'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
3 dự án đường cao tốc Bắc-Nam chuyển đổi từ đầu tư PPP sang đầu tư công gồm Mai Sơn-Quốc lộ 45, Phan Thiết-Dầu Giây và Vĩnh Hảo-Phan Thiết đã có tới 120 nhà thầu mua hồ sơ mời thầu.
Sau khi đã phát hành hồ sơ mời thầu của 3 dự án cao tốc Bắc-Nam trên (ngày 6/8/2020), theo thống kê của Ban Quản lý dự án Thăng Long, đến nay, tại dự án Mai Sơn-Quốc lộ 45 đã bán được 113 bộ hồ sơ cho 43 nhà thầu. Dự án Phan Thiết-Dầu Giây đã bán được 68 bộ hồ sơ cho 29 nhà thầu.
Với dự án Vĩnh Hảo-Phan Thiết, đến nay, Ban Quản lý dự án 7 đã bán được 106 bộ hồ sơ cho 48 nhà thầu.
“Đến ngày 27/8, các dự án sẽ đóng thầu. Trong trường hợp thuận lợi, cuối tháng 9/2020, một số gói thầu xây lắp của 3 dự án sẽ khởi công xây dựng. Các gói thầu còn lại sẽ khởi công hết trong tháng 10/2020,” ông Dương Viết Roãn, Giám đốc Ban Quản lý dự án Thăng Long thông tin.
Khẳng định các đơn vị của bộ tiếp tục tập trung nguồn nhân lực tốt nhất, với tinh thần làm việc khẩn trương, trách nhiệm cao nhằm rút ngắn tối đa thời gian đấu thầu, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể yêu cầu công tác tổ chức đấu thầu phải được thực hiện một cách khách quan, minh bạch, tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật về đấu thầu và các quy định pháp luật liên quan; xác định chất lượng công trình là ưu tiên hàng đầu.
“Dự án phải tổ chức tuyển chọn được các nhà thầu có năng lực tốt về nhân lực, trang thiết bị và tài chính, có kinh nghiệm để thi công đồng thời lựa chọn được các tư vấn giám sát đảm bảo năng lực, trách nhiệm cao; đáp ứng được những giải pháp bao gồm cả giải pháp về công nghệ nhằm đảm bảo công tác giám sát tiến độ của dự án một cách chặt chẽ, đáp ứng mọi tiêu chuẩn về kỹ thuật và chất lượng,” Bộ trưởng Thể khẳng định. (Xem thêm)
Bộ GTVT vừa ban hành quyết định về kế hoạch vận chuyển hành khách nhằm bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động vận tải.
Theo đó, từ ngày 12/8 cho đến khi có thông báo mới, Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam tiếp tục dừng các chuyến bay chở khách trên các đường bay nội địa đi/đến thành phố Đà Nẵng. Việc bố trí các chuyến bay hỗ trợ các hành khách du lịch đang ở lại Đà Nẵng trở về địa phương thực hiện theo công văn ngày 6/8 của Bộ GTVT.
Các chuyến bay nội địa chở khách không đi/đến thành phố Đà Nẵng thực hiện bình thường; các chuyến bay chở khách đi/đến cảng hàng không Chu Lai thực hiện theo văn bản mới của Bộ GTVT; không hạn chế khai thác đối với các chuyến bay không vận chuyển hành khách.
Với lĩnh vực đường bộ, Bộ GTVT yêu cầu dừng hoạt động vận chuyển của các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh, nội tỉnh, các hoạt động vận tải của xe hợp đồng, xe du lịch, xe taxi, xe buýt đi/đến và trong thành phố Đà Nẵng.
Tuy nhiên, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ, xe chở bệnh nhân, người hết thời gian cách ly; xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, xe vận chuyển phục vụ phòng chống dịch và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa.
Các hoạt động vận chuyển của các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh, các hoạt động vận tải của xe hợp đồng, xe du lịch, xe taxi, xe buýt có hành trình qua thành phố Đà Nẵng thì không được dừng, đỗ tại thành phố Đà Nẵng để đón, trả khách.
Với lĩnh vực đường sắt, Bộ GTVT yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam chỉ đạo các đơn vị liên quan tạm dừng toàn bộ hoạt động của tàu khách xuất phát và kết thúc tại ga Đà Nẵng.
Đối với tuyến đường sắt Hà Nội - TP. HCM, khai thác bình thường nhưng không được dừng, đỗ để đón, trả khách tại ga Đà Nẵng. Bộ GTVT không hạn chế khai thác đối với các chuyến tàu không vận chuyển hành khách.
Trong lĩnh vực hàng hải và đường thủy nội địa, Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các đơn vị liên quan phối hợp với các địa phương dừng các chuyến tàu chở khách tuyến từ bờ ra đảo có điểm đi/đến là thành phố Đà Nẵng. (Xem thêm)
Trao đổi với VietnamFinance, ông Lê Anh Sơn, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) cho biết ngày 13/8, tổng công ty chính thức họp ĐHCĐ lần đầu, đây là một sự kiện quan trọng để tiến hành chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần.
Tại đại hội, Vinalines chính thức đổi thương hiệu Vinalines thành VIMC, một biểu tượng mới hy vọng đem lại cách làm việc mới đưa tổng công ty vươn ra biển lớn.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, việc đổi tên viết tắt được lãnh đạo Tổng công ty khởi động từ hơn 1 năm qua khi cái tên Vinalines dường như là "vận xui" chưa hấp dẫn các nhà đầu tư lớn.
Ví dụ, trong thời gian chào bán cổ phần ra công chúng, Vinalines "ế khách" khi rất ít nhà đầu tư lớn quan tâm. Đến hết ngày 12/7/2018 (thời gian hết hạn đăng ký nhà đầu tư chiến lược), Tổng công ty chỉ nhận được duy nhất hồ sơ của Công ty TNHH SK Securities (Hàn Quốc) đăng ký tham gia.
Tuy nhiên, bản thân hồ sơ của SK Securities cũng không đáp ứng đủ điều kiện về tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược theo phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt, do vậy không đủ điều kiện được lựa chọn là nhà đầu tư chiến lược của Vinalines.
Do thất bại trong việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, nên vào đầu tháng 8/2018, Bộ GTVT khi đó vẫn sắm vai đại diện chủ sở hữu đã phải điều chỉnh số lượng cổ phần bán đấu giá công khai ra công chúng. Cụ thể, chuyển số lượng cổ phần dự kiến bán cho nhà đầu tư chiến lược theo phương án cổ phần hoá thành số cổ phần thực hiện bán đấu giá công khai ra công chúng.
Ông Lê Anh Sơn cho biết, việc thực hiện phương án cổ phần hoá đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Tổng Công ty thực hiện bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, bán đấu giá cổ phần ra công chúng (vào ngày 5/9/2018 tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội) và bán cổ phần cho người lao động. Theo đó, Vinalines đã hoàn thành việc bán cổ phần lần đầu trong tháng 10/2018.
"Kết quả chào bán 491,6 triệu cổ phần, nhưng chỉ bán được 6,37 triệu cổ phần (trong đó, 5,4 triệu cổ phần bán công khai ra công chúng; bán cho người lao động là 453.800 cổ phần; số cổ phần bán cho công đoàn là 500.000 cổ phần", ông Lê Anh Sơn nói. (Xem thêm)
Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời cử tri tỉnh Đắk Lắk về việc sớm triển khai đầu tư tuyến đường sắt Buôn Ma Thuột - Tuy Hòa. Theo đó, cử tri kiến nghị: “Để giảm áp lực cho đường bộ, kiến nghị đặc biệt quan tâm sớm triển khai đầu tư tuyến đường sắt Buôn Ma Thuột - Tuy Hòa".
Trả lời kiến nghị cử tri, Bộ GTVT cho biết: định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020, giai đoạn từ năm 2020-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 có dự kiến đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Buôn Ma Thuột - Tuy Hòa với chiều dài khoảng 169km, khổ 1.435mm; lộ trình nghiên cứu, đầu tư trong giai đoạn sau 2020.
Theo Bộ GTVT, trong điều kiện hiện nay, khả năng cân đối nguồn lực đầu tư công hết sức khó khăn. Do đó Bộ GTVT đang tập trung cải tạo, nâng cấp để đảm bảo an toàn giao thông, từng bước đáp ứng nhu cầu vận tải trên các tuyến đường sắt trọng yếu.
"Bộ GTVT ủng hộ kiến nghị của cử tri tỉnh Đắk Lắk về việc sớm đầu tư tuyến đường sắt nêu trên, Bộ GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh và các bộ, ngành có liên quan để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định khi có nhà đầu tư quan tâm triển khai dự án", văn bản trả lời của Bộ GTVT nêu rõ.
Đây không phải là lần đầu tiên cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị về nội dung này. Trước đó, hồi tháng 8/2019, Bộ GTVT cũng đã từng trả lời cử tri tỉnh Đắk Lắk về đề xuất làm tuyến đường sắt Buôn Ma Thuột - Tuy Hòa.
Thời điểm đó, Bộ GTVT cho biết tuyến đường sắt này sẽ xuất phát từ ga Phú Hiệp (huyện Đông Hòa, Phú Yên) đi qua các huyện Tây Hòa và Sông Hinh (Phú Yên) sang huyện Ea Kar (Đắk Lắk) với tám ga để lên Buôn Ma Thuột. Tuyến đường này sẽ nối với tuyến đường sắt dọc Tây Nguyên từ Kon Tum sang Đà Lạt (đã được đưa vào quy hoạch). (Xem thêm)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án dầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng) theo hình thức đối tác công tư.
Theo phê duyệt, tuyến cao tốc có chiều dài khoảng 115km. Trong đó, trên địa phận tỉnh Lạng Sơn khoảng 52km, đi qua huyện Văn Lãng, huyện Tràng Định và trên địa phận tỉnh Cao Bằng khoảng 63 km, đi qua huyện Thạch An, huyện Quảng Hoà (huyện Phục Hòa và huyện Quảng Uyên cũ), huyện Trùng Khánh (huyện Trà Lĩnh cũ), huyện Hòa An và thành phố Cao Bằng.
Tuyến nối đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vào TP. Cao Bằng có chiều dài khoảng 15,5 km đi qua các huyện Quảng Hoà (huyện Quảng Uyên cũ), huyện Hòa An và thành phố Cao Bằng. Điểm đầu tại nút giao khu vực cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng kết nối vào đoạn nối cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng với cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam tỉnh Lạng Sơn. Điểm cuối tại nút giao đường vào khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh và quốc lộ 34, thuộc khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng.
Quy mô dự án là đường ô tô theo tiêu chuẩn đường cao tốc (TCVN5729-2012), với tốc độ thiết kế 80 km/h, đối với đoạn địa hình khó khăn cho phép thiết kế với vận tốc 60km/h.
Dự án được triển khai trong 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 (năm 2020-2024) sẽ đầu tư khoảng 93 km (từ Km0+00 tại nút giao khu vực cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng đến Km93+00 nút giao với quốc lộ 3 tại lý trình Km307+650 quốc lộ 3, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa) với quy mô nền đường 17m, mặt đường rộng 14m với 4 làn xe, lề gia cố rộng 0,5m, dải phân cách và dải an toàn rộng 1,5m, lề đất rộng 1m.
Với giai đoạn 2 (hoàn thiện, thực hiện sau năm 2025) sẽ đầu tư tiếp khoảng 22 km (từ Km93+00 nút giao với quốc lộ 3 tại lý trình Km307+650 quốc lộ 3 xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa đến Km115+00 tại cửa khẩu Trà Lĩnh) với quy mô bề rộng nền đường 17m, mặt đường rộng 14 m với 4 làn xe, lề gia cố rộng 0,5m, dải phân cách và dải an toàn rộng 1,5m, lề đất rộng 1m làn dừng xe khẩn cấp không liên tục.
Theo phê duyệt, dự án dầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh là dự án nhóm A với tổng mức đầu tư dự kiến là 20.939 tỷ đồng. (Xem thêm)
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.