'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Để rộng đường dư luận, VietnamFinance xin trích đăng một số thông tin tại cuộc đối thoại này.
- Thưa ông, từ năm 2009, dự án cầu Tân Đệ đã hoàn vốn, vậy cơ sở nào mà các cơ quan chức năng lại cho phép trạm thu phí Tân Đệ hoàn vốn cho tuyến đường La Uyên – Tân Đệ, sau này lại có thêm cả truyến tránh Đông Hưng?
Về nguyên tắc, trạm thu phí Tân Đệ đã hết hạn thu phí cầu Tân Đệ từ tháng 4/2009. Nhưng do dự án BOT Quốc lộ 10 tuyến La Uyên – Tân Đệ thành lập nên Bộ Giao thông vận tải cho phép chủ đầu tư thu phí. Phần phí này coi như phần vốn góp của nhà nước đối với dự án.
Theo thiết kế, tuyến BOT Quốc lộ 10 (đoạn từ cầu La Uyên - cầu Tân Đệ, dài 5,5 km, đường 4 làn xe) và đoạn tránh thị trấn Đông Hưng (dài 6,5km, đường 2 làn xe). Tổng mức đầu tư của dự án hơn 1.000 tỷ đồng. Trong đó vốn nhà đầu tư 902 tỷ đồng, vốn nhà nước hỗ trợ hơn 121 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Tasco làm chủ đầu tư. Thời gian thu phí thu hồi vốn dự án tới năm 2021.
- Cần làm rõ, từ năm 2009, khi dự án La Uyên – Tân Đệ chưa hoàn thành tại sao đã được phép thu phí?
Như tôi đã nói, trong phương án hoàn vốn cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước. Vì thế, nhà nước cho phép tiếp tục thu phí để coi đó là phần vốn góp của nhà nước, vì nhà nước không có tiền để chi vào đó. Điều này đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Vậy điều này có vi phạm Thông tư 90 của Bộ Tài chính không? Tại sao chưa có sản phẩm vẫn cho thu tiền? Điều này có sai không, thưa ông?
Về việc quyết định thời gian thu phí, chúng tôi đã có báo cáo gửi các bộ ngành và trình xin ý kiến Chính phủ về vấn đề này.
- Hiện tại, nhiều người dân không đi tuyến tránh Đông Hưng (Thái Bình) nhưng vẫn phải đóng phí. Trong khi đó, Bộ Giao thông vận tải không cho phép làm đường 1 nơi, thu phí nơi khác. Vậy Bộ Giao thông vận tải xử lý như thế nào, thưa ông?
Trước đây, Nghị định 108 của Chính phủ cho phép đầu tư đường bộ trên cả những tuyến đường hiện hữu (điều này nảy sinh tại nhiều dự án chứ không chỉ riêng dự án này). Thậm chí, hồi đó vẫn cho phép dự án đầu tư nơi này nhưng thu phí nơi khác.
Mặt khác, BOT là kênh huy động vốn quan trọng của nhà nước, lại có nhiều điểm mới nên chưa tách bạch được chuyện làm đường ở đâu bắt buộc phải thu ở đó. Ví dụ, như xây dựng một số tuyến tránh, để đảm bảo hoàn vốn vẫn cho đặt trạm thu phí trên Quốc lộ 1.
Từ năm 2016, sau khi có sự giám sát của đoàn đại biểu Quốc hội, nghị quyết 437 ra đời, không cho phép đặt trạm thu phí ngoài phạm vi dự án. Điều này cũng đã và đang được quán triệt tại các dự án, sẽ đưa vào Luật các dự án BOT hoặc đối tác công tư (PPP) tới đây. Hiện nay nếu hồi tố thì nhà nước không thể mua lại được tất cả các BOT như vậy.
- Trước đây, khi thành lập dự án không có đường tránh Đông Hưng, vậy tại sao lại bổ sung dự án trên vào tuyến La Uyên – Tân Đệ, thưa ông?
Một dự án muốn bổ sung bao giờ cũng phải có trình tự thủ tục, được các cấp thẩm quyền phê duyệt và bắt buộc căn cứ vào điều khoản, luật quy định chứ không thể tuỳ tiện thực hiện.
- Chúng tôi mong muốn được công khai các hạng mục thi công dự án, điều này có được không thưa Thứ trưởng?
Hiện tại, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có nhiệm vụ giám sát các trạm BOT, bản thân trang web Bộ Giao thông vận tải cũng có công khai các hạng mục đầu tư tại các dự án, gồm hợp phần nào, giá phí, chủ đầu tư, điểm thu phí....
Chủ đầu tư trực tiếp thu phí sẽ có trách nhiệm công bố về hợp đồng đã ký, mức phí, đồng thời, tuyên truyền giải thích cho người dân, đảm bảo trật tự nơi thu phí.
- Hiện tại, trong 3 tháng nay chưa có sự gặp gỡ và tuyên truyền với người dân, Thứ trưởng đánh giá thế nào?
Về vấn đề này tôi sẽ kiểm tra lại!
- Dù là hợp đồng đã ký nhưng khi tuyến Đông Hưng chưa triển khai, tại sao Bộ Giao thông vận tải không dừng ngay hợp đồng lúc đó, thưa ông?
Chúng tôi đã kiểm tra, rà soát nhưng tại thời điểm đó, hợp đồng đã ký là không thay đổi, vì các điều khoản ràng buộc nằm trong cam kết hợp đồng. Còn đối với các dự án khác như Quốc lộ 53 hay Quốc lộ 62 cũng trong tình trạng tương tự nhưng do chưa ký hợp đồng nên chúng tôi yêu cầu dừng ngay.
- Sau khi người dân phản đối mạnh mẽ tại dự án BOT cầu Tân Đệ và Mỹ Lộc, hướng xử lý của Bộ Giao thông vận tải thế nào?
Chúng tôi đang đề xuất giảm phí tại 2 trạm này, đồng thời rà soát, chốt lại hợp đồng dự án.
- Các cơ quan chức năng là người ký hợp đồng nhưng người dân phải trả phí. Vậy tại sao lại là “hợp đồng mật”. Chúng tôi cần công khai bản vẽ hoàn công, bản vẽ thiết kế, phương án tài chính, mua sắm thiết bị. Chúng tôi xin nêu ra những báo giá “trên trời” khi mua sắm thiết bị tại dự án này. Ví dụ, chỉ 1 cọc sắt có giá 2,2 tỷ đồng, một thiết bị cho trạm thu phí không dừng tại BOT Tân Đệ lên tới 7 tỷ đồng. Vậy điều đó có thể công khai không, thưa ông?
Điều này có trong quy định của pháp luật, chủ đầu tư phải công khai những gì. Người dân và các cơ quan giám sát dự án có chức năng như thế nào. Dự án đầu tư bắt buộc phải công khai tại nơi làm dự án về: chủ đầu tư là ai, quy mô dự án, chi phí đầu tư.... Chúng tôi đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải công khai các dự án.
Còn với từng hạng mục cụ thể, theo nguyên tắc chung không thể công khai tất cả từng bản vẽ, từng con số. Nhưng nếu các anh quan tâm, tôi sẽ giao cho các đơn vị làm việc từng vấn đề theo đúng yêu quy định của pháp luật.
- Đến giờ, dù đã gửi rất nhiều văn bản, đơn thư nhưng chủ đầu tư không gặp gỡ người dân mà chỉ gửi mail trả lời, thậm chí mail còn không có chữ ký người đứng đầu. Như vậy, Công ty Taso không tôn trọng người dân. Vì thế, đề nghị Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Công ty Tasco phải đối thoại với người dân.
Bộ sẽ ghi nhận và kiểm tra lại vấn đề này!
- Tại dự án BOT Mỹ Lộc, UBND tỉnh Nam Định quyết định mờ rộng thêm 5m đường mỗi bên nằm trên chính dự án BOT dài 3,9km, điều này là đúng hay sai, thưa ông?
Đây là phần nằm trong phần dự án BOT chung, điều này nằm trong vốn góp của nhà nước, chủ đầu tư chỉ được hoàn vốn tại những phần mà họ đã bỏ ra. Tất cả điều đó nằm trong quá trình khảo sát và triển khai dự án.
- Thưa ông, trong bối cảnh hiện nay, đề nghị Bộ Giao thông vận tải dừng thu phí BOT Tân Đệ và BOT Mỹ Lộc, đến khi có phương án phù hợp mới tổ chức thu phí để hài hoà giữa các bên?
Hiện chưa có phương án nào dừng thu phí BOT Tân Đệ và Mỹ Lộc cả, chúng tôi đang rà soát lại các dự án này.
Còn rất nhiều câu hỏi của người dân gửi tới Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nhưng do đã quá 12h trưa, cuộc đối chất tạm dừng ở đây!
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.