Kiến nghị 'bơm' thêm 3000 tỷ giải cứu 206 dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ

Lệ Chi - 31/05/2018 06:36 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về đề xuất bổ sung vốn tín dụng cho nhà ở xã hội. Theo đó, Bộ này kiến nghị bổ sung 3.000 tỷ đồng vốn vay mua nhà xã hội nhằm tháo gỡ khó khăn cho 206 dự án đang bị ách tắc.

VNF
Khách hàng "kêu cứu" tại dự án nhà ở xã hội Bright City

Dự án ì ạch tiến độ do “đói” vốn ngân sách

Bộ Xây dựng cho biết đến thời điểm hiện tại việc phát triển nhà ở xã hội mới chỉ đạt khoảng 30% so với mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Việc  phát triển nhà ở xã hội vẫn tiến triển rất chậm, nhiều khó khăn, ách tắc.

Lý giải tình trạng trên, Bộ Xây dựng cho rằng do lượng vốn ngân sách bố trí cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong giai đoạn 2018 - 2020 là 1.262,069 tỷ đồng/9.000 tỷ đồng chỉ đáp ứng khoảng 13% so với yêu cầu.

Riêng năm 2018, Ngân hàng này chỉ được giao 500 tỷ đồng nhưng đến thời điểm này vẫn chưa được giải ngân. Theo quy định, với số vốn được giao 500 tỷ đồng thì Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ huy động thêm được 500 tỷ đồng để thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội và chỉ cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân (chủ đầu tư dự án không được vay nguồn vốn này).

Trong khi đó, nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho các tổ chức tín dụng để cho vay thực hiện chính sách nhà ở xã hội thì đến nay vẫn chưa được bố trí.

Ngoài ra, không có nguồn vốn để tiếp tục cho vay sau khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng theo quy định tại Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ đã giải ngân hết vào cuối tháng 12/2016.

206 dự án nhà ở xã hội "đắp chiếu"

Báo cáo của các địa phương cho thấy, hiện nay có 206 dự án nhà ở xã hội với quy mô xây dựng khoảng 168.700 căn hộ, tổng diện tích khoảng 8.435.000 m2 đang bị chậm tiến độ hoặc tạm dừng thi công. Trong đó có một số chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội có nhu cầu xin chuyển đổi sang dự án nhà ở thương mại; số lượng nhà ở xã hội hoàn thành, đưa vào sử dụng trong thời gian gần đây rất hạn chế.

Dự án Bright City (Hoài Đức, Hà Nội) đã nhiều lần phải "đắp chiếu" do thiếu vốn.

Bên cạnh đó, chính quyền tại một số địa phương chưa quan tâm đến việc phát triển nhà ở xã hội, chủ đầu tư cũng chưa chủ động đầu tư xây dựng loại nhà ở có diện tích nhỏ, giá thấp; cơ cấu nguồn cung căn hộ nhà ở bị mất cân đối, các hộ nghèo, thu nhập thấp không đủ khả năng và điều kiện để cải thiện chỗ ở.

Trong các nguyên nhân trên, theo Bộ Xây dựng, việc không bố trí được nguồn vốn ngân sách để thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội là nguyên nhân chủ yếu.

Kiến nghị "bơm" thêm 3.000 tỷ để "giải cứu" nhà ở xã hội

Trong thời gian vừa qua, Bộ Xây dựng đã nhận được một số ý kiến của các Đại biểu Quốc hội, chính quyền địa phương, doanh nghiệp... kiến nghị Nhà nước sớm bố trí nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách theo quy định của pháp luật về nhà ở để tiếp tục cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhà ở xã hội đang bị ách tắc.

Đồng thời cũng sớm tạo điều kiện cho người nghèo, người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp được vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020 để thực hiện chính sách nhà ở xã hội.

Theo đó, Bộ Xây dựng đề xuất bổ sung vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội 3.000 tỷ đồng để thực hiện cho giai đoạn đến năm 2020. Cấp hơn 3.431 tỷ đồng cho các tổ chức tín dụng theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để bù lãi suất cho vay trong năm 2018.

>>> Xem thêm: Cư dân Bright City tiếp tục ‘kêu cứu’, BIDV ‘hứa’ chưa thu lãi vay, giãn tiền nợ gốc

Cùng chuyên mục
Sàn thương mại điện tử của các ‘ông lớn’ Trung Quốc cạnh tranh gay gắt tại Đông Nam Á

Sàn thương mại điện tử của các ‘ông lớn’ Trung Quốc cạnh tranh gay gắt tại Đông Nam Á

(VNF) - Khi nói đến thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Đông Nam Á, nhiều người trước đây sẽ nghĩ ngay đến Shopee và Lazada. Tuy nhiên, "chiến trường" này đang "nóng" hơn bao giờ hết với sự tham gia của TikTok Shop, Shein, mới đây nhất là Temu.

Rầm rộ quảng cáo bán hàng, Temu chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam

Rầm rộ quảng cáo bán hàng, Temu chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam

(VNF) - Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết Temu hiện chưa đăng ký với cơ quan quản lý Việt Nam.

Hội nghị BRICS: TT Nga Putin cảnh báo về cuộc khủng hoảng toàn cầu mới

Hội nghị BRICS: TT Nga Putin cảnh báo về cuộc khủng hoảng toàn cầu mới

(VNF) - Trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Kazan (Nga) ngày 23/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin tập trung vào vai trò và triển vọng ngày càng tăng của BRICS, đồng thời cảnh báo về những rủi ro đối với nền kinh tế toàn cầu từ các lệnh trừng phạt của phương Tây và các chính sách bảo hộ.

Khám phá hầm chứa 500 triệu USD tiền, vàng của Hezbollah

Khám phá hầm chứa 500 triệu USD tiền, vàng của Hezbollah

(VNF) - Quân đội Israel vừa công bố một video mô tả một địa điểm được cho là hầm ngầm chứa tiền và vàng của Hezbollah, nằm dưới một bệnh viện ở Beirut, nhưng giám đốc bệnh viện bác bỏ.

Chạm vào Danang FantastiCity, du ngoạn Đà Nẵng thời số hóa

Chạm vào Danang FantastiCity, du ngoạn Đà Nẵng thời số hóa

(VNF) - Chỉ cần vào ứng dụng “Một chạm đến Đà Nẵng”, du khách có thể trải nghiệm tour du lịch khám phá Đà Nẵng với nhiều điểm tham quan nổi tiếng, thuyết minh tự động bằng 2 ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.

Công ty chứng khoán của chủ tịch 9x chính thức lên sàn HoSE

Công ty chứng khoán của chủ tịch 9x chính thức lên sàn HoSE

(VNF) - Gần 205 triệu cổ phiếu DSC của Công ty Cổ phần chứng khoán DSC đã chính thức được niêm yết trên HoSE với mức giá tham chiếu 22.500 đồng/cổ phiếu.

Thương vụ M&A với Mitsubishi sắp xong, Masan có thêm 30 triệu USD để trả nợ

Thương vụ M&A với Mitsubishi sắp xong, Masan có thêm 30 triệu USD để trả nợ

(VNF) - Masan cho biết, việc bán H.C. Starck cho Mitsubishi Materials Corporation với giá mua cổ phần là 134,5 triệu USD dự kiến​​ sẽ hoàn tất trước cuối năm 2024. Khi đó, MHT ​​sẽ được hưởng lợi từ việc tăng LNST trong dài hạn lên 20-30 triệu USD. Số tiền thu được từ giao dịch sẽ được dùng để giảm nợ của MHT...

FTA Index: Kỳ vọng về chỉ số hội nhập thương mại cấp tỉnh thành

FTA Index: Kỳ vọng về chỉ số hội nhập thương mại cấp tỉnh thành

(VNF) - Để xây dựng chỉ số FTA Index, hơn 4.000 doanh nghiệp thuộc 63 tỉnh, thành phố có hoạt động xuất khẩu hàng hóa hoặc nhập khẩu hàng hóa, thuộc một số ngành kinh tế trực tiếp liên quan đến tận dụng các FTA đã được điều tra.

Tận dụng FTA: Năm vấn đề lớn của thủy sản Việt Nam

Tận dụng FTA: Năm vấn đề lớn của thủy sản Việt Nam

(VNF) - Hiệp định thương mại tự do (FTA) mở ra cơ hội to lớn cho ngành thủy sản Việt Nam, thúc đẩy xuất khẩu, tăng cường đầu tư và thúc đẩy phát triển bền vững trong ngành.

Chưa được nâng hạng đã lo rớt hạng vì thiếu cổ phiếu chất lượng

Chưa được nâng hạng đã lo rớt hạng vì thiếu cổ phiếu chất lượng

(VNF) - Việc đa dạng hóa và gia tăng số lượng hàng hóa trên sàn chứng khoán được xem là cần thiết trước thềm nâng hạng. Tuy nhiên để trụ hạng sau khi nâng hạng, chuyên gia cho rằng cần chú trọng cả vấn đề chất lượng hàng hoá.