Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Tuần này, tâm điểm chú ý của thế giới đã dồn vào mối quan hệ xấu đi nhanh chóng giữa Ấn Độ và Canada, khi phía Ottawa cáo buộc New Delhi có liên quan tới vụ sát hại một nhà hoạt động người Canada theo đạo Sikh - ông Hardeep Singh Nijjar.
Ông Nijjar sinh năm 1977 tại quận Jalandhar (bang Punjab, Ấn Độ) và chuyển đến sống ở Canada vào năm 1997. Ông Nijjar là thủ lĩnh phong trào Khalistan với mục đích kêu gọi thành lập nền tự trị của người Sikh khỏi Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ đã ban hành lệnh truy nã ông Nijjar với cáo buộc hoạt động khủng bố và âm mưu giết người, tuy nhiên ông Nijjar phủ nhận các cáo buộc.
Tháng 6 năm nay, ông Nijjar bị bắn chết tại một bãi đậu xe của một ngôi đền ở Ấn Độ, khơi lên các báo buộc từ nhóm người theo đạo Sikh về việc New Delhi có dính líu tới vụ việc.
Ngày 18/9, phát biểu tại Hạ viện Canada, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết các cơ quan an ninh nước này “đang tích cực điều tra những cáo buộc đáng tin cậy về mối liên hệ tiềm tàng giữa các đặc vụ Ấn Độ” và cái chết của ông Nijjar, nhấn mạnh việc can thiệp của chính phủ nước ngoài trong việc giết lại công dân Canada là "sự vi phạm chủ quyền không thể chấp nhận được".
Ngay sau đó, Ngoại trưởng Canada Melanie Joly trục xuất một nhà ngoại giao Ấn Độ.
Đến ngày 19/9, Bộ Ngoại giao Ấn Độ gọi cáo buộc trên là “vô căn cứ và mang tính động cơ”, đồng thời trục xuất một nhà ngoại giao Canada để trả đũa.
Trong khi Ấn Độ cho biết chưa nhận được thông tin từ Ottawa về các cáo buộc dù đã yêu cầu, phía Canada một mực khẳng định đã cung cấp thông tin cho phía Ấn Độ.
Quan hệ giữa hai nước đã xuống dốc nhanh chóng với việc trả đũa trục xuất các nhà ngoại giao.
Sau đó, phía New Delhi khuyến cáo công dân Ấn Độ ở Canada hoặc có ý định đến Canada nên thận trọng "trước các hoạt động chống đối Ấn Độ". Ấn Độ cũng đình chỉ việc xử lý thị thực cho người Canada vào ngày 21/5.
Trước những diễn biến xấu đi nhanh chóng trong mối quan hệ New Delhi - Ottawa, nhiều quốc gia trên thế giới đã bày tỏ sự lo ngại về mối quan hệ này, bao gồm Mỹ, Australia và Anh.
Nagorno - Karabakh được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan, nhưng phần lớn dân cư ở đây là người dân tộc Armenia và thành lập chính quyền riêng với sự hậu thuẫn từ chính quyền Armenia. Ngày 20/2/1988, Quốc hội Nagorno - Karabakh bỏ phiếu ủng hộ việc gia nhập Armenia đồng thời tuyên bố ly khai khỏi Azerbaijan, trở thành nguồn cơn cho cuộc xung đột bắt đầu từ tháng 5/1988 và vẫn đang diễn ra tới ngày nay. xung đột vũ trang nổ ra.
Mặc dù đã ký thoả thuận 3 bên với Azerbaijan và Nga từ cuối năm 2020, nhưng đến ngày 19/9 vừa qua, xung đột lại bùng phát khi Azerbaijan tuyên bố tiến hành “các biện pháp chống khủng bố” nhằm vào vùng Nagorno-Karabakh để “ngăn chặn các hành động khiêu khích quy mô lớn” từ phía Armenia, khiến gần 30 người thiệt mạng, hơn 200 người bị thương.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga xác nhận Moscow tiếp nhận thông tin này chỉ ít phút trước khi chiến dịch quân sự trên bắt đầu. Liên quan vấn đề này, phía Nga bày tỏ "quan ngại", đồng thời kêu gọi các bên xung đột "ngay lập tức chấm dứt đổ máu, các hoạt động thù địch và gây thương vong cho dân thường".
Đến ngày 21/9, sau cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga và Azerbaijan, văn phòng báo chí của Điện Kremlin xác nhận, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Azerbaijan Ilham Aliyev, đã nhất trí thúc đẩy quá trình đàm phán 3 bên với sự tham gia của Armenia, bao gồm cả việc soạn thảo hiệp ước hòa bình.
Hai bên cũng thảo luận các bước đi cần thiết để sớm ổn định tình hình tại Nagorno-Karabakh, cũng như khắc phục các vấn đề nhân đạo tại điểm nóng xung đột này.
Thêm một diễn biến tích cực khác khi Lực lượng vũ trang sắc tộc Armenia tại khu vực Nagorno-Karabakh cùng ngày 21/9 đã nhất trí với đề xuất của Nga về lệnh ngừng bắn, mở ra triển vọng giảm căng thẳng trong khu vực.
Theo dữ liệu do chính phủ Mỹ công bố, tính tới ngày 18/9, nợ quốc gia của Mỹ - số tiền mà chính phủ liên bang vay để trang trải chi phí hoạt động,đã lần đầu tiên đạt mức 33.040 tỷ USD.
Maya MacGuineas, chủ tịch Ủy ban Ngân sách Liên bang, cho biết: “Mỹ đã đạt được một cột mốc mới mà không ai có thể tự hào: Tổng nợ quốc gia của chúng ta vừa vượt qua 33.000 tỷ USD”.
Bộ Tài chính cho biết chi tiêu liên bang tăng khoảng 50% từ năm tài chính 2019 đến năm tài chính 2021 đã góp phần khiến khoản nợ lên tới 33.000 tỷ USD.
Ngoài ra, việc cắt giảm thuế, các chương trình kích thích và giảm doanh thu từ thuế do tình trạng thất nghiệp lan rộng trong đại dịch Covid-19 là những yếu tố thúc đẩy khoản vay của chính phủ lên một tầm cao mới.
Vấn đề nợ đang là tâm điểm của sự bế tắc tại Nghị viện về dự luật chi tiêu nhằm duy trì chính phủ cho đến chu kỳ cấp vốn tiếp theo. Nếu Đảng Dân chủ của Tổng thống Biden và Đảng Cộng hoà không thể đi tới một thoả thuận chung và thông qua ngân sách vào hạn chót là ngày 30/9, các bộ phận của chính phủ sẽ bị đóng cửa.
Theo mô hình ngân sách của Đại học Pennsylvania, các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa đang thúc đẩy chi tiêu ít hơn, trong khi Đảng Dân chủ ủng hộ các chương trình của Tổng thống Joe Biden, chẳng hạn như Đạo luật Giảm lạm phát, ước tính tiêu tốn hơn 1.000 tỷ USD trong thập kỷ tới.
Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã công bố một kế hoạch ngắn hạn vào cuối tuần qua, nhằm tạm thời tài trợ cho chính phủ cho đến ngày 31/10. Các biện pháp ngắn hạn này bao gồm việc áp dụng cắt giảm 8% chi tiêu cho các cơ quan liên bang, không bao gồm tài trợ cho quốc phòng, vấn đề cựu chiến binh và cứu trợ thiên tai. Nhưng dự luật này dự kiến sẽ không được Thượng viện do đảng Dân chủ kiểm soát thông qua.
Ngày 21/9, chính phủ Nga cho biết nước này đã đưa ra lệnh cấm tạm thời xuất khẩu xăng và dầu diesel sang tất cả các nước, ngoại trừ 4 nước thuộc Liên Xô cũ, nhằm ổn định thị trường nội địa.
Điện Kremlin cho biết lệnh cấm, có hiệu lực ngay lập tức, không áp dụng đối với nhiên liệu được cung cấp theo các thỏa thuận liên chính phủ cho các thành viên của Liên minh Kinh tế Á-Âu do Moscow đứng đầu, bao gồm Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan.
Chính phủ Nga cho biết trong một tuyên bố: “Các hạn chế tạm thời sẽ giúp bão hòa thị trường nhiên liệu, từ đó sẽ giảm giá cho người tiêu dùng”.
Reuters sau đó trích lời người phát ngôn của Điện Kremlin ngày 22/9 cho biết lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu sẽ kéo dài trong thời gian cần thiết để đảm bảo sự ổn định của thị trường trong nước.
Nga là một trong những nhà cung cấp dầu diesel lớn nhất thế giới và là nước xuất khẩu dầu thô lớn. Theo công ty dữ liệu Vortexa, Nga chiếm hơn 13% nguồn cung dầu diesel toàn cầu từ đầu năm đến nay.
Do đó, khi lệnh hạn chế mới được ban hành, những người tham gia thị trường đều bày tỏ lo ngại về tác động tiềm ẩn của lệnh cấm của Nga, đặc biệt vào thời điểm lượng tồn kho dầu diesel toàn cầu đã ở mức thấp.
Các nhà phân tích cảnh báo rằng việc thắt chặt nguồn cung có thể làm tăng sự cạnh tranh toàn cầu về nhiên liệu trong những tháng tới, khiến giá nhiên liệu tăng cao ở mọi nơi, kể cả ở châu Âu.
Tuy nhiên, chính những khách hàng mới của Nga bên ngoài châu Âu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lệnh cấm.
Tối 23/9/2023, Lễ khai mạc Đại hội Thể thao châu Á - ASIAD 19 diễn ra trên sân vận động Olympic thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) có chủ đề "Hướng về châu Á" với mục tiêu truyền tải màu sắc văn hóa của các quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự đại hội.
Ngọn đuốc ASIAD 19 được thắp lên tại sân vận động Olympic Hàng Châu, để bắt đầu cho nửa tháng tranh tài hấp dẫn của một kỳ Á vận hội hứa hẹn hoành tráng nhất lịch sử.
Đại hội có sự tham dự của 45 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á với trên 12.000 vận động viên. ASIAD 19 tổ chức 40 môn thi với 61 phân môn, 483 nội dung. Đây là kỳ Á vận hội có đông vận động viên tham dự nhất.
Đoàn thể thao Việt Nam tham dự Á vận hội 19 với 504 thành viên, trong đó có 337 vận động viên tranh tài ở 31 môn thi đấu. Mục tiêu của đoàn thể thao Việt Nam là giành từ 2 đến 5 HCV ở các môn cầu mây, karate, bắn súng, boxing, cờ tướng.
Xem thêm >> Mạnh tay thu về trăm triệu USD, sự 'tuỳ tiện' khiến Thủ tướng Trung Quốc phải xử lý
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.