Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Dự luật được soạn thảo bởi các nhà lập pháp hàng đầu của Hạ viện Nga, công bố vào ngày 13/4 và được thông qua tại phiên họp ngày 22/5. Trong phiên họp giới thiệu và phiên họp thông qua đại cương, dự luật đã được sửa đổi đáng kể do một số điều khoản ban đầu của nó chưa phù hợp.
Theo dự luật, các công ty của Mỹ và của các quốc gia “không thân thiện” với Nga sẽ bị cấm tham gia những hợp đồng mua bán tài sản thuộc sở hữu của nhà nước, hoặc những tài sản công đã được tư nhân hóa.
Bên cạnh đó, các bộ trưởng trong nội các sẽ được toàn quyền quyết định chấm dứt hoặc đình chỉ việc hợp tác quốc tế với những quốc gia hoặc các tổ chức “không thân thiện” trong thẩm quyền của họ.
Ngoài ra, chính phủ Nga có thể cấm hoặc giới hạn những hoạt động xuất nhập khẩu với Mỹ hoặc một vài quốc gia khác. Tuy nhiên, các biện pháp chống lại lệnh trừng phạt của Nga không áp dụng với những loại hàng hóa người Nga hoặc người nước ngoài mang vào Nga để sử dụng cho mục đích cá nhân.
Nhiều nhà lập pháp ủng hộ dự luật này, cho rằng đó chính là lời cảnh báo đanh thép cho Mỹ và phương Tây khi liên tiếp giáng đòn trừng phạt lên Nga.
"Nếu muốn áp đặt những lệnh trừng phạt lên Nga và công dân của Nga, cần phải hiểu rằng Nga chắc chắn sẽ có những hành động đáp trả”, AP dẫn ý kiến của một nhà lập pháp Nga.
Kinh tế Nga đã phải đối mặt với không ít những khó khăn trong vài năm qua, như các lệnh trừng phạt quốc tế sau việc Crimea sáp nhập vào lãnh thổ Nga, và vai trò của Moscow trong cuộc nổi dậy ủng hộ Nga ở phía đông Ukraine. Những sự kiện này đã đẩy Nga rơi vào trạng thái bị cô lập từ năm 2014.
Trong 4 năm qua, Nga đã không nhận được nhiều sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, khi hỗ trợ cho chính quyền Syria của Tổng thống Bashar Assad. Ngoài ra, Moscow còn bị nghi ngờ đã can thiệp vào cuộc bầu cử ở Mỹ và châu Âu, cũng như bị nước Anh cáo buộc đã đứng sau vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal.
Hồi giữa tháng 3, chính quyền của Tổng thống Trump đã đưa ra các lệnh trừng phạt đối với 5 tổ chức và 19 cá nhân người Nga vì cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ 2016 và những cuộc tấn công mạng khác.
Theo New York Times, các tổ chức và cá nhân người Nga liên quan đến cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ 2016 và một số cuộc tấn công mạng khác sẽ không được xuất cảnh đến Mỹ, bị đóng băng mọi tài sản ở Mỹ và sẽ bị dừng mọi hoạt động kinh doanh với các doanh nghiệp ở Mỹ.
Các tổ chức chịu lệnh trừng phạt trên bao gồm Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) và Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (GRU), dù những cơ quan này và một số cá nhân khác trong danh sách trừng phạt của Mỹ đã bị "cấm cửa" kể từ khi Nga bị cáo buộc can thiệp vào chiến sự ở Ukraine.
Xem thêm >> Vụ máy bay MH17: Malaysia lên tiếng ‘bênh vực’ Nga
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.