'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Mới đây, trong buổi tọa đàm “Phiên dịch ngoại giao: 75 năm ký ức và con người” (do Trung tâm biên – phiên dịch quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao tổ chức) nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan đã có những chia sẻ về những kỷ niệm trong quãng đời làm nghề phiên dịch của ông cũng như gợi mở những ý tưởng để phát triển ngành nghề này trong bối cảnh hiện tại.
Theo nguyên Phó thủ tướng, phiên dịch là ngành nghề quan trọng. “Nói vui thì không có phiên dịch đố mày làm nên, ngoại giao mà không có phiên dịch thì các lãnh đạo làm việc thế nào được”. Nhìn vào các lãnh đạo Bộ Ngoại giao trước nay, có thể thấy rất nhiều người đi lên từ làm phiên dịch.
Tuy nhiên, nguyên Phó thủ tướng cho hay nghề phiên dịch hiện chưa được nhìn nhận một cách xứng đáng với vai trò của nó.
“Tôi kể một chuyện vui, khi tôi còn làm ở Phòng phiên dịch, những năm 50 của thế kỷ trước, việc không có nhiều, những việc quan trọng đều giao cho Vụ Liên Xô đảm nhiệm. Hồi đó, Vụ Liên Xô nhận công văn từ các nơi rồi chuyển sang cho Phòng phiên dịch làm. Phòng làm xong, nộp lại Vụ Liên Xô. Thành ra bao nhiêu công tích Vụ Liên Xô hưởng cả, Phòng phiên dịch chả ai biết đến”.
“Hồi đó, chị Hải – vợ ông Tô Quang Đẩu (nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, em họ của các chiến sĩ cách mạng Tô Chấn, Tô Hiệu - PV), làm ở Vụ Cán bộ. Tôi nói với bà ấy tôi chẳng có việc gì làm cả, chị xem có việc gì thì giao cho tôi làm. Chị ấy nói một câu rất hồn nhiên mà tôi nhớ cả đời: ‘Việc tiếng Nga không có thì lấy tiếng Pháp, tiếng Anh ra mà dịch chứ, có gì mà không có việc’. Đó, người ta hiểu phiên dịch là việc đơn giản, dễ dàng vậy đó”, nguyên Phó thủ tướng cười kể lại.
Theo nguyên Phó thủ tướng, nhìn vào bản chất mà nói, nước ta cho đến hiện nay vẫn chưa có ngành đào tạo nghề phiên dịch, vì không nhiều người hiểu phiên dịch là một nghề rất khó khăn, phức tạp.
Ông kiến nghị ngành ngoại giao nên xem xét đào tạo phiên dịch viên như một ngành nghề.
“Có hai cách: cách một là Bộ Ngoại giao đặt ra khoa đào tạo phiên dịch ở một trường đại học; cách hai là Trung tâm biên – phiên dịch quốc gia đào tạo cho các anh chị em đang làm việc tại đây.
“Cần bồi dưỡng cho anh chị em phiên dịch kiến thức về chính trị, kinh tế, quan hệ quốc tế… bởi phiên dịch là phải biết tất cả. Người ta không phân biệt phiên dịch thuộc lĩnh vực gì đâu. Có lần tôi theo đoàn của nước ta vào thăm bảo tàng Mông Cổ. Cái bảo tàng đấy toàn động vật mà mình có biết tên đâu. May sao có một giáo sư trong đoàn giảng giải giúp, tôi mới có thể dịch được. Nói vậy để thấy phải bồi dưỡng kiến thức cho anh em nhiều”, nguyên Phó thủ tướng chia sẻ.
Nguyên Phó thủ tướng cũng nhấn mạnh ngành ngoại giao cần có chính sách đãi ngộ đối với anh em làm nghề phiên dịch.
“Cho đến nay, chúng ta không có chính sách đào tạo, không có đãi ngộ xứng đáng. Ví dụ về đãi ngộ, tôi hỏi các đồng nghiệp bên Trung Quốc thì họ nói: ở Trung Quốc, phiên dịch viên dịch cho cấp lãnh đạo nào sẽ có thù lao riêng theo cấp bậc đó và thù lao trả bằng USD. Còn ở ta thì chưa có gì cả.
“Phải có chính sách mới có cán bộ giỏi, không có chính sách mà hô hào suông thì không có đâu. Cái này là khiếm khuyết lớn hiện nay.
“Thông điệp của tôi gửi đến lãnh đạo ngành ngoại giao hiện nay là chính sách, chính sách và chính sách”, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan góp ý.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.