Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sân golf Thanh Lanh - Khu du lịch sinh thái Nam Tam Đảo, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo đó, dự án do Công ty Cổ phần Nam Tam Đảo làm chủ đầu tư và được thực hiện tại xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, với diện tích khu đất khoảng 73 ha.
Dự án có vốn đầu tư khoảng 655,5 tỷ đồng, trong đó, vốn chủ sở hữu 200 tỷ đồng; vốn vay 455,546 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động của dự án là 49 năm, kể từ ngày 4/6/2014.
Tại quyết định, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các cơ quan chức năng, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, lâm nghiệp, tài nguyên môi trường, các pháp luật có liên quan khác và tiến độ đã cam kết (tiến độ thực hiện dự án, tiến độ huy động vốn).
Đối với nhà đầu tư, Phó thủ tướng yêu cầu Công ty Nam Tam Đảo trong quá trình thực hiện dự án phải bảo đảm tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, lâm nghiệp, tài nguyên môi trường, tài nguyên nước và các quy định của pháp luật liên quan khác. (Xem thêm)
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh vừa đồng ý giao Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện dự án khu đô thị mới Phúc Ninh cho Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc - CTCP (Kinh Bắc City, HoSE: KBC).
Chủ tịch tỉnh yêu cầu nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện dự án đảm bảo đúng tiến độ và các quy định của pháp luật có liên quan và chỉ được phép triển khai dự án khi đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành.
Dự án khu đô thị mới Phúc Ninh nằm ở trung tâm TP. Bắc Ninh, trên địa bàn 3 phường Đại Phúc, Vũ Ninh và Thị Cầu. Dự án có quy mô lớn với tổng diện tích thực hiện hơn 146ha và tổng mức đầu tư ước tính hơn 4.250 tỷ đồng.
Dự án này được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết vào tháng 4/2003 với quy mô 120ha. Tháng 9 cùng năm, UBND tỉnh giao cho Công ty Cổ phần phát triển đô thị Kinh Bắc (nay là Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc - CTCP (KBC) làm chủ đầu tư dự án đầu tư, xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu đô thị mới Phúc Ninh.
Đến tháng 4/2009, UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành quyết định nâng diện tích quy hoạch dự án lên 138,92ha. Đến tháng 11/2009, Sở Xây dựng Bắc Ninh lại ra văn bản phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu đô thị mới Phúc Ninh với diện tích 136,47ha.
Song song với việc phê duyệt quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch, từ năm 2003 – 2012, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành hàng loạt văn bản thu hồi, bàn giao đất cho KBC thực hiện dự án đồng thời tiến hành bồi thường, giải tỏa mặt bằng.
Tuy nhiên, tại kết luận của Thanh tra tỉnh Bắc Ninh vào tháng 10/2018, cơ quan này cho biết dự án đã giải phóng mặt bằng được khoảng 79ha và được cơ quan có thẩm quyền bàn giao, cắm mốc trên thực địa được khoảng 68ha. Diện tích còn lại tuy đã được phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ nhưng đến nay chưa tổ chức bồi thường, hỗ trợ giải tỏa mặt bằng xong. (Xem thêm)
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án khu đô thị sinh thái Dream City, huyện Văn Giang, Hưng Yên. Dự án do Công ty Cổ phần Vinhomes làm chủ đầu tư.
Theo phê duyệt, mục tiêu dự án nhằm xây dựng khu đô thị kiểu mẫu, văn minh, hiện đại, đa dạng về sản phẩm nhà ở, thương mại dịch vụ; tạo bước đột phá về phát triển kinh tế xã hội và động lực phát triển đô thị Văn Giang theo tiêu chí đô thị loại II…
Dự án nằm tại địa bàn xã Long Hưng và xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang với diện tích khoảng 445,4ha, dân số dự kiến 65.000 người.
Siêu dự án Dream City có tổng mức đầu tư 37.994 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu chiếm 15% tổng vốn đầu tư, 85% còn lại là vốn vay và vốn huy động.
Thời gian hoạt động dự án là 50 năm. Tiến độ thực hiện dự án 8 năm kể từ khi phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư. (Xem thêm)
Trong bối cảnh diễn biến dịch trên thế giới còn phức tạp, bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc bộ phận nghiên cứu và tư vấn Savills Hà Nội, cho rằng triển vọng thị trường bất động sản nửa đầu năm 2021 sẽ có những diễn biến cần phải theo sát. Các doanh nghiệp bất động sản được dự báo vẫn bị ảnh hưởng trong giai đoạn này.
“Đầu tư bất động sản luôn là việc doanh nghiệp cần phải tính trong dài hạn. Trong chuỗi các hoạt động từ phát triển quỹ đất, quỹ dự án, chuẩn bị đầu tư, triển khai dự án, bán hàng… thì trong giai đoạn sắp tới các doanh nghiệp có thể chọn lựa một số hoạt động để đảm bảo duy trì trong ngắn hạn, vẫn có thể bắt kịp và phát triển nhanh trong dài hạn”, bà phân tích.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần rà soát lại các đối tượng khách hàng, các phân khúc ở từng địa bàn/địa phương mà doanh nghiệp có thể khai thác.
Lấy ví dụ, bà Hằng cho biết hiện nay, các doanh nghiệp có thể tính đến hướng đầu tư vào bất động sản nhà ở đô thị có khung pháp lý tốt ở nhiều tỉnh thành. Những dòng sản phẩm này sẽ hướng đến khách hàng tại địa phương có dự án và sau đó là khách từ các địa phương lân cận với những ý tưởng phát triển, kinh doanh đã thành công tại các đô thị lớn.
Phát biểu tại hội thảo “Khơi thông sông Cổ Cò: Đột phá mới cho phát triển kinh tế - xã hội Quảng Nam và Đà Nẵng" diễn ra ngày 8/1, ông Nguyễn Sự cho hay sông Cổ Cò từng là trục giao thông chính góp phần hình thành thương cảng Hội An.
Việc bồi lấp dòng sông Cổ Cò có từ thời vua Tự Đức, mùa nước cạn thuyền không đi được và đến thời vua Đồng Khánh thì thuyền to không đi được nữa. Chính chế độ thuỷ triều đã tạo nên sự bồi lấp của sông Cổ Cò.
“Ý định khơi thông sông Cổ Cò bắt đầu từ khá lâu từ năm 1994-1995 giống như nhu cầu khai thông mạch máu. Thế nhưng, do điều kiện lịch sử tách tỉnh, chia tỉnh thì đến năm 2012 mới bàn nhiều hơn về vấn đề này”, ông nói.
Nguyên Bí thư Thành ủy Hội An cũng chỉ ra rằng việc dòng sông bị bồi lấp càng xảy ra tắc nghẽn dòng chảy chất thải càng làm ảnh hưởng tới môi trường. Do đó, việc khơi thông dòng chảy sông Cổ Cò sẽ có tác động tích cực cho môi trường Hội An.
“Tuy nhiên về quy hoạch phải nghiên cứu kỹ, khơi thông để bán đất thì không khó mà phải mang lại nhiều giá trị hơn cho xã hội, con người, kinh tế mới là ý nghĩa”, ông Nguyễn Sự bình luận. (Xem thêm)
Thủ tướng ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sân golf quốc tế, khu dịch vụ phụ trợ, khu biệt thự nghỉ dưỡng tại xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Dự án sân golf quốc tế, khu dịch vụ phụ trợ, khu biệt thự nghỉ dưỡng có tổng nguồn vốn đầu tư là 3.164 tỷ đồng. Quy mô của dự án khoảng 127,68 ha.
Dự kiến, dự án sẽ được khởi công vào quý I/2021 và hoàn thành đưa vào sử dụng vào quý I/2024.
Về phía nhà đầu tư, Thủ tướng cũng yêu cầu Công ty Cổ phần Sân gôn BRG chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác các thông tin, số liệu, nội dung hồ sơ dự án.
Trong quá trình thực hiện dự án, Công ty Sân gôn BRG phải bảo đảm tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, lâm nghiệp, tài nguyên môi trường, tài nguyên nước và các quy định của pháp luật liên quan khác; bảo đảm thực hiện đủ vốn chủ sở hữu và vốn huy động theo đúng quy định của pháp luật để thực hiện dự án theo tiến độ đã cam kết; chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư. (Xem thêm)
Ngày 6/1, Phó chủ tịch thường trực UBND thành phố Hải Phòng Lê Anh Quân đã có buổi kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm.
Qua kiểm tra và nghe báo cáo, Phó chủ tịch thường trực UBND thành phố Lê Anh Quân nhận định dự án vẫn chậm so với yêu cầu tiến độ, gây ảnh hưởng đến việc xây dựng các công trình thuộc dự án.
Do đó, để đảm bảo tiến độ của dự án, ông Quân yêu cầu Ban quản lý dự án khẩn trương hoàn thành các hạng mục còn lại của các khu tái định cư, nhất là các tuyến đường giao thông kết nối.
Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1131/QĐ-TTg, ngày 24/6/2016, nhằm tạo ra bước đột phá trong phát triển đô thị Hải Phòng.
Theo đó, dự án được đầu tư bao gồm: cầu Hoàng Văn Thụ, đê, kè sông Cấm, hệ thống giao thông chính và hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ toàn bộ khu vực Bắc sông Cấm với quy mô hơn 1.445ha.
Tổng mức đầu tư toàn bộ dự án là 9.899 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố và các nguồn vốn hỗ trợ hợp pháp khác. (Xem thêm)
Liên quan đến dự án Khu du lịch sinh thái - tâm linh Lạc Thủy (Hòa Bình), trước đó, Bộ Quốc Phòng đã có văn bản gửi UBND tỉnh Hòa Bình trả lời về việc xin ý kiến địa điểm, ranh giới và nội dung đầu tư xây dựng dự án khu du lịch sinh thái tâm linh Lạc Thủy.
Theo đó, Bộ Quốc phòng thống nhất với đề nghị của UBND tỉnh Hoà Bình về địa điểm quy hoạch và sử dụng khu đất có diện tích khoảng 121,59ha tại xã Phú Lão, huyện Lạc Thuỷ để thực hiện dự án.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng cũng đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo chủ đầu tư không được liên doanh, liên kết với nước ngoài (cả Việt Kiều); không được sử dụng lao động là nước ngoài để thực hiện dự án. Nếu thay đổi chủ đầu tư phải có ý kiến thoả thuận của Bộ Quốc phòng, không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, thực hiện nghiêm các quy định trong triển khai dự án.
Ngoài ra Bộ Quốc phòng cũng yêu cầu phối hợp với một số đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới của dự án tại thực địa và giải quyết các vấn đề cụ thể có liên quan đến quốc phòng trong khu vực để không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ quốc phòng. (Xem thêm)
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.