Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo ông Nghĩa, trong thời gian qua, Thành ủy, UBND TP Đà Nẵng đã có nhiều văn bản báo cáo Thủ tướng về việc chậm công bố kết luận thanh tra này.
"Quan điểm của thành phố là sau khi có kết luận thanh tra, Đà Nẵng sẽ căn cứ vào quy hoạch để phát triển du lịch gắn với công tác bảo tồn Sơn Trà", ông Trương Quang Nghĩa nói.
Trả lời câu hỏi của cử tri về việc xử lý sân vận động Chi Lăng, ông Nghĩa nói chính quyền thành phố muốn chuộc lại sân vận động này để phục vụ cộng đồng, dù đây sẽ là một việc "nhiều khó khăn".
“Sân vận động Chi Lăng chưa thông qua quy hoạch, chưa có quyết định giao đất nhưng các cơ quan chức năng của thành phố lại cấp 14 sổ đỏ sai quy định. Những người liên quan đến việc cấp 14 sổ đỏ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”, Bí thư Đà Nẵng nói.
Ông Nghĩa cũng cho biết giống như nguyện vọng của người dân Đà Nẵng, lãnh đạo địa phương quyết tâm chuộc lại dự án bằng cách hoàn trả lại số tiền mà Đà Nẵng đã thu, cộng với lãi suất ngân hàng. Tuy nhiên, việc thương lượng với các đơn vị liên quan để chuộc lại sân Chi Lăng đang gặp khó khăn vì ông Phạm Công Danh đã dùng 14 sổ đỏ nói trên để thế chấp, vay vốn ngân hàng. Do số tiền Tập đoàn Thiên Thanh còn nợ rất lớn nên các ngân hàng chưa chịu nhường lại sân Chi Lăng cho Đà Nẵng.
Giai đoạn 2010-2011, chính quyền Đà Nẵng bán sân vận động Chi Lăng cho Tập đoàn Thiên Thanh với giá khoảng 1.400 tỷ đồng. Sau khi hoàn tất thủ tục, Phạm Công Danh, Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh, đã chia khu vực sân Chi Lăng thành 14 lô đất. Dù không phù hợp với quy hoạch chung nhưng chính quyền Đà Nẵng vẫn cấp 14 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty con của Tập đoàn Thiên Thanh.
Sau đó, ông chủ tập đoàn này mang 14 sổ đỏ đi thế chấp ngân hàng. Ngày 29/7/2014, ông Phạm Công Danh bị Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an, bắt tạm giam. Dự án sân vận động Chi Lăng nằm trong những nội dung sai phạm nên bị cơ quan chức năng phong tỏa tài sản.
Như VietnamFinance đã đề cập, cuối năm 2019, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý sân vận động Chi Lăng.
Theo ông Thơ, qua rà soát hồ sơ, UBND thành phố Đà Nẵng nhận thấy nhiều vi phạm trong quản lý nhà nước về đầu tư, đất đai, xây dựng… đối với dự án khu phức hợp sân vận động Chi Lăng.
Tuy nhiên, do đây là tài sản thi hành án theo bản án đã có hiệu lực pháp luật của tòa nên không thể thu hồi lại khu đất này để khắc phục các sai phạm đã xảy ra trước đây.
Bên cạnh đó, với những vướng mắc trong việc thi hành án liên quan đến quản lý đất đai, qui hoạch xây dựng của thành phố, quá trình thi hành án sẽ kéo dài gây lãng phí nguồn lực của TP, ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất, người được thi hành án, đặc biệt là ảnh hưởng đến tâm tư tình cảm của nhân dân Đà Nẵng.
Đồng thời, quá trình thi hành án kéo dài với những vướng mắc bất cập sẽ phát sinh thêm nhiều hệ lụy về kinh tế xã hội, gây bất ổn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương. Do đó, cần phải sớm có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và giải quyết dứt điểm vụ việc.
Với những lý do như vậy, UBND thành phố Đà Nẵng kiến nghị Thủ tướng cho phép chính quyền Đà Nẵng được giữ lại toàn bộ diện tích đất tại sân vận động Chi Lăng thông qua thi hành án bằng cách tự nguyện, thỏa thuận với các bên được thi hành án.
Theo đó, thành phố Đà Nẵng sẽ chuyển trả toàn bộ số tiền sử dụng đất mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân sách khi được giao khu đất nói trên để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của người sử dụng đất có đất đang bị thế chấp. Số tiền sử dụng đất thành phố Đà Nẵng thực tế thu nộp ngân sách khi giao quyền sử dụng đất là 1.251 tỷ đồng.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.