Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Cụ thể, khoản 2, điều 31 của dự thảo luật Đầu tư quy định, thẩm quyền chấp nhận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ đối với dự án có “quy mô đầu tư từ 10.000 tỷ đồng trở lên” trong khi luật Đầu tư 2014 quy định quy mô từ 5.000 tỷ đồng trở lên.
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên tại Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, nhận xét việc “thòng” thêm khoản 2 trong dự thảo Luật Đầu tư là rất lạ.
“Cũng là bản dự thảo luật Đầu tư sửa đổi, năm 2019 tôi đọc đã bỏ quy định quy mô về vốn dự án, nên nay nếu đọc không kỹ bản dự thảo được cập nhật, sẽ bị bỏ sót chi tiết này. Tôi cho rằng không có lý do gì để đưa ra quy định về số vốn đầu tư này. Dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách, thuộc đầu tư tư nhân thì quy mô 5.000 tỷ đồng, hay 10.000 tỷ đồng, thậm chí 50.000 tỷ đồng cũng là vấn đề của nhà đầu tư, không cần thiết phải “chạy đi hỏi Thủ tướng”; chỉ hỏi Thủ tướng quyết định khi các dự án ảnh hưởng đến cả vùng, ảnh hưởng lớn đến quốc kế dân sinh, an ninh quốc phòng, môi trường… Mà quy định cụ thể các vấn đề này đã thể hiện rõ khá chi tiết tại khoản 1, 3, và 4 trong điều 31 luật Đầu tư sửa đổi”, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn phân tích.
Cụ thể, khoản 1 điều 31 quy định chi tiết thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng gồm dự án di dân tái định cư từ 10.000 - 20.000 người tùy vùng, đầu tư cảng, sân bay, hàng không, bến cảng, chế biến dầu khí, casino, khu đô thị có quy mô trên 50 ha… khu công nghiệp - chế xuất, trồng rừng, xuất bản, báo chí… Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn cho rằng ban soạn thảo luật Đầu tư sửa đổi quy định chung chung dự án 10.000 tỷđồng thuộc thẩm quyền Thủ tướng quyết mà không nói rõ dự án có đặc điểm nào, cụ thể ra làm sao, nói chung chung vậy chỉ tăng thêm rào cản cho nhà đầu tư.
“Theo tôi, cơ quan soạn thảo cần phải giải trình tại sao thêm quy định này, thậm chí giải trình cả quy định quy mô dự án 5.000 tỷ đồng đã thành công được gì. Bởi trong thực tế, đa số các dự án lớn đều được Thủ tướng chấp thuận về chủ trương đầu tư, nhưng quản lý tại địa phương, công tác quản lý sau đó kém đã khiến không ít dự án bị thất bại. Nên có chấp thuận chủ trương rồi, mà cơ quan quản lý chuyên ngành, quản lý địa phương năng lực kém, không quản lý tốt thì công cốc. Ngoài ra, đặt ra quy mô vốn cụ thể, cũng “dễ khiến nhà đầu tư lách luật bằng cách đăng ký đầu tư chỉ 9.999 tỷ đồng để… khỏi hỏi Thủ tướng thì sao?”, vị này đặt vấn đề.
PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, cho rằng giả sử đưa ra quy định quy mô vốn 10.000 tỷ đồng, nếu có, nên phân cấp về cho chủ tịch UBND các thành phố thuộc T.Ư có quyền quyết định, thay vì phải chờ ý kiến Thủ tướng.
“Quy mô 10.000 tỷ đồng nghe có vẻ lớn, nhưng không nói rõ dự án thuộc ngành gì thì đôi khi không quá lớn. Thế nên, các thành phố thuộc T.Ư nên được trao quyền quyết định đối với các dự án lớn này và chủ tịch UBND các thành phố lớn chịu hoàn toàn trách nhiệm trong chấp thuận, cho phép đầu tư. Tại các tỉnh thành khác nhỏ, không thuộc T.Ư, có thể chờ ý kiến của Thủ tướng”, PGS-TS Trần Hoàng Ngân nêu quan điểm.
Theo ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, nên phân cấp cho thị trường tự quyết và nên bỏ hẳn quy mô vốn bao nhiêu thuộc thẩm quyền Thủ tướng quyết định. Bởi một dự án chờ Thủ tướng phê duyệt chấp thuận cực kỳ phức tạp, qua không biết bao nhiêu cấp, ngành xem xét và có ý kiến.
“Chờ đợi một dự án được Chính phủ chấp thuận sẽ gây lãng phí mất mát rất nhiều cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, từ tiền bạc, thời gian. Quan trọng nhất là mất cơ hội. VN đang nỗ lực thu hút các dự án lớn tạo ra giá trị gia tăng lớn, dự án đầu tư nước ngoài theo tinh thần của Nghị quyết 50 Bộ Chính trị… Bên cạnh đó, làn sóng đầu tư nước ngoài rời Trung Quốc đang ngày càng nhiều, trong thời điểm này, chúng ta lại đưa ra quy định 10.000 tỷ đồng chờ chủ trương của Thủ tướng Chính phủ là đang vô hình trung làm chậm cơ hội đón làn sóng đầu tư FDI thế hệ mới”, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn nhấn mạnh.
Thực tế, việc phân cấp thẩm quyền quyết định về UBND cấp tỉnh đối với các dự án không có tính chất đặc thù, không có ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội, sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách sẽ góp phần giúp giảm tải cho Thủ tướng rất nhiều. Đặc biệt, giảm tối đa việc Thủ tướng phải trực tiếp tham gia quản lý, điều hành trong quản lý đầu tư.
PGS-TS Trần Hoàng Ngân nói rằng trong làm luật, yếu tố cải cách thủ tục hành chính cần được chú trọng, làm thế nào để nâng cao hiệu lực hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, nâng tầm quản lý và trách nhiệm của địa phương là hết sức cần thiết.
PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, Trưởng bộ môn quản trị tài chính quốc tế - Học viện Tài chính, cũng cho rằng việc nâng mức quy mô dự án là cần thiết vì… trượt giá, mất giá tiền đồng. Tuy nhiên, cần xem xét kỹ, mức đó đã hợp lý chưa và tại sao lại là mức đó. Nếu đưa ra mức thấp, sẽ bó buộc gây khó cho doanh nghiệp vì các dự án đầu tư sau mỗi năm đều tăng, lại phải đi xin chủ trương từ Chính phủ.
Thứ hai, việc đưa ra con số 10.000 tỷ đồng cần được giải trình dựa trên những cơ sở nào? Nếu thiếu cơ sở thì hoặc bỏ hẳn, hoặc quy định cụ thể về tính chất dự án thế nào…
Ngoài ra, về phân cấp quản lý, các dự án thuộc nhóm A, nhóm B, nhóm C thuộc ngành, lĩnh vực nào và quy mô vốn bao nhiêu cũng đã được quy định rất rõ. Thế nên, việc tăng quy mô vốn, hoặc bỏ quy định vốn cần xem xét, quan trọng bảo đảm tính tự quyết của địa phương, bảo đảm an ninh, môi trường quốc gia.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.