Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Những năm đầu thập niên 90, Nam Sài Gòn là một vùng đất đầm lầy, hoang sơ, không có đường mòn và không mang lại giá trị kinh tế. Không nhiều người đủ dũng cảm và tự tin để nghĩ tới việc xây dựng nên một mô hình đô thị hiện đại trên vùng đất chỉ toàn là đầm lầy sông nước. Thời điểm này, dự án liên doanh của Phú Mỹ Hưng ra đời chính là đại diện tiêu biểu cho công cuộc chuyển mình của TP. HCM sau chính sách kêu gọi đầu tư nước ngoài. Công ty Phú Mỹ Hưng được thành lập ngày 19/5/1993 là liên doanh giữa 2 công ty: Công ty TNHH Một Thành Viên Phát Triển Công Nghiệp Tân Thuận (IPC) và Tập đoàn Central Trading & Development.
Ông Phan Chánh Dưỡng, người tham gia xây dựng khu đô thị này ngay từ đầu và cũng đại diện Việt Nam ký hợp đồng liên doanh thành lập Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng nhớ lại, quá trình xây dựng khu đô thị đã gặp vô vàn gian nan trong nhiều năm liên tiếp trước khi đi đến đồng thuận của bên đầu tư và phía Việt Nam. Một khu đô thị được xây dựng trên đầm lầy, cơ sở hạ tầng gần như là con số không. Và, cái đáng quan tâm nhất cũng là cái khó khăn lớn nhất mà họ phải vượt qua, đó chính là cơ chế.
Ông kể, khi đó trong Công ty Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC), “trong 10 người thì hết chín người lắc đầu khi ông bắt đầu đưa ý tưởng khu đô thị vào vùng Nhà Bè hoang vu, ngập mặn”. Có bốn đối tác nước ngoài đã ký biên bản ghi nhớ, nhưng khi các chuyên gia của họ đặt chân đến Nhà Bè về, các đối tác này tỏ ý không tiếp tục hợp tác hoặc cố tình chần chừ không chịu triển khai. Trong bối cảnh đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở TP.HCM và trên cả nước, để mọi người chấp nhận ý tưởng về con đường và khu đô thị mới thật không dễ dàng. Người ta phản đối vì nhiều lý do khác nhau.
Sau đó, ông Phan Chánh Dưỡng tìm được Công ty CT&D và người đứng đầu lúc đó là ông Lawrence S. Ting đã thể hiện quyết tâm thực hiện một cách nghiêm túc và kiên trì vượt qua những trở ngại. Ngoài ra, mô hình phát triển hạ tầng tại vùng đất Nhà Bè thực hiện được cũng nhờ ông Nguyễn Vĩnh Nghiệp (lúc đó là chủ tịch UBND TP. HCM), người đã thuyết phục lãnh đạo từ thành phố đến Trung ương đồng thuận dự án này. Dù gặp phải rất nhiều thách thức trong thời kỳ đầu quá trình đổi mới, nhưng với tầm nhìn xa trông rộng, Tập đoàn CT&D, Công ty Phú Mỹ Hưng và các chuyên gia, lãnh đạo TP. HCM lúc ấy đã quyết tâm tạo ra một khu đô thị Phú Mỹ Hưng hiện đại như ngày hôm nay.
Ông Phạm Chánh Trực, nguyên Phó Bí thư thành ủy TP. HCM, nhận định vào thời điểm đó, cơ chế liên quan đến đất đai chưa hoàn chỉnh, ngay cả Luật Đất đai cũng chưa hoàn thiện. Do vậy, cơ chế còn nhiều vướng mắc. Điểm chung của cơ chế này là quá nhiêu khê, không theo kịp và làm chậm lại sự phát triển kinh tế xã hội. Một khó khăn lớn khác mà những người xây dựng khu đô thị này phải vượt qua là làm thế nào để xây dựng những khu nhà chọc trời, con đường rộng đến 120m trên khu vực đầm lầy. Không ít ý kiến phản đối khi khu vực này được chọn để xây dựng đô thị vì chi phí quá tốn kém và rủi ro.
Từ sau năm 2006, người ta đã thấy một Nhà Bè rất khác. Đại lộ Nguyễn Văn Linh nối hai đầu bờ là Khu chế xuất Tân Thuận và khu đô thị sạch đẹp Phú Mỹ Hưng. Dọc theo con đường rộng 120m này, là những công trình kiến trúc bề thế, các công viên tươi xanh mà ở đó khu đô thị mới đã tạo nên không gian sống phồn vinh, hiện đại cho con người.
Sự ra đời Phú Mỹ Hưng không những nhằm thực hiện mục tiêu “thành phố hướng ra biển Đông” mà còn đánh thức vùng đất hoang sơ, nghèo nàn phía Nam TP. HCM trở thành một vùng phát triển thịnh vượng. Từ một “vùng đất chết” mọc lên một khu đô thị “đáng sống” ở Việt Nam. Năm 1996, Công ty Phú Mỹ Hưng bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị Phú Mỹ Hưng. Đó là đại lộ Nguyễn Văn Linh dài 17,8km, lộ giới 120m có 10 làn xe. Đại lộ Nguyễn Văn Linh được xây dựng hoàn toàn mới băng qua vùng đất đầm lầy huyện Nhà Bè (nay là Quận 7), Quận 8 và huyện Bình Chánh. Từ đây, những nét vẽ đầu tiên của khu đô thị bắt đầu dần hiện thực hóa.
Cái tên Phú Mỹ Hưng đã gắn liền với TP. HCM vài chục năm nay. Đây là dự án Khu đô thị đầu tiên được quy hoạch hoàn chỉnh ở Việt Nam tính từ sau năm 1986. Đô thị này không chỉ có mảng xanh phủ mát quanh năm, kiến trúc thân thiện với con người mà còn đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội. Các dải đất ven mặt nước được sử dụng làm nơi công cộng và không gian mở này được dành cho tất cả mọi người thưởng ngoạn. Nhiều công viên lớn, nhỏ được tổ chức để tạo không gian cho các sinh hoạt công cộng…
Phân tích sâu hơn về sự thành công của khu đô thị Phú Mỹ Hưng, PGS.TS Nguyễn Trọng Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP. HCM chỉ ra, một trong những yếu tố để đô thị PMH đi từ bản vẽ ra thực tế mà không bị phá vỡ quy hoạch chính là sự tham gia ngay từ đầu của nhà đầu tư trong công tác quy hoạch. Vẫn theo PGS,TS. Nguyễn Minh Hòa, một giá trị khác, đó là Phú Mỹ Hưng góp phần định hình một phong cách sống mới, phong cách sống hiện đại của thế kỷ XXI, khiến con người có ý thức hơn về những quy ước sống nơi công cộng. .Việc thay đổi quan niệm của mọi người về nơi cư trú, từ “một chỗ chui ra chui vào” đến “một không gian sống”, đó là một sự thay đổi ghê gớm, không chỉ trong người dân mà còn tác động đến tư duy của các cấp lãnh đạo.
Giờ đây, nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước chọn Phú Mỹ Hưng làm “thủ phủ” ở Việt Nam như Unilever, Manulife, Vinamilk, Petroland, Vietcombank, Eximbank, Agribank, Indovinabank, SEAbank… Hiện nhiều dự án khu trung tâm văn hóa, thương mại và tài chính của khu đô thị Phú Mỹ Hưng đã hoàn thành hoặc đang trong quá trình xây dựng. Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn do Saigontourist và Công ty Phú Mỹ Hưng được đầu tư hơn 200 triệu USD đã hoàn thiện. Dự báo, trong tương lai không xa, khu Trung tâm Thương mại Tài chính quốc tế PMH không chỉ “chia lửa” cho khu trung tâm hiện hữu của TP.HCM mà thậm chí còn có lợi thế hơn do nằm trong khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên của Việt Nam với quy hoạch hiện đại, cơ sở hạ tầng đồng bộ và gần với các tuyến giao thông kết nối dễ dàng với Cảng hàng không quốc tế Long Thành cũng như các cảng biển quốc tế Cái Mép - Thị Vải, Hiệp Phước…
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.