Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi cách thức hoạt động của ngành tài chính - ngân hàng, đặc biệt là trong cách doanh nghiệp tương tác với khách hàng. Nhờ AI, các tổ chức tài chính hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng và cung cấp dịch vụ được cá nhân hoá, đáp ứng tốt hơn mong muốn của họ. Tuy nhiên, để AI hoạt động hiệu quả, cần có nguồn dữ liệu sạch, cập nhật liên tục và lưu trữ tập trung.
Theo báo cáo của Finastra năm 2023, 91% lãnh đạo của các tổ chức tài chính, ngân hàng tại Việt Nam đều dành sự quan tâm đặc biệt cho trí tuệ nhân tạo. Nhiều ngân hàng trong nước tiêu biểu như VPBank, Techcombank, VIB và ACB cũng ứng dụng AI hiệu quả cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm quản lý tài sản, bảo mật và chống gian lận, chăm sóc và hỗ trợ khách hàng với các chatbot thông minh.
Theo nhận định từ Phó chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) Trần Văn Tần, việc ứng dụng AI vào ngành tài chính ngân hàng thông qua việc thu thập, phân tích và ứng dụng thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau sẽ giúp các tổ chức hiểu rõ hơn về khách hàng, dự đoán xu hướng thị trường và tối ưu hóa quy trình kinh doanh.
Dẫu vậy, khảo sát EY Tech Horizon 2022 của EY Toàn cầu lại chỉ ra một thực tế đáng lo ngại rằng, 71% ngân hàng đang gặp rào cản về dữ liệu khi hệ thống dữ liệu của nhiều đơn vị không được chia sẻ với nhau, dẫn đến tình trạng dữ liệu bị chia mảnh.
Cũng đồng quan điểm, ông Đoàn Huy Thuận, Tổng giám đốc công ty FSI, doanh nghiệp tiên phong về công nghệ xử lý dữ liệu chia sẻ thêm cùng phóng viên Vietnam Finance: “Trong mọi hoạt đông hỗ trợ ngân hàng, các hệ thống AI đều cần lượng dữ liệu khổng lồ và cần các dữ liệu sẵn có được liên tục kết nối với các nguồn thông tin mới nhằm tăng cường khả năng phân tích, nhận dạng khách hàng, phát hiện giao dịch bất thường, phản hồi nhanh chóng cho người dùng....”.
Trong kỷ nguyên 4.0, việc giải quyết các thách thức về dữ liệu là điều kiện tiền đề để biến dữ liệu thành “vàng” cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn khai thác hiệu quả dữ liệu cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận nghiệp vụ, công nghệ, dữ liệu và một mục tiêu cụ thể.
Xét riêng về mặt công nghệ, để AI có thể được ứng dụng thành công trong hoạt động tài chính ngân hàng, các doanh nghiệp Việt đã và đang tích cực tìm kiếm, triển khai các giải pháp tạo lập, kết nối, chia sẻ và xử lý dữ liệu lớn hiệu quả.
Là đối tác đồng hành lâu năm cùng ngành tài chính, trực tiếp tham gia tư vấn các dự án trọng điểm, đại diện công ty FSI chia sẻ, dù trên thị trường hiện nay có nhiều giải pháp tới từ các công ty công nghệ quốc tế (Big Tech) với chất lượng công nghệ cao, tuy nhiên, các giải pháp nền tảng xử lý dữ liệu lớn trong nước cũng đang có nhiều bước tiến vượt bậc.
Các “data platform nội” đang ngày một hoàn thiện về công nghệ, tính năng sản phẩm, đồng thời tận dụng tốt thế mạnh về chi phí, khả năng hỗ trợ tại chỗ, sẵn sàng bắt nhịp vào cuộc đua với giải pháp quốc tế.
Tiêu biểu trong số các giải pháp xử lý dữ liệu make-in-Vietnam, FSI Data Platform là nền tảng lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn toàn diện, được phát triển dựa trên công nghệ mở Hadoop, ứng dụng các công nghệ AI tiên tiến. Đồng thời, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn và chất lượng như ISO/IEC 27001:2013, ISO 9001:2015, ISO 27017, ISO 27018,...
Giải pháp của FSI đã gây ấn tượng với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ và tài chính nhờ khả năng vận hành mạnh mẽ, mở rộng linh hoạt, sở hữu giao diện thân thiện cùng đầy đủ các tính năng, công cụ giúp xây dựng kho dữ liệu và khai thác dữ liệu lớn với tốc độ - độ chính xác - bảo mật cao tại các ngân hàng, doanh nghiệp tài chính Việt.
Trao đổi thêm về tính ưu việt của nền tảng, ông Thuận cho biết, FSI Data Platform gồm 4 giải pháp chính với khả năng bao quát các bài toán lớn về dữ liệu của doanh nghiệp bao gồm: kết nối và tổng hợp dữ liệu đa nguồn; lưu trữ và xử lý dữ liệu; chia sẻ dữ liệu; khai phá và trực quan hóa dữ liệu.
Được phát triển dựa trên công nghệ mở Hadoop nổi tiếng, FSI Data Platform cho phép kết nối dữ liệu từ đa nguồn mà không phụ thuộc đơn vị quản lý nguồn dữ liệu gốc, không làm gián đoạn vận hành hệ thống hiện tại. Nhờ đó, các ngân hàng, doanh nghiệp tài chính có thể nhanh chóng tạo lập và duy trì kết nối, liên thông CSDL dùng chung.
Đồng thời, nền tảng cũng có khả năng lưu trữ tất cả các định dạng dữ liệu (dữ liệu có cấu trúc, bán cấu trúc, phi cấu trúc), các hệ quản trị CSDL hiện hành với khả năng mở rộng dễ dàng, không yêu cầu thiết bị phần cứng chuyên biệt.
Đây có thể coi là bước đột phá, cho phép các tổ chức tài chính, ngân hàng khai thác tối đa lượng dữ liệu khổng lồ thu thập được từ đa nguồn nội bộ, thị trường, các thiết bị IoT,... và cung cấp nguồn nhiên liệu sạch, sống, toàn diện cho các hệ thống AI của tổ chức.
Thực tế trong quá trình triển khai dự án, CEO FSI cho biết, có nhiều bài toán dữ liệu của các tổ chức tài chính Việt với yêu cầu chuyên môn đặc thù, độ khó, tuỳ chỉnh phức tạp, nếu sử dụng giải pháp từ các Big Tech công nghệ sẽ cần ngân sách đầu tư khổng lồ. Vậy nhưng, đây lại là cơ hội để giải pháp của FSI thể hiện ưu thế linh hoạt của mình để thành công giải quyết bài toán về dữ liệu cho khách hàng với chi phí tối ưu.
Tiếp nối hành trình hơn 17 năm tiên phong công nghệ số trong khai thác dữ liệu, FSI vẫn không ngừng cải tiến, hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ của mình nhằm đem tới cho các tổ chức tài chính, ngân hàng Việt thêm nhiều sự lựa chọn đáng tin cậy trên con đường kiến tạo doanh nghiệp hiện đại, thông minh.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.