'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nhiều bất cập liên quan tới BOT
Còn nhớ, với lý do không được thu phí cả cầu Việt Trì cũ để hoàn vốn cho cầu Hạc Trì mới (thuộc Phú Thọ), Chủ đầu tư là Công ty cổ phần BOT cầu Việt Trì. Trong đó, các đơn vị liên doanh gồm Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 - Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh - Công ty cổ phần Phát triển đầu tư Thái Sơn (Liên danh CIENCO1 - Yên Khánh - Thái Sơn) đã “ngang nhiên” đổ trụ cọc bê tông, cấm xe ô tô qua cầu Việt Trì cũ. Điều này, đã bị người dân phản đối quyết liệt. Vì thế, Bộ giao thông vận tải yêu cầu Chủ đầu tư phải dỡ bỏ trụ bê tông để xe ô tô có thể đi qua.
Trước quyết định đó, chủ đầu tư là Công ty cổ phần BOT cầu Việt Trì đã “dùng dằng” doạ trả lại dự án cho nhà nước và cho rằng không đủ tiền hoàn vốn.
Một dự án nan giải khác đó là BOT Thái Nguyên – Chợ Mới đã hoàn thành hơn 2 năm qua nhưng chưa thể đảm bảo phương án tài chính vì Nhà đầu tư là Công ty cổ phần BOT Thái Nguyên - Chợ Mới không được thu phí tại dự án QL3 cũ và tuyến BOT mới xây dựng. Điều này khiến nhà đầu tư lỗ nặng.
Ngoài ra, còn rất nhiều các dự án BOT khác đang gặp như phản đối quyết liệt của người dân nhưng gần như chưa có phương án xử lý. Ví dụ như BOT Cai Lậy ( do Công ty TNHH Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang đầu tư). Dự án này đã không thể thu phí hơn 1 năm qua và chưa rõ ngày được thu phí trở lại dù Bộ GTVT đã trình Chính phủ 5 phương án xử lý.
Tiếp đó là các “điểm nóng” như BOT Tân Đệ và BOT Mỹ Lộc, đây đều là 2 dự án tai tiếng của “ông trùm” BOT Tasco. Các dự án này đã buộc phải xả trạm suốt 3 tháng qua và chưa rõ thu phí trở lại…
Hệ luỵ gì?
Không thể phủ nhận chủ trương hút vốn xây dựng theo mô hình BOT, PPP đã đem lại nhiều kết quả tích cực trong thời gian qua. Nhờ có BOT hàng chục tuyến đường đẹp đã hoàn thành và đưa vào sử dụng làm thay đổi “bức tranh” toàn cảnh ngành giao thông Việt Nam. Trong bối cảnh nguồn vốn eo hẹp, việc hút vốn BOT, PPP xây dựng hạ tầng là rất cần thiết.
Tuy nhiên, những biến tướng làm méo mó mô hình đầu tư BOT cần phải rà soát, siết chặt. Đặc biệt là phải tránh việc “làm đường một nơi, thu phí nơi khác” gây phẫn nỗ cho người dân (ví dụ như trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài).
Theo các chuyên gia giao thông, việc nhà đầu tư xin trả lại dự án là điều không ai mong muốn, thậm chí, đó là “bước đường cùng” của chủ đầu tư.
Bởi lẽ, đối với nhà đầu tư, bên cạnh vốn chủ sở hữu bỏ ra, số tiền phần lớn phải đi vay ngân hàng với mức lãi vay không hề nhỏ. Mặt khác, làm đường thì bỏ ra “một cục“ nhưng hoàn vốn lại kiếm “tiền lẻ”. Cùng đó, thời gian thu phí kéo dài nên bản thân chủ đầu tư ngỏ ý trả lại dự án là “bất đắc dĩ”
Còn đối với các ngân hàng, việc nhà đầu tư BOT hoạt động không hiệu quả, không có tiền trả lãi sẽ kéo theo các tồn tại phát sinh nợ xấu. Đây là mối lo hiện hữu tại một số BOT “trả lại cũng không được, thu phí không xong”.
Còn với cơ quan nhà nước, việc trả lại các dự án BOT là chưa có tiền lệ. Mặt khác, mô hình BOT là hút vốn để huy động nguồn lực xã hội hoá, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Vì thế, điều này đi ngược lại với chủ trương ban đầu.
Thậm chí, ngay cả khi đưa nhau ra toà thì dự báo là sẽ rất khó xử vì chưa có luật định, do cơ chế pháp lý thực hiện hợp đồng BOT hiện chưa chặt chẽ, trách nhiệm của các bên chưa được phân định rõ ràng.
Vì thế, nếu nhà đầu tư đòi trả lại các dự án BOT là hệ luỵ không nhỏ?
Xử lý nghiêm tình trạng gây rối tại các BOT
Ngày 8/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thường trực Chính phủ đã họp, nghe báo cáo về việc rà soát các dự án BOT.
Tại cuộc họp, Thủ tướng yêu cầu cần bảo đảm quyền lợi của cả nhà nước, nhà đầu tư, người dân; cụ thể, cần bảo đảm công khai, minh bạch. Phải có phương án tài chính đúng đắn, không đẩy chi phí đầu tư lên quá cao, thu dồn dập, mức giá không phù hợp với người dân nhưng cũng không vì thế mà đẩy khó khăn cho nhà đầu tư.
Thủ tướng nhấn mạnh: Phải bảo đảm an ninh trật tự đối với các trạm BOT, kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng gây rối, làm mất an ninh trật tự.
Thủ tướng nhấn mạnh việc cần phải lắng nghe xử lý, giải quyết đến nơi đến chốn những tồn tại, vướng mắc đối với các trạm BOT, không để xảy ra vụ việc gây bức xúc xã hội.
Theo báo cáo của Bộ GTVT, hiện Bộ GTVT đang quản lý 63 dự án BOT. Trong năm 2017, Bộ GTVT đã dừng chủ trương đầu tư 13 dự án đang nghiên cứu hoặc mới phê duyệt đề xuất dự án trên các đường hiện hữu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.