Chứng chỉ tiền gửi Mỹ là gì ? Mục tiêu và rủi ro của Chứng chỉ tiền gửi Mỹ

Thanh Hằng - 22/06/2018 17:06 (GMT+7)

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Chứng chỉ tiền gửi Mỹ là gì? Mục tiêu và rủi ro của Chứng chỉ tiền gửi Mỹ.

VNF
Chứng chỉ tiền gửi Mỹ (American Depository Receipt – ADR) là một chứng khoán do ngân hàng Mỹ phát hành cho người Mỹ được đảm bảo bằng cổ phần của một công ty nước ngoài mà ngân hàng này nắm giữ

Chứng chỉ tiền gửi Mỹ là gì?

Chứng chỉ tiền gửi Mỹ (American Depository Receipt – ADR) là một chứng khoán do ngân hàng Mỹ phát hành cho người Mỹ được đảm bảo bằng cổ phần của một công ty nước ngoài mà ngân hàng này nắm giữ. Người nắm giữ ADR có quyền được chia cổ tức của công ty nước ngoài. Chính ADR cũng được mua đi bán lại. Lợi thế của loại chứng khoán này là cho phép công ty nước ngoài tiếp cận được thị trường vốn ở Mỹ và đáp ứng được nhu cầu của người Mỹ về các loại cổ phần “mạnh” dễ mua bán. 

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Mục tiêu và rủi ro của Chứng chỉ tín thác Mỹ

ADRs là một cách tuyệt vời để mua cổ phiếu của một công ty nước ngoài và tận dụng tiềm năng tăng trưởng của các thị trường bên ngoài nước Mỹ. ADRs đem lại một cơ hội tốt để đầu cơ giá lên cũng như thu lợi nhuận nếu công ty đó trả cổ tức cho các nhà đầu tư. Khi phân tích các công ty nước ngoài, nhà đầu tư cần tính toán đến nhiều yếu tố chứ không chỉ các chỉ số cơ bản, bao gồm:

Rủi ro chính trị: Bạn cần phải biết rằng tình hình chính trị tại nước phát hành ADR có ổn định hay không, nếu biến động thì có mạnh không? Liệu nó có ảnh hưởng gì đến thị trường tài chính không?

Rủi ro tỷ giá hối đoái: Các loại tiền tệ dao động tỷ giá với nhau. Như vậy, rủi ro tỷ giá hối đoái là yếu tố bổ sung rất quan trọng để xem xét khi đầu tư vào ADRs ngoài biên giới Hoa Kỳ.

Rủi ro lạm phát: Lạm phát là nguy cơ mất sức mua. Các công ty nước ngoài phải tuân thủ các hệ thống tiền tệ và chính sách ngân hàng trung ương của quốc gia mà họ đặt trụ sở. 

Cùng chuyên mục
Tin khác