'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải) thông tin, dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (dự án nâng cấp Quốc lộ 19) sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) hiện đang trong giai đoạn triển khai khảo sát thiết kế, dự toán.
Dự kiến, dự án khởi công xây dựng vào cuối năm 2020.
Theo đại diện lãnh đạo Ban Quản lý dự án 2- Bộ Giao thông Vận tải (đại diện chủ đầu tư dự án này) cho biết, dự án nâng cấp Quốc lộ 19 có tổng mức đầu tư 3.654 tỷ đồng, gồm: 150 triệu USD vốn ODA của Ngân hàng Thế giới và 86 tỷ đồng vốn đối ứng trong nước.
Nguồn vốn ODA cho dự án đã được phân bổ và nguồn vốn đối ứng cũng vừa được bố trí để triển khai việc giải phóng mặt bằng.
“Hiện nay, dự án đang triển khai khảo sát thiết kế, đấu thầu tư vấn giám sát. Dự kiến trong tháng 6/2020, dự án sẽ tiến hành đấu thầu xây lắp để khởi công xây dựng vào cuối quý IV/2020”, đại diện Ban Quản lý dự án 2 thông tin.
Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Quốc lộ 19 dài khoảng 247 km, đây là tuyến đường có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường kết nối giao thông và logistics với hành lang Đông - Tây từ khu vực Tây Nguyên đến các tỉnh Duyên hải miền Trung. (Xem thêm)
Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội khóa 16 vừa thông qua chủ trương triển khai dự án tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn từ Ga Hà Nội đến Hoàng Mai và dự án tuyến đường sắt đô thị số 5 (Văn Cao-Ngọc Khánh-Láng-Hòa Lạc).
Tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn từ ga Hà Nội đến Hoàng Mai được đánh giá là có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị giai đoạn đầu tại khu trung tâm thành phố.
Đoạn tuyến này sẽ nối dài tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn-ga Hà Nội ở ga trung tâm (có kết nối tuyến đường sắt đô thị số 1 và tuyến đường sắt quốc gia); kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 2 tại ga Hàng Bài; tuyến đường sắt đô thị số 4 tại đường Vành đai 2,5; tuyến đường sắt đô thị số 8 tại vành đai 3 tạo nên sự gắn kết của mạng lưới đường sắt đô thị.
Tổng chiều dài đoạn tuyến chính là 8,786km, trong đó chiều dài đoạn đi ngầm là 8,13km. Trên tuyến có bảy ga ngầm.
Tổng mức đầu tư dự kiến là 1.752,78 triệu USD, tương đương 40.577 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay ODA và vay ưu đãi là 1.481,49 triệu USD, tương đương 34.297 tỷ đồng; vốn đối ứng trong nước là 271,29 triệu USD, tương đương khoảng 6.280 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách thành phố Hà Nội để chi cho giải phóng mặt bằng, tái định cư, quản lý dự án, thuế và các chi phí khác của dự án.
Dự kiến dự án khởi công vào năm 2022 và hoàn thành vào cuối năm 2028.
Còn dự án tuyến đường sắt đô thị số 5 (Văn Cao-Ngọc Khánh-Láng-Hòa Lạc), có tổng vốn đầu tư dự kiến 65.404 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn đầu tư công. Chiều dài toàn tuyến là 38,43km (gồm 6,5km đi ngầm, 2km đi cao và 29,93km đi trên mặt đất) bao gồm 21 ga (trong đó có sáu ga ngầm). Dự án phấn đấu hoàn thành vào năm 2025.
Sau khi đi vào hoạt động, tuyến đường sắt số 5 sẽ kết nối và trung chuyển hành khách với các tuyến số 2 (đang triển khai thiết kế kỹ thuật), tuyến số 3 (đang được xây dựng), tuyến số 4, số 6 (đang nghiên cứu), tuyến số 7, số 8 (theo quy hoạch), cho phép hành khách di chuyển nhanh và thuận tiện từ khu vực ngoại ô vào trung tâm thành phố, nhằm giảm mật độ đông đúc của giao thông đô thị, cải thiện kết cấu giao thông và điều kiện đi lại của người dân. (Xem thêm)
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đối với một số vướng mắc, tồn liên quan đến việc triển khai dự án xây dựng đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (Hà Nội).
Theo đó, trên cơ sở xem xét báo cáo của UBND TP. Hà Nội và ý kiến của một số bộ, ngành về việc triển khai dự án xây dựng đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục, Phó thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải... phối hợp hướng dẫn UBND TP. Hà Nội xem xét, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án theo đúng quy định pháp luật về đầu tư công và các quy định khác có liên quan.
Ngoài ra, Phó thủ tướng Trương Hoà Bình cũng yêu cầu UBND TP. Hà Nội tiếp tục thực hiện đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng, bảo đảm không để xảy ra khiếu kiện vượt cấp, kéo dài.
Dự án tuyến đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1) được Hà Nội chính thức phê duyệt vào tháng 10/2018. Ban đầu, dự án dự kiến khởi công vào quý IV/2018, nhưng do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng nên tiến độ khởi công dự kiến lùi sang quý II/2019.
Với tổng mức đầu tư 7.200 tỷ đồng cho hơn 2,2km, tính trung bình mỗi một mét trên tuyến đường này có chi phí đầu tư lên tới 3,5 tỷ đồng. Chi phí xây dựng con đường này cao gấp hơn 3 lần chi phí xây dựng đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa (hơn 1,1 tỷ đồng/m) và gấp hơn 2 lần tuyến Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu (1,4 tỷ đồng/m).
Đây được xem là tuyến đường "đắt nhất hành tinh" với chi phí giải phóng mặt bằng chiếm hơn 5.800 tỷ đồng. (Xem thêm)
Ban quản ly dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Ninh cho biết đơn vị sẽ khởi công cầu Cửa Lục 1 và Cửa Lục 3 vào cuối tháng 4/2020 theo đúng kế hoạch của tỉnh.
Sau khi sáp nhập huyện Hoành Bồ, chiến lược phát triển của TP. Hạ Long được định hướng theo mô hình đa cực, trong đó vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối. Để tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình phát triển, Quảng Ninh quyết định đầu tư 2 cầu bắc qua vịnh.
Cả 2 dự án xây dựng cầu Cửa Lục 1 và 3 do Ban quản lý dự án xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 3.852 tỷ đồng từ ngân sách địa phương.
Cầu Cửa Lục 1 có tổng chiều dài 4,2km, gồm cả đường dẫn và cầu. Điểm đầu đấu nối tuyến đường kết nối khu công nghiệp Cái Lân - Việt Hưng và điểm cuối giao với Quốc lộ 279 tại KM24+750. Trong đó, cầu chính dài 290m, được thiết kế bê tông cốt thép dự ứng lực với 5 nhịp liên tục, vòm ống thép nhồi bê tông, rộng 33,1m.
Cầu Cửa Lục 3 có tổng chiều dài 2,847km, gồm cả đường dẫn và cầu. Điểm đầu đấu nối tuyến đường trục chính khu đô thị FLC tại phường Hà Khánh, điểm cuối giao với Quốc lộ 279, thuộc địa phận xã Thống Nhất, TP. Hạ Long. Trong đó, cầu chính dài 160m, thiết kế bê tông cốt thép dự ứng lực với 3 nhịp liên tục, nhịp chính vòm thép dài 90m, rộng 34,1m.
Cả 2 cầu đều thiết kế 6 làn xe cơ giới, tĩnh không thông thuyền 40m, tốc độ tối đa 60km/h và các hạng mục đi kèm: xây dựng hoàn chỉnh các hạng mục nút giao, cống thoát nước, vỉa hè, cây xanh, điện chiếu sáng và chiếu sáng mỹ thuật, hạng mục đảm bảo an toàn giao thông... (Xem thêm)
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.