Chiến lược 'siêu cường bán dẫn': Ấn Độ tham vọng hình thành trật tự thế giới mới
Mai Lý -
01/08/2023 05:56 (GMT+7)
(VNF) - Ấn Độ đang nỗ lực hết sức để có thể trở thành siêu cường về chất bán dẫn trên toàn cầu và ngày càng có nhiều yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa ủng hộ cho tham vọng này.
Tại sự kiện SemiconIndia diễn ra vào ngày 28/7 vừa qua, giám đốc điều hành của một số công ty bán dẫn hàng đầu tại Mỹ đã dành nhiều lời khen ngợi cho sự phát triển của lĩnh vực công nghệ tại Ấn Độ. Sự kiện này cũng có sự tham gia của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Ông Ajit Manocha, Giám đốc Hiệp hội Quốc tế về Thiết bị và vật liệu Bán dẫn (SEMI), cho biết: “Lần đầu tiên trong lịch sử, các yếu tố từ địa chính trị, chính sách nội địa đến năng lực của các công ty tư nhân đều đang đi theo hướng có lợi cho Ấn Độ, thúc đẩy quốc gia này tham gia sâu rộng vào lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn.
Có vẻ như tham vọng trở thành siêu cường sản xuất chất bán dẫn của Ấn Độ đang nhận được nhiều sự ủng hộ từ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.
Chiến lược chất bán dẫn của Ấn Độ
Chiến lược chất bán dẫn của Ấn Độ bao gồm 2 phần chính, thu hút các công ty nước ngoài hoạt động, đầu tư vào Ấn Độ và hình thành liên minh với các “ông lớn” trong lĩnh vực chất bán dẫn, cụ thể là Mỹ.
Trong thời gian qua, New Delhi đã thông qua nhiều chính sách hỗ trợ cho lĩnh vực chất bán dẫn. Vào tháng 12/2021, chính phủ Ấn Độ đã bật đèn xanh cho kế hoạch khuyến khích trị giá gần 10 tỷ USD để thu hút các nhà sản xuất màn hình và bán dẫn.
Vài tháng trước, Thủ tướng Modi cũng đã đến thăm Mỹ và khẳng định Ấn Độ sẽ hợp tác chặt chẽ với Mỹ ở nhiều lĩnh vực, trong đó có chất bán dẫn. Các chính sách của Ấn Độ bước đầu đang giúp thu hút nhiều công ty nước ngoài.
Tại SemiconIndia, nhiều công ty sản xuất chip của Mỹ đã bật mí về những khoản đầu tư vào Ấn Độ. AMD, nhà sản xuất linh kiện bán dẫn tích hợp đa quốc gia có trụ sở tại California, cho biết họ đang có kế hoạch đầu tư khoảng 400 triệu USD vào Ấn Độ trong 5 năm tới. Trong đó, AMD sẽ xây dựng trung tâm thiết kế lớn nhất của mình tại Bangalore.
Ông Mark Papermaster, CTO của AMD, cho biết: “Thị trường Ấn Độ sẽ đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy công nghệ máy học (machine learning), AI cũng như phần cứng và phầm mềm”.
Vào tháng trước, Micron Technology, nhà sản xuất bộ nhớ máy tính và lưu trữ dữ liệu máy tính của Mỹ, cũng đã công bố kế hoạch thành lập cơ sở thử nghiệm và lắp ráp chất bán dẫn tại bang Gujarat, Ấn Độ với tổng đầu tư lên tới 825 triệu USD.
Ông Sanjay Mehrotra, Giám đốc điều hành của Micron, cho biết: “Chúng tôi hy vọng rằng khoản đầu tư này sẽ là chất xúc tác cho các khoản đầu tư khác trong lĩnh vực chất bán dẫn tại Ấn Độ. Đồng thời, nó sẽ góp phần làm tăng cường năng lực sản xuất bản địa, khuyến khích đổi mới và hỗ trợ tạo cơ hội việc làm cho người dân địa phương”.
Một nhà đầu tư đáng chú ý khác là Foxconn – nhà sản xuất điện tử đa quốc gia của Đài Loan cũng đang tính toán đầu tư vào Ấn Độ sau khi rút khỏi liên doanh trị giá 19,5 tỷ USD với tập đoàn Vedanta của Ấn Độ. Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC, chủ tịch của Foxconn tiết lộ tập đoàn này đang tìm cách đầu tư 2 tỷ USD vào Ấn Độ trong 5 năm tới.
Lợi thế của Ấn Độ
Không phải cho đến bây giờ Ấn Độ mới bắt đầu chú trọng đến ngành công nghiệp sản xuất chip trong nước. Vào năm 2007, Ấn Độ từng là quốc gia đi đầu trong việc xây dựng nhà máy sản xuất chip Intel trị giá hàng tỷ USD. Thế nhưng kế hoạch này đã thất bại sau khi chính phủ chần chừ trong việc đưa ra các chính sách đầu tư vào lĩnh vực chất bán dẫn.
Tuy nhiên, dưới thời của Thủ tướng Modi, sự thuận lợi trong kinh doanh đang dần được cải thiện đáng kể. “Dù thành tích đạt được chưa thực sự ấn tượng nhưng chính phủ Ấn Độ đang đi đúng hướng với các chính sách tạo động lực và thu hút các công ty bán dẫn hàng đầu thế giới”, ông Neil Shah, đối tác cấp cao tại Công ty tư vấn công nghệ Counterpoint Research nhận định.
Vào năm 2014, chính phủ Ấn Độ khởi xướng sáng kiến “Made in India” được chính phủ Ấn Độ với mục đích thúc đẩy sản xuất tại Ấn Độ và đưa quốc gia này trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu. Sáng kiến này bao gồm chương trình “Khuyến khích Liên kết sản xuất PLI” dành cho lĩnh vực điện tử, cung cấp gói ưu đãi trị giá 1,7 tỷ USD cho các công ty thành lập cơ sở sản xuất chất bán dẫn tại Ấn Độ.
Ngoài ra, chính phủ Ấn Độ còn giới thiệu các chương trình hỗ trợ khác như Khuyến khích liên kết thiết kế (DLI), Chips to Startup (C2S), Khuyến khích linh kiện điện tử và chất bán dẫn (SPECS) để hỗ trợ cho sự phát triển của lĩnh vực này.
Không chỉ vậy, chính phủ Ấn Độ còn chú trọng đầu tư vào con người. Trong những năm gần đây, Ấn Độ đã có những bước tiến đáng kể trong ngành công nghiệp chất bán dẫn và trở thành một trong những quốc gia có đội ngũ kỹ sư có thay nghề cao.
Các kỹ sư Ấn Độ chiếm khoảng 20% lực lượng lao động trong lĩnh vực thiết kế chất bán dẫn trên thế giới. Họ đóng vai trò quan trọng trong các giai đoạn khác nhau của quy trình tạo ra chất bán dẫn, từ thông số kỹ thuật, kiến trúc đến triển khai vật lý, hỗ trợ sản xuất và đánh giá chất lượng.
Để đảm bảo lực lượng lao động lành nghề cho tương lai, chính phủ Ấn Độ cũng đã đưa ra các chương trình phát triển và nuôi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn. Nhiều công ty hàng đầu trong lĩnh vực này cũng cam kết đào tạo và phát triển các tài năng tương lai trong ngành công nghiệp bán dẫn tại Ấn Độ.
Đơn cử như Lam Research Corporation, công ty có trụ sở tại California gần đây đã công bố chương trình đào tạo 60.000 kỹ sư Ấn Độ về công nghệ nano trong vòng 10 năm, góp phần hỗ trợ các mục tiêu của Ấn Độ trong giáo dục và phát triển lực lượng lao động của ngành công nghiệp chất bán dẫn.
Bên cạnh những yếu tố “nội tại”, con đường trở thành siêu cường bán dẫn của Ấn Độ cũng đang được hưởng lợi từ nhiều yếu tố khách quan bên ngoài. Cùng với Việt Nam và Singapore, Ấn Độ đang là ứng cử viên nặng ký cho các nhà đầu tư muốn tránh xa sự bất ổn tại thị trường Trung Quốc và Đài Loan. Làn sóng “Trung Quốc +1” đang khiến nhiều “ông lớn” tìm đến thị trường Ấn Độ như một miền đất hứa giúp đảm bảo cho chuỗi cung ứng sản xuất, trong đó có cả các nhà sản xuất chất bán dẫn.
Tuy nhiên, hành trình trở thành siêu cường bán dẫn tiếp theo của Ấn Độ không phải là không có thách thức. Việc định giá đất đai, mạng lưới điện thiếu ổn định và mức lương của người lao động tương đối cao của Ấn Độ là những yếu tố làm nhiều nhà đầu tư “chùn bước” khi chọn quốc gia này là đối tác thương mại. Chưa kể, nhiều quốc gia khác cũng đang chạy đua đầu tư vào các cơ sở đúc chip tiên tiến nhất với các gói ưu đãi hấp dẫn khiến “Ấn Độ có thể sẽ phải bỏ bớt tham vọng”.
Bất chấp những khó khăn trước mắt, Bộ trưởng Bộ Điện tử và Công nghệ thông tin của New Delhi Rajeev Chandrasekhar vẫn lạc quan rằng “một trật tự mới trong thế giới chất bán dẫn đang được hình thành”, trong đó Ấn Độ sẽ là người chơi không thể thiếu trong cuộc đua này.
(VNF) - Khám phá danh sách 10 công ty lớn nhất thế giới theo vốn hóa thị trường năm 2025 và tìm hiểu tầm ảnh hưởng của những “ông lớn” trên thị trường toàn cầu. Apple – công ty đã thống trị ngành công nghệ trong nhiều thập kỷ.
(VNF) - Giá dầu tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 tháng vào ngày 10/1 sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden áp đặt lệnh trừng phạt khắc nghiệt lên gành công nghiệp dầu mỏ của Nga để cắt nguồn tài trợ cho chiến sự tại Ukraine.
(VNF) - Sở hữu khối tài sản ròng lên tới gần 160 tỷ USD, nhà đồng sáng lập Microsoft, tỷ phú Bill Gates đang có kế hoạch thoát ra khỏi top 10 tỷ phú giàu nhất thế giới thông qua việc trao đi phần lớn tài sản của mình.
(VNF) - Trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới đầu năm 2025, Elon Musk tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu với khối tài sản khổng lồ, vượt xa các đối thủ. Những tên tuổi quen thuộc như Jeff Bezos, Bernard Arnault và Warren Buffett vẫn góp mặt trong bảng xếp hạng. Dưới đây là chi tiết về tài sản đáng của những giàu nhất hành tinh.
(VNF) - Trung Quốc cáo buộc các cuộc điều tra do Liên minh châu Âu (EU) tiến hành đối với các công ty Trung Quốc cấu thành "rào cản thương mại và đầu tư không công bằng", đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất trong tranh chấp thương mại đang diễn ra giữa hai bên.
(VNF) - Năm 2025 được định hình là một năm với nhiều biến số đối với nền kinh tế toàn cầu, một năm mà tăng trưởng dự kiến sẽ vẫn ở mức "ổn định nhưng không mấy ấn tượng" là 3,2%, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
(VNF) - Một người đàn ông vô gia cư đã bị bắt giữ vì có liên quan đến vụ cháy rừng Kenneth bùng phát vào chiều 9/1 tại West Hills, Los Angeles, trong khi các vụ cháy rừng dữ dội vẫn tiếp tục hoành hành ở Nam California, theo các báo cáo.
(VNF) - Chủ nhà ở những khu vực “tuyến đầu” dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai ở Mỹ không thể có được mức bảo hiểm đầy đủ vì các công ty bảo hiểm đã rời khỏi tiểu bang để tránh tổn thất.
(VNF) - Thảm họa cháy rừng vừa diễn ra được xem là vụ cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử California (Mỹ) hiện đại. Theo ước tính sơ bộ của Tổ chức dự báo thời tiết tư nhân AccuWeather, thiệt hại do cháy rừng ở California có thể gây tổn thất kinh tế lên tới 150 tỷ USD.
(VNF) - Đồng USD đã tăng giá mạnh kể từ khi Tổng thống đắc cử Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, khiến các loại tiền tệ châu Á giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.
(VNF) - Trung Quốc đã bổ sung thêm nhiều thiết bị gia dụng vào chương trình đổi hàng tiêu dùng và sẽ trợ cấp thêm cho các sản phẩm kỹ thuật số trong năm nay nhằm nỗ lực phục hồi nhu cầu hàng gia dụng đang trì trệ.
(VNF) - Một trong những đơn vị khai thác cảng lớn nhất Trung Quốc đã cấm các tàu chở dầu của Nga bị Mỹ trừng phạt cập cảng tại bến của mình ở tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc, một động thái được cho là một đòn giáng mạnh vào "hạm đội bóng tối" của Nga.
(VNF) - Vốn hóa thị trường của Nvidia hiện lớn gấp đôi tổng vốn hóa của các đối thủ cạnh tranh hàng đầu cộng lại khi công ty này chiếm lĩnh thị trường chip cho trí tuệ nhân tạo.
(VNF) - Theo số liệu chính thức vừa được công bố, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã mua thêm 300.000 ounce vàng trong tháng trước trong bối cảnh giá vàng giao dịch gần mức kỷ lục và kỷ nguyên Trump 2.0 sắp bắt đầu.
(VNF) - Trong bối cảnh Hungary tiếp tục ủng hộ lập trường của Nga, Ukraine tuyên bố họ sẽ thay thế nếu Budapest quyết định tham gia khối do Nga đứng đầu thay vì các tổ chức phương Tây.
(VNF) - Một đám cháy rừng bùng phát do gió mạnh đã quét qua một sườn đồi ở Los Angeles, kéo dài hơn 1 ngày và khiến hàng trăm nghìn người phải đi sơ tán.
(VNF) - Greenland đang trở thành tâm điểm chú ý khi Tổng thống Donald Trump tiếp tục muốn mua lại hòn đảo này vào đầu năm 2025. Đây không chỉ là vùng đất băng giá mà còn là chìa khóa trong cuộc tranh giảnh ảnh hưởng toàn cầu tại Bắc Cực, nơi các siêu cường như Mỹ, Nga và Trung Quốc đang tăng cường hiện diện.
(VNF) - Tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ ngoại hối toàn cầu đã giảm dần trong nhiều năm khi các ngân hàng trung ương đa dạng hóa các khoản nắm giữ của mình sang các tài sản được định giá bằng các loại tiền tệ khác. Dù vậy, USD hiện vẫn là đồng tiền thống trị dự trữ ngoại hối toàn cầu.
(VNF) - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 7/1 đã từ chối loại trừ khả năng sử dụng biện pháp cưỡng chế về quân sự hoặc kinh tế để mở rộng nước Mỹ.
(VNF) - JPMorgan, cùng với năm ngân hàng hàng đầu khác của Mỹ, đã rút khỏi Liên minh Net Zero chỉ sau một tháng. Động thái này không chỉ khiến liên minh này lung lay mà còn dấy lên câu hỏi về tương lai của tài chính xanh.
(VNF) - Bộ trưởng Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc Park Sang-woo tuyên bố ông sẽ từ chức vì cảm thấy có "trách nhiệm nặng nề" trong vụ tai nạn máy bay Jeju Air khiến 179 người thiệt mạng vào tháng trước.
(VNF) - Từ ngày 7-10/1, CES 2025 - sự kiện công nghệ lớn nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới đã khai mạc. Các hãng công nghệ đã mang đến hàng loạt sản phẩm mới, độc và lạ cả về thiết kế lẫn tính năng. Nổi bật là cuộc trình diễn của các ông lớn chip, AI.
(VNF) - Sau khi Thủ tướng Canada Justin Trudeau từ chức, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump lên tiếng cho rằng đây là thời điểm tốt để Canada gia nhập Mỹ, trở thành "tiểu bang thứ 51" của nước này.
(VNF) - Ngày 7/1, một trận động đất mạnh 6,8 độ richter đã xảy ra tại huyện Dingri, thành phố Shigatse, khu tự trị Tây Tạng, Tây Nam Trung Quốc, khiến hàng trăm người thương vong.
(VNF) - Lượng khí đốt tự nhiên khổng lồ của châu Âu hiện đang cạn kiệt với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2018 khi thời tiết lạnh giá làm tăng nhu cầu sưởi ấm.
(VNF) - Khám phá danh sách 10 công ty lớn nhất thế giới theo vốn hóa thị trường năm 2025 và tìm hiểu tầm ảnh hưởng của những “ông lớn” trên thị trường toàn cầu. Apple – công ty đã thống trị ngành công nghệ trong nhiều thập kỷ.
(VNF) - Lô đất từng thuộc sở hữu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh tại đường Minh Tảo, quận Bắc Từ Liêm mới đây đã có những chuyển động mới. Nhiều người quan tâm liệu có phải chủ mới đã tiếp quản và làm dự án mới.