Dự thảo Luật Đất đai và cuộc cải cách lần thứ 4

GS Đặng Hùng Võ - 28/11/2022 08:22 (GMT+7)

(VNF) - Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, một trong những lĩnh vực cần tới những thay đổi lớn về chính sách nhiều nhất cho phù hợp với sự phát triển của từng giai đoạn chính là đất đai. Khi dự thảo Luật Đất đai được Bộ Tài Nguyên và Môi trường tiếp tục xin ý kiến, câu chuyện tích tụ ruộng đất lại tiếp tục được mang ra bàn thảo và nóng lên.

VNF
Câu chuyện tích tụ ruộng đất tiếp tục được mang ra bàn thảo

Tiếp tục giải phóng tư liệu sản xuất

Thời điểm này, mọi vấn đề đã chín muồi để chúng ta có thể xây dựng một cuộc “cải cách” lần thứ tư về đất đai với mục tiêu tập trung vào giải phóng tư liệu sản xuất, tức là đất đai, để tạo điều kiện đầu tư với tầm nhìn dài hạn nhằm phát triển bền vững nền sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao.

Như vậy, việc đầu tiên phải làm là giải phóng tư liệu sản xuất đất đai nông nghiệp khỏi mọi hạn chế, cụ thể là gạt bỏ “hạn điền” và “thời hạn” để tạo yên tâm cho đầu tư dài hạn, đầu tư chiều sâu.

Chúng ta đều biết rằng, nông nghiệp Việt Nam chính là một điểm đầu tiên để quyết định Đổi mới. Thời điểm đó, chúng ta đã quyết định một chính sách mà đến bây giờ nhìn lại, đó là một quyết định hoàn toàn chính xác. Đó là việc giao đất của hợp tác xã cho hộ gia đình, cá nhân để sử dụng ổn định lâu dài (Luật Đất đai 1993 và Nghị định 64 của Chính phủ ngày 27/9/1993). Bản chất của chính sách này chính là việc chúng ta đã giải phóng lực lượng sản xuất.

Đến bây giờ, chắc chắn cách thức giải phóng lực lượng sản xuất bằng việc thể chế hoá giao đất của hợp tác xã cho hộ dân hết động lực rồi, không còn động lực để chúng ta phát triển tiếp.

Vậy, lúc này, chúng ta phải nghĩ đến chuyện tiếp tục giải phóng tư liệu sản xuất. Một trong những bước cản lại là hạn điền, tức là làm cho mỗi người chỉ được một diện tích đất nhất định, nhận chuyển nhượng cũng được một diện tích đất nhất định.

Tuy nhiên theo tôi, sự thật là chúng ta cũng đã cơi nới hạn điền rồi chứ không phải là đến nay hạn điền vẫn như cũ. Chỉ có điều, so với thực tế hiện nay, các mức hạn điền như gấp 10 lần hạn mức đất nông nghiệp, vẫn là không đủ (Luật Đất đai 2013 cho phép các hộ gia đình được tích tụ đất đai không quá 10 lần hạn mức đất nông nghiệp (3ha).

Trên thực tế, chúng ta cũng đã biết một ví dụ rất điển hình là trường hợp ông Năm Chuối ở Long An. Ông ấy đã sử dụng tới 1.000ha. Nhưng theo quy định, hộ dân chỉ được tích tụ đất đai gấp 10 lần hạn mức 3ha đất nông nghiệp cho trồng cây hàng năm tại Đồng bằng sông Cửu Long, nghĩa là, cũng chỉ được 30ha thôi. So với 1.000ha kia thì thực tế, hạn điền đã vượt quá rất nhiều.

Chính vì vậy, tôi cho rằng chúng ta dùng từ “mở rộng nữa hạn điền” cũng được. Hoặc cao hơn nữa chúng ta nên xem xét có nên bỏ hạn điền đó hay không? Bởi vì, hạn điền là gì? Hạn điền thứ nhất là cách thức để chúng ta quản lý đảm bảo công bằng giữa mọi nông dân với nhau, thứ hai là để không được hình thành “địa chủ mới”, tức những người nhiều ruộng đất chỉ thực hiện việc phát canh thu tô, không trực tiếp lao động mà chỉ dùng đất để thu lợi. Từ đấy, chúng ta mới có cơ hội để tạo thành một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên phạm vi lớn, quy mô lớn. Chúng ta có thể làm được nhiều việc lớn hơn nữa, tôi cho rằng đây là một cơ hội lớn. Chỉ có một điều, chúng ta phải tính toán cẩn thận từng bước đi và rất cần một chính sách đồng bộ, đừng thiếu mặt nào cả, kể cả những chính sách về lao động chứ không phải chỉ là đối với đất nông nghiệp.

Tôi cho rằng, đây là một sự khởi động của một cuộc cải cách ruộng đất mới. Chúng ta làm thay đổi việc sử dụng đất, quy trình sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất. Có thể dùng từ “đổi mới”, một lần nữa đổi mới về đất đai nông nghiệp để chúng ta đạt được mục tiêu cao hơn.

GS Đặng Hùng Võ

“Cơi nới” là chưa đủ

Theo cơ chế quản lý thời hạn như vậy, khi hết thời hạn, cơ quan nhà nước phải xem xét tất cả mọi trường hợp để quyết định gia hạn cho ai và không gia hạn cho ai. Nguy cơ tham nhũng lại xuất hiện. Cơ chế “vất vả” này có thể thay bằng cơ chế hiệu quả hơn: xóa bỏ đi thời hạn, trên thực tế cứ ai vi phạm pháp luật hay sử dụng đất kém hiệu quả hay thay đổi quy hoạch là nhà nước thu hồi đất. Cách quản lý này “thong dong” hơn nhiều.

Luật Đất đai 2013 cũng đã “cơi nới” thời hạn thêm một bước, mọi loại đất sản xuất nông, lâm, thủy sản đều có thời hạn 50 năm. Đất sản xuất nông nghiệp trồng cây hàng năm kết thúc thời hạn cũ 20 năm vào ngày 15/10/2013 thì đương nhiên được sử dụng theo thời hạn mới 50 năm kể từ ngày kết thúc thời hạn cũ. Mọi trường hợp đều được như vậy, kể cả người bỏ hoang đất đai.

Như vậy, việc đặt ra thời hạn 20 năm trước đây cũng không để làm gì cả. Tương lai, hết 50 năm theo thời hạn mới cũng lại đương nhiên được kéo dài. Trong khi đó, để lại thời hạn chỉ là để lại một rào cản làm người nông dân không tự tin vào tâm huyết đầu tư dài hơi của mình.

Từ những phân tích trên, việc giải phóng tư liệu sản xuất phải tập trung vào xóa bỏ hoàn toàn cả rào cản “hạn điền” và “thời hạn”. Đây chính là điều kiện cần để thực hiện cải cách ruộng đất lần thứ tư.

Tiếp theo là phải tạo được cơ chế nào phù hợp để người nông dân tham gia vào quá trình tập trung đất đai để tạo quy mô sản xuất lớn. Chắc chắn, cơ chế này phải dựa vào thị trường, không ép buộc nông dân, cần xây dựng mối quan hệ hợp tác dài hạn và có văn hóa giữa các doanh nghiệp nông nghiệp và các hộ gia đình nông dân.

Nhiều mô hình hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân đã và đang được thử nghiệm. Sự chia sẻ lợi ích hợp lý nhất là mô hình nông dân vẫn sản xuất trên đất đai của mình theo quy trình của doanh nghiệp. Doanh nghiệp bán dịch vụ, tạo giá trị tăng thêm trên nông sản và bảo đảm bao tiêu nông sản ra thị trường. Mô hình này đã được Tập đoàn Lộc Trời áp dụng thành công ở nhiều tỉnh thuộc Nam Bộ tạo ra nhiều cánh đồng lớn. Doanh nghiệp tư nhân Phong Thúy cũng đã rất thành công trong mô hình này tại Lâm Đồng.

Mô hình nữa đang phát triển mạnh là doanh nghiệp thuê đất của nông dân và thuê lao động là nông dân để sản xuất. Người nông dân nắm chắc thu nhập những khó chủ động trong quá trình tập trung đất đai. Mô hình này đang được Vingroup thực hiện thí điểm tại Hà Nam, nhiều doanh nghiệp khác cũng đang phát triển tại nhiều địa phương.

Nhiều mô hình khác cũng đang được vận hành như các hợp tác xã kiểu mới, người nông dân góp vốn bằng đất đai với doanh nghiệp, người nông dân tự phát triển trang trại quy mô lớn...

Quy luật chung vẫn là đất đai hết tập trung rồi sang phân tán, và ngược lại. Hình thức có vẻ giống nhau, nhưng nội dung thì khác nhau hoàn toàn về chất. Tập trung đất đai là tất yếu trong cuộc cải cách ruộng đất lần này. Phát triển khu vực kinh tế nông nghiệp phải gắn với quá trình chuyển dịch đất đai và lao động sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Muốn đạt kết quả tốt trong cơ chế thị trường, chúng ta không được duy ý chí.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.