'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Liên quan đến việc, liên danh các nhà thầu Hyundai - Ghella (Hàn Quốc, Italy) thi công gói thầu CP03-hầm và các ga ngầm thuộc tuyến đường sắt đô thị Nhổn- Ga Hà Nội đòi bồi thường thiệt hại 81 triệu USD do chậm bàn giao mặt bằng, ông Nguyễn Cao Minh, Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội khẳng định đây mới là đề xuất của nhà thầu và việc này không ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án.
-Thưa ông, việc đòi bồi thường thiệt hại do chậm bàn giao mặt bằng dự án của liên danh nhà thầu có cơ sở hay không?
Ông Nguyễn Cao Minh: Khiếu kiện đòi bồi thường của liên danh nhà thầu được thực hiện theo đúng quy định của hợp đồng. Bởi trong hợp đồng có hẳn điều khoản về việc này, cho phép nhà thầu trong quá trình triển khai dự án, nếu thấy rằng bên đối tác chưa thực hiện theo đúng quy định của hợp đồng đã ký kết thì có quyền gửi kiến nghị yêu cầu đòi bồi thường.
Dự án đường sắt đô thị Nhổn- Ga Hà Nội là dự án lớn và phức tạp nên trong quá trình triển khai dự án không tránh khỏi rủi ro liên quan đến việc khiếu kiện của nhà thầu và việc này cũng đã từng xảy ra.
Để kịp thời giải quyết các khiếu kiện, kiến nghị của nhà thầu theo đúng quy định của hợp đồng và luật, Ban Quản lý ĐSĐT cùng với Tư vấn giám sát Systra đã phối hợp xây dựng hệ thống quản lý, xử lý các khiếu kiện này trên tinh thần hợp tác, chia sẻ giữa các bên.
-Theo quy định, quá trình xử lý khiếu kiện của nhà thầu kéo dài bao lâu, thưa ông?
Đối với việc xử lý khiếu kiện và kiến nghị của nhà thầu có 3 bước:
Hai bên có trao đổi về khiếu kiện; tư vấn giám sát có trách nhiệm giúp chủ đầu tư trả lời nhà thầu. Tư vấn giám sát đóng vai trò như một bên thứ ba, trung gian cố gắng đảm bảo sự công bằng giữa hai bên.
Nếu các bên không thống nhất với sự hòa giải này thì sẽ thống nhất lập ra một Ban hòa giải để cùng xem xét lại các yếu tố liên quan đến khiếu kiện. Nếu Ban hòa giải tiếp tục không giải quyết được thì xử lý bằng trọng tài kinh tế.
Cụ thể với khiếu kiện đòi bồi thường 81 triệu USD của nhà thầu đưa ra, chủ đầu tư đang xem xét ở cấp độ 1, tức là hai bên đang trao đổi về vấn đề này trên tinh thần hợp tác, thân thiện và chia sẻ.
Bên cạnh đó, Tư vấn giám sát cũng đã yêu cầu nhà thầu phải cần phải có giải trình rõ sai khác so với hợp đồng gốc ban đầu, trách nhiệm của các bên cũng như các chứng cứ liên quan theo quy định để chứng minh được các nội dung thuộc về trách nhiệm của chủ đầu tư; nhà thầu phải xác định các chi phí tổn thất của nhà thầu theo đúng các quy định của Việt Nam.
- Việc xử lý này liệu có ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án?
Theo quy định, sau 84 ngày, chủ đầu tư phải có văn bản trả lời với nhà thầu liên quan đến khiếu kiện đòi bồi thường 81 triệu USD. Trên cơ sở này, nhà thầu có thể đồng ý hay không đồng ý. Nhưng trong 84 ngày này, chúng tôi sẽ làm việc cụ thể, kỹ càng với nhà thầu. Nếu hai bên vẫn không thống nhất thì sẽ tiếp tục thỏa thuận với nhau.
Cần phải nhắc lại rằng vào năm 2015, nhà thầu cũng đã đòi bồi thường thiệt hại 40 triệu USD cũng liên quan đến yếu tố chậm mặt bằng. Tư vấn giám sát và chủ đầu tư đã có văn bản từ chối đề xuất của nhà thầu, cũng như hướng dẫn nhà thầu thực hiện theo đúng quy định của hợp đồng, làm rõ các nội dung liên quan cần thực hiện, theo tinh thần hòa giải và hợp tác.
Hiện nay, nhà thầu không đặt nặng vấn đề về việc bồi thường, không lấy cớ đòi bồi thường này mà gây áp lực lên tiến độ chung của dự án. Hai bên vẫn đang hợp tác để giải quyết theo từng bước. Và, tiến độ chung của dự án như báo cáo và được Chính phủ đồng ý, đoạn tuyến trên cao sẽ hoàn thành và khai thác vào cuối 2020, đoạn ngầm sẽ hoàn thành và khai thác cuối 2022.
-Nếu kết quả hòa giải không đạt, tiền bồi thường cho nhà thầu sẽ lấy từ đâu?
Khoản đòi bồi thường 81 triệu USD cần phải được phân tích cụ thể và chi tiết, trong đó nếu là các sửa đổi bổ sung của nhà thầu liên quan đến việc sửa đổi bổ sung biện pháp thi công, phát sinh chi phí hợp lý thì theo quy định chúng ta cần phải bổ sung cho nhà thầu và sẽ lấy từ nguồn dự phòng dự án.
Hoặc nếu do điều kiện khách quan nhà thầu bắt buộc phải kéo dài thời gian thực hiện thi công thì cũng sẽ phải bổ sung chi phí cho nhà thầu. Tuy vậy, việc này không làm tăng tổng mức đầu tư của dự án.
-Công tác giải phóng mặt bằng trong thời gian tới có đảm bảo cho tiến độ dự án?
Thành phố đã chỉ đạo tập trung giải quyết vướng mắc sớm nhất để hoàn thành giải phóng mặt bằng cho 4 ga ngầm còn lại của dự án, đảm bảo bàn giao cho nhà thầu triển khai thi công.
Hiện, nhà thầu đã mở được 3/5 công trường thi công, trong tháng 4, tiếp tục mở công trường triển khai thi công ga ngầm S12 Trần Hưng Đạo và trong tháng 6 sẽ mở tiếp công trường thi công ga ngầm Văn Miếu. Ngoài ra, chúng tôi đã thống nhất với nhà thầu thay đổi biện pháp thi công, thay vì thi công khi có toàn bộ mặt bằng bằng giải pháp, có mặt bằng đến đâu thi công đến đấy.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.