'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Phát biểu khai mạc Toạ đàm, TS. Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài - Tổng biên tập Tạp chí Nhà Đầu tư thay mặt Ban biên tập Tạp chí Nhà Đầu tư, gửi lời cảm ơn và nhiệt liệt chào mừng Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Nhật cùng các vị khách quý đại diện các Bộ, ban, ngành, các chuyên gia kinh tế, Lãnh đạo các doanh nghiệp, các cơ quan báo chí đã dành thời gian đến dự Toạ đàm “Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải Việt Nam”.
Theo TS. Nguyễn Anh Tuấn, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng (KCHT) đồng bộ, trong đó có KCHT GTVT là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng đã được đề ra tại Nghị quyết số 13 NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, là 1 trong 3 đột phá chiến lược nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Nhằm đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, làm rõ nguyên nhân và đề xuất giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư vào KCHT GTVT cho thời gian tới, được sự hỗ trợ của Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch Đầu tư và sự đóng góp nhiệt tình của các chuyên gia kinh tế, sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, Tạp chí Nhà đầu tư đã xuất bản thành công đặc san “Phát triển KCHT GTVT”.
Nhu cầu thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng giao thông vận tải
Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 13 của Ban chấp hành TW Đảng khóa XI về “Xây dựng KCHT đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”, cùng với việc hoàn thiện thể chế, chính sách, một số công trình giao thông quan trọng, quy mô lớn đã được đầu tư, nâng cấp, tạo điều kiện kết nối giữa các vùng miền cả nước và giao thông quốc tế.
Tuy nhiên, so với mục tiêu đề ra và với nhu cầu phát triển của nền kinh tế, những kết quả đạt được vẫn còn hạn chế. Chủ trương xã hội hóa, huy động nguồn vốn tư nhân đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức PPP chưa mang lại kết quả như kỳ vọng, nhất là việc huy động nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Thực tế này đang đòi hỏi phải tìm ra nguyên nhân và có các giải pháp sát thực, sáng tạo hơn, tháo gỡ các rào cản để đạt được các mục tiêu đề ra về xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong bối cảnh, tình hình mới.
Theo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải, nhu cầu về sử dụng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng luôn vượt quá khả năng đáp ứng của ngân sách trong kế hoạch đầu tư trung hạn 2016-2020 và sẽ còn tiếp tục trong quá trình công nghiệp hoá của đất nước.
Vì vậy việc huy động mọi nguồn lực ngoài ngân sách là xu hướng tất yếu, khách quan, là giải pháp hữu hiệu để đáp ứng yêu cầu về vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và nâng cao chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Tuy nhiên, quá trình triển khai Nghị quyết 13 trong thời gian qua cũng cho thấy, về khuôn khổ pháp lý, vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được giải quyết để có thể thúc đẩy hình thức đầu tư này. Chẳng hạn, cơ chế chính sách cho mô hình đầu tư này chưa hoàn thiện, còn nhiều vướng mắc trong quá trình thực thi; nhà đầu tư chưa thực sự an tâm khi bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực này, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài, do các biện pháp bảo đảm đầu tư chưa được đảm bảo; đang xuất hiện các vấn đề mới liên quan đến mô hình PPP, trong đó có vấn đề khiếu kiện, phản đối của người dân đối với các dự án BOT…
Tất cả những vấn đề này đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu về việc phải tiếp tục hoàn thành cơ chế chính sách để tiếp tục thúc đẩy dòng vốn vào kết cấu hạ tầng giao thông vận tải một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế xã hội nói chung.
Giới thiệu về đặc san “Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải”
Đặc san “Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải” được Tạp chí Nhà Đầu tư xuất bản nhằm tổng hợp đánh giá của các chuyên gia về thực trạng kết cấu hạ tầng GTVT, các rào cản trong việc huy động nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển lĩnh vực quan trọng này, cũng như các kiến nghị, đề xuất cơ chế, chính sách giải pháp cho những năm tới.
Nội dung chính của Đặc san tập trung vào các chủ đề, thứ nhất là nhìn lại thành tựu trong việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trong thời gian qua, đặc biệt là trong 5 năm thực hiện Nghị quyết 13.
Thứ hai là phân tích những việc đã làm được và chưa làm được, chỉ rõ những hạn chế trong việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trong thời gian qua.
Thứ ba là đề ra các giải pháp để thúc đẩy dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực này trong thời gian tới.
Về phía các nhà đầu tư, Đặc san đã tập trung phân tích, giới thiệu, phản ánh về các dự án đã và đang được đầu tư theo mô hình PPP, trong đó nêu lên những khó khăn, thuận lợi của nhà đầu tư để các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ phù hợp.
Ông Hoàng Anh Minh - Phó Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư hy vọng Đặc san sẽ là tài liệu tham khảo có ý nghĩa đối với cả các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan nghiên cứu quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương, cũng như với các nhà đầu tư quan tâm tới các dự án trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng GTVT.
Xem thêm: Đường sắt cao tốc Bắc - Nam 58 tỷ USD: Sẽ khai thác trước tuyến Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TP. HCM
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.