Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: Đến lúc thúc đẩy nội địa hóa
(VNF) - Đại diện doanh nghiệp cho rằng khi thị trường Mỹ áp thuế cao hơn, lòng tin của doanh nghiệp nội địa Việt Nam càng phải vững vàng để thích ứng và phát triển.
"Nhiều ý kiến khác nhau về TPP, tôi nghĩ dứt khoát việc dừng TPP có ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam trong nhiều mặt, kể cả thể chế, phát triển doanh nghiệp", nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói tại tọa đàm "Doanh nghiệp Việt Nam trước cục diện thị trường Mỹ và thế giới sau Trump" do BSA tổ chức ngày 10/12.
"Không còn TPP nữa, hàng loạt luật phải thay đổi lại bị "đóng băng" trở lại. TPP tạo ra nhiều động lực để cạnh tranh quốc tế và ngay trong sân nhà, nếu đóng cửa lại, kinh tế sẽ trì trệ… Đó là những vấn đề tôi rất lo lắng", ông Vinh nói thêm.
Không còn cách nào khác là củng cố nội lực
Ông Vinh nhận định: "Chính sách bảo hộ của Trump rất cao, không muốn chia sẻ quyền lợi của nước Mỹ cho ai khác như không khuyến khích hiệp định tư do Bắc Mỹ, hủy bỏ TPP, dựng hàng rào thuế quan… Thứ hai, là bài ngoại, phân biệt chủng tộc, chống người nhập cư, chủ nghĩa cực đoan của Trump rất khó dự đoán".
"Không có dân tộc nào phát triển mà bỏ lại người nghèo ở phía sau, Trump đã chọc đúng vào điểm này, đi vào những bang có nhiều người nghèo để vận động tranh cử, đưa ra những thông điệp về giải quyết nạn khủng bố, xây dựng một nước Mỹ số 1 thế giới, những người nghèo có cuộc sống tốt đẹp hơn hôm nay", ông Vinh đánh giá.
"Chúng ta cần phải coi những phát biểu tranh cử của Trump để mị dân thôi, vì ông biết mong muốn của dân Mỹ, nhưng khi trúng cử sẽ điều chỉnh lại. Bên cạnh đó, ông ta còn có cả một bộ máy để giúp ông ta điều chỉnh lại, dù nội các ấy đa số là do ông đề cử. Những đời tổng thống Mỹ trước đây cũng không dại gì tẩy chay Trung Quốc, các chuyên gia quân sự, kinh tế sẽ không dại gì để ông ta làm như thế. Thể chế Mỹ không cho tổng thống quyết định tất cả. Không nên dựa vào lời nói của Trump để phiên ra chính sách", ông Vinh nói thêm.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng dự đoán: "Trump chắc chắn sẽ trúng cử trong cuộc bỏ phiếu quốc hội sắp tới, bởi người dân đang mong một cuộc đổi mới cho đất nước bằng một doanh nhân thẳng thắn, đầy bất ngờ. Nhưng chắc chắn mối quan hệ giữa Mỹ với Nga, Nhật Bản, Trung Quốc là vấn đề rất quan trọng. TPP nếu được thông qua sẽ rất dài, không hy vọng gì trong nhiệm kỳ này. Trump muốn dồn tất cả động lực để cho nước Mỹ".
"Nhiều ý kiến khác nhau về TPP, tôi nghĩ dứt khoát có tác động đến kinh tế Việt Nam trong nhiều mặt, kể cả thể chế, phát triển doanh nghiệp. Không còn TPP nữa, hàng loạt luật phải thay đổi lại bị "đóng băng" trở lại. TPP tạo ra nhiều động lực để cạnh tranh quốc tế và ngay trong sân nhà. Nếu đóng cửa lại, kinh tế sẽ trì trệ, đó là những vấn đề tôi rất lo lắng. Về độ mở, chúng ta còn mở gấp 4 lần so với Trung Quốc, không thể nói khi Mỹ thay đổi quan điểm lại không ảnh hưởng gì đến Việt Nam", ông Vinh nói.
Theo ông Vinh, trong điều kiện thế giới thay đổi chóng mặt đó, không còn cách nào khác là củng cố nội lực.
Nhìn lại, có thể thấy rõ chi ngân sách nợ công tăng lên, kinh tế Việt Nam đang phát trển không vững. Doanh nghiệp Nhà nước đang sở hữu nguồn vốn lớn nhất nhưng hiệu quả thấp nhất và đang giảm dần. 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng quy mô ngày càng nhỏ đi, do Nhà nước chưa tạo đủ điều kiện môi trường cho doanh nghiệp phát triển.
"Chính phủ cứ kêu gọi đất nước khởi nghiệp, nhưng lại không có chính sách cụ thể để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Tỷ lệ doanh nghiệp phi sản xuất quá lớn, chủ yếu dịch vụ "mỳ ăn liền". Ngay cả những tập đoàn lớn top đầu không biết giữ được thương hiệu bao nhiêu năm, vì nguồn nợ quá lớn. Điểm lại những thương hiệu có tuổi đời 30 năm, không biết tương lai còn bao nhiêu thương hiệu. Nếu không thúc đẩy môi trường kinh doanh thì lấy đâu ra thay đổi về năng suất lao động?", ông Vinh tỏ ra băn khoăn.
Doanh nghiệp Việt cần có sự chuẩn bị
Ông Vinh cho rằng doanh nghiệp Việt phải luôn trong tâm thế sẵn sàng và cần lưu ý một số điểm. Thứ nhất, vấn đề Mỹ rút khỏi hiệp định TPP sẽ tạo sức ép rất lớn đến quan hệ kinh tế, chính trị với Việt Nam. Nhập siêu Việt Nam với Trung Quốc hiện giờ là lớn nhất. Tham gia vào TPP sẽ giảm điều này. Tất cả nguyên liệu dệt may, da giày nếu không xuất xứ từ 12 nước TPP sẽ không hưởng thuế suất bằng 0%. Nhưng khi TPP dừng lại, vai trò Trung Quốc lại trở thành trung tâm, đây là vấn đề rất lớn, nếu không chủ động sẽ lún sâu vào việc ngày càng phụ thuộc hơn vào kinh tế Trung Quốc.
TPP ít nhất nhiệm kỳ này không bàn, rất khó khăn. Việt Nam phải tìm giải pháp mới để mở rộng thị trường ưu đãi vào Mỹ, dù kém ưu đãi hơn so với TPP, nhưng chiếm lĩnh rộng hơn vào thị trường thế giới bằng các hiệp định song phương.
Thứ hai, phải quan tâm nhiều hơn đến thị trường trong nước nhân cơ hội này. Trung Quốc phát triển rất mạnh thị trường nội địa. Việt Nam phải xây dựng thị trường trong nước từ sản xuất đến thương mại, phân phối… làm sao để hàng Việt Nam tốt hơn, đừng để mất thương hiệu vào tay nước ngoài.
Thái Lan đang xâm chiếm thị trường bán lẻ nội địa, doanh nghiệp phải nâng cao sức cạnh tranh tại thị trường nội địa, có khát vọng vươn lên để đổi mới làm chủ thương hiệu, làm chủ thông tin, làm chủ công nghệ, nắm bắt được công nghệ trong lĩnh vực của mình.
Thứ ba, đổi mới và sáng tạo trên cơ sở phân tích, so sánh với quốc tế, để chọn đường đi riêng. Về quản trị nội bộ, phải có đội ngũ chuyên gia phân tích sản phẩm, nhân sự chuyên sâu. Hãy đi nhiều, hãy quan sát, nghiền ngẫm, để tạo ra sức khác biệt. Phải có quyết tâm rất cao cùng với đất nước để đổi mới phát triển.
"Năng suất lao động là điều quan trọng. Chi phí đầu vào cho sản xuất của Việt Nam đang ở mức cao, đang tăng dần so với các năm, đó là điều rất đau lòng. Tỷ lệ tiết kiệm trên GDP luôn thấp hơn tỷ lệ đầu tư, và ngày càng giảm. Lạc hậu về công nghệ là thách thức rất gay go. 85 % tất cả công nghệ của doanh nghiệp thuộc loại trung bình, thấp, chỉ ở năm 1970 trở về trước, chỉ 12% tham gia công nghệ cao. Trong 12% công nghệ cao, Việt Nam cũng không được hưởng trọn vẹn, chỉ được hưởng ở phần lắp ráp", ông Vinh lưu ý.
(VNF) - Đại diện doanh nghiệp cho rằng khi thị trường Mỹ áp thuế cao hơn, lòng tin của doanh nghiệp nội địa Việt Nam càng phải vững vàng để thích ứng và phát triển.
(VNF) - Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên, việc lấn biển phải đặt trong câu chuyện muốn phát triển thì phải đánh đổi. Định hướng lấn biển để có không gian phát triển phải nghĩ một cách tích cực, đừng để mất cơ hội của Đà Nẵng và cũng là cơ hội của đất nước.
(VNF) - Theo ông Võ Hoàng Hải - Phó Tổng Giám đốc Nam Á Bank, sự tăng trưởng trong GDP có lan tỏa được đến người dân không khi họ vẫn thắt chặt chi tiêu, tỷ lệ nợ đối với tiêu dùng cá nhân còn rất hạn chế?
(VNF) - PGS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Cộng đồng doanh nghiệp tiên phong cần có thêm nhiều ý kiến đóng góp phát triển doanh nghiệp dân tộc.Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin – cho".
(VNF) - Bình luận về mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số trong tương lai, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia tài chính ngân hàng, Kinh tế trưởng BIDV, khẳng định hiện nay Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện.
(VNF) - Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, khẳng định mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số là hoàn toàn khả thi nếu như có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
(VNF) - Năm 2025, DN phải đối mặt với nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều biến động khi cuộc chiến thuế quan này càng nóng lên, nhu cầu trong nước phục hồi chậm... Trong khi đó những điểm nghẽn về môi trường kinh doanh, thiếu vốn vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP là 8%, thì tăng trưởng tín dụng 16% là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, mục tiêu này có đạt được hay không phải dựa trên khả năng hấp thụ vốn của thị trường.
(VNF) - Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trở lên trong năm 2025, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng cần phải lưu ý đến tình hình sản xuất, mở rộng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp.
(VNF) - “Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy được đánh giá sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cơ cấu thu – chi ngân sách, thúc đẩy sự chuyển động nhanh, mạnh, hiệu quả của bộ máy hành chính, mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế trong dài hạn.
(VNF) - Để tạo được đột phá trong cải cách thể chế, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, cho rằng phải từ bỏ được tư duy không quản được thì cấm.
(VNF) - Trong nền kinh tế có chế độ tỷ giá tương đối cố định như Việt Nam, chính sách tiền tệ sẽ ít hiệu quả hơn so với chính sách tài khóa, vì vậy trong ngắn hạn, đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công hiệu quả sẽ mang lại tác động tích cực hơn.
(VNF) - PGS-TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao cần cách tiếp cận khác thường. Theo đó, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu và hướng đi trong năm 2025 là tập trung phát triển kinh tế số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và kinh tế xanh.
(VNF) - Ông Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ VCBF cho biết: Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, thực tế đầu tư tư nhân mới chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong những năm gần đây, đầu tư tư nhân tăng trưởng rất chậm, năm 2023 là gần 3% năm 2024 là khoảng 8 - 9%, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 15% của các năm trước dịch.
(VNF) - Về quyết định Mỹ áp thuế 25% với mặt hàng sắt thép của tất cả các nước, một số doanh nghiệp sắt thép khẳng định khi các doanh nghiệp ở các nước khác cũng chịu cùng chung mức thuế như Việt Nam khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt sẽ cao hơn.
(VNF) - Trong những năm qua, chúng ta thường tiếp cận với thông tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ đóng góp rất ít, thậm chí chỉ chiếm 10% GDP. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác và đã trở nên lạc hậu, theo chia sẻ của doanh nhân Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT tập đoàn FPT.
(VNF) - Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định, nếu chúng ta phát huy được năng lực của doanh nghiệp nội địa cũng như nguồn lực trong nước thì sự phát triển sẽ bền vững và lâu dài hơn.
(VNF) - Khi nhu cầu đầu tư và tích trữ vàng của người dân vẫn duy trì ở mức cao, thị trường vàng trở nên sôi động nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến động. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả không chỉ giúp ổn định thị trường mà còn góp phần đảm bảo sự minh bạch, hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người dân.
(VNF) - Để có được mức tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI khẳng định: Thể chế là yếu tố mang tính quyết định việc chúng ta tiến hay lùi và vươn mình đến đâu.
(VNF) - Để nền kinh tế có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số nếu có điều kiện thuận lợi, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP. HCM cho rằng, chúng ta cần thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và theo diễn biến của thị trường, kèm theo đó là cần có những công cụ dự báo tốt, việc điều hành chính sách mang tính kịp thời hơn, tránh trường hợp sự việc đã xảy ra chúng ta mới tìm cách ứng phó thì sẽ không kịp bởi chính sách tiền tệ thường có độ trễ.
(VNF) - Về mục tiêu tăng trưởng 8%, thậm chí đạt hai con số nếu điều kiện thuận lợi, trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, đây là mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được và cần quyết tâm đạt được để tạo đà tăng trưởng bứt phá cho kỷ nguyên phát triển mới.
(VNF) - Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số trong dài hạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động khó dự đoán, những khó khăn và thách thức trong nước vẫn khó đoán định thì việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng như trên dường như không phải dễ dàng.
(VNF) - PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân (Đại học Kinh tế TP. HCM) cho rằng câu chuyện của năm sau sẽ là sự đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá. Nếu muốn giảm lãi suất, Chính phủ phải hy sinh tỷ giá và ngược lại.
(VNF) - Để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô với sự kết hợp cân bằng hơn giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa là điều cần thiết. Trong thời gian tới, các chính sách phối hợp là rất quan trọng để hỗ trợ phục hồi kinh tế.
(VNF) - Trong bối cảnh nền kinh tế quốc dân còn nhiều khó khăn phía trước, kinh tế thế giới có nhiều biến động khó đoán, các động lực tăng trưởng cũ đã cạn, thì doanh nghiệp tư nhân được xem là sự kỳ vọng của nền kinh tế. Bởi vậy, đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là điều hết sức quan trọng để doanh nghiệp tư nhân phát huy tối đa tiềm lực và phát triển mạnh mẽ.
(VNF) - Đại diện doanh nghiệp cho rằng khi thị trường Mỹ áp thuế cao hơn, lòng tin của doanh nghiệp nội địa Việt Nam càng phải vững vàng để thích ứng và phát triển.
(VNF) - Tập đoàn Hateco đã chính thức vận hàng Cảng Container Quốc tế Hateco Hải Phòng (HHIT), đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Cùng VietnamFinance ngắm toàn cảnh bến cảng quốc tế của Tập đoàn HATECO.