An Phát 1 làm chủ đầu tư.
Theo quyết định, địa điểm thực hiện dự án tại các xã Quốc Tuấn, An Bình và An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương với quy mô sử dụng đất 180ha. Tổng vốn đầu tư của dự án là 1.947 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 292,4 tỷ đồng.
Tiến độ thực hiện dự án không quá 36 tháng kể từ ngày được nhà nước bàn giao đất. UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương hướng dẫn nhà đầu tư điều chỉnh và cập nhật tiến độ thực hiện dự án cho phù hợp với tình hình thực tế; quy định cụ thể tiến độ thực hiện dự án theo quy định, trong đó lưu ý tiến độ góp vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư để thực hiện dự án phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai.
Thời hạn hoạt động của dự án 50 năm kể từ ngày 17/2/2021. (Xem thêm)
Bộ Xây dựng đã có công bố báo cáo thị trường bất động sản quý IV/2020 và cả năm 2020. Theo đó, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền chuyển nhượng trong quý cuối năm đạt 35.820 giao dịch.
Trong đó, tại Hà Nội có 8.347 giao dịch thành công, tại TP. HCM có 10.173 giao dịch thành công. Nhìn chung, các giao dịch thành công tập trung chủ yếu ở phân khúc bình dân, số lượng giao dịch bất động sản nhà ở cao cấp giảm hơn so với quý trước.
Đối với nhà ở riêng lẻ, đất nền, Bộ Xây dựng cũng cho biết giá vẫn có xu hướng tăng hơn so với năm 2019. Tuy nhiên biên độ tăng giá rất khác nhau giữa các địa phương cũng như tại từng khu vực cụ thể của mỗi địa phương.
Nếu tính theo mức giá bình quân trên địa bàn cấp tỉnh/thành phố hoặc cấp huyện thì mức độ tăng giá nhà ở riêng lẻ, đất nền tại các địa phương chỉ khoảng 3-5%. Tuy nhiên, theo ghi nhận của các đơn vị nghiên cứu thị trường, tại một số địa phương có hiện tượng tăng giá cục bộ tại một số dự án, khu vực với mức tăng mạnh.
Cụ thể, tại Hà Nội, một số khu vực đất đai người dân quản lý trong làng xã các vùng Sơn Tây, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hoài Đức có mức giá 25 – 30 triệu/m2, tăng 50% so với năm 2019; các vùng như Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên cũng tăng khoảng 20 – 30% so với năm 2019.
Tại TP. HCM, kể từ sau thông tin thành phố sẽ sáp nhập quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức thành một thành phố mới, giá nhà đất ở các quận này liên tục tăng nhiều đợt (ví dụ trên tuyến đường Nguyễn Xiển, Nguyễn Phước Thiện, Hoàng Hữu Nam, Nguyễn Văn Tăng…, quận 9, vị trí đất mặt đường đã lên tới 100 triệu đồng/m2; tại phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, giá đất trước đây chỉ khoảng 40 - 50 triệu đồng/m2 đã tăng lên tới 70 - 90 triệu đồng/m2, tăng khoảng 40% so với năm 2019).
Tuy nhiên, qua ghi nhận, Bộ Xây dựng đánh giá của các đơn vị nghiên cứu thị trường, việc tăng giá mạnh và cục bộ tại một số khu vực thì giao dịch chủ yếu diễn ra giữa các nhà đầu cơ.
Cùng với sự tăng giá do có sự đầu tư phát triển hạ tầng tại một số đô thị, dự án cụ thể, Bộ cũng nhấn mạnh có hiện tượng giới đầu cơ bất động sản lợi dụng các yếu tố như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị... để “thổi giá” nhằm thu lợi bất chính. (Xem thêm)
Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định duyệt chủ trương dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Thuận Thành I do Tổng công ty Viglacera làm chủ đầu tư.
Dự án được thực hiện tại xã Ninh Xá, xã Trạm Lộ và xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh với quy mô 249,75ha. Tổng nguồn vốn đầu tư là 2.847,819 tỷ đồng, trong đó vốn góp của Viglacera là 859,735 tỷ đồng.
Tiến độ thực hiện dự án không quá 36 tháng, kể ngày được nhà nước bàn giao đất. Thời gian hoạt động của dự án 50 năm, kể từ ngày 17/2/2021. (Xem thêm)
UBND tỉnh Ninh Bình đã có quyết định phê duyệt đồ án lập quy hoạch chung khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại địa bàn các xã Gia Lạc, Gia Thịnh của huyện Gia Viễn và các xã Lạc Vân, Đức Long, Thượng Hòa, Gia Tường thuộc huyện Nho Quan.
Theo phê duyệt, quy mô quy hoạch khoảng 1.984ha, trong đó đất ở hơn 138ha (gồm các công trình biệt thự nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe, đất biệt thự ven hồ và đất biệt thự khu phức hợp thể thao nghỉ dưỡng), đất nông trại công nghệ cao gần 360ha, đất tổ hợp dịch vụ thể thao - nghỉ dưỡng - bất động sản định hướng phát triển sân thể thao 315ha…
Đây sẽ là khu du lịch tổng hợp gồm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, tâm linh, khám phá trải nghiệm, chữa bệnh, sự kiện, nghiên cứu, học tập,... gắn với cảnh quan thiên nhiên và hệ thống công trình di tích.
Khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình được chia thành 6 khu, cụ thể: khu phức hợp thể thao nghỉ dưỡng phía Nam giáp đê sông Hoàng Long; khu công viên, mua sắm, nhà hàng và các thắng cảnh phía Tây Nam; khu công viên nước phía Bắc sông Hoàng Long; khu lòng hồ được tạo bởi sông Hoàng Long và hệ thống núi, các khu nghỉ dưỡng ven hồ nằm tại khu vực chân núi phía Đông và Đông Nam; khu nông trại phía Đông Bắc và khu phức hợp thể thao nghỉ dưỡng phía Tây giáp sông Hoàng Long. (Xem thêm)
UBND tỉnh Quảng Bình đã có quyết định về việc thu hồi đất và giao đất cho Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros (HoRE: ROS) thực hiện dự án đầu tư khu biệt thự sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp Hải Ninh (dự án 3) tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh.
Theo đó, tỉnh thu hồi hơn 23.500m2 đất giao thông, đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối do UBND xã Hải Ninh quản lý tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh. Đồng thời, tỉnh chuyển mục đích sử dụng gần 104.000m2 đất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản do các hộ gia đình, cá nhân sử dụng sang đất phi nông nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
Toàn bộ diện tích hơn 13ha đất này được tỉnh Quảng Bình giao cho FLC Faros thuê để sử dụng vào mục đích đất thương mại, dịch vụ thực hiện dự án đầu tư khu biệt thự sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp Hải Ninh. Thời hạn sử dụng đất đến ngày 31/12/2085.
Khu biệt thự sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp Hải Ninh có tổng quy mô 74,9ha, là một trong 10 dự án thành phần của dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, thương mại và giải trí cao cấp FLC tại xã Hải Ninh và xã Hồng Thủy (FLC Quảng Bình). (Xem thêm)
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.