Thông xe tuyến đường gần 1.000 tỷ đồng nối Bình Dương với Tây Ninh
Trần Lê -
26/12/2022 16:41 (GMT+7)
(VNF) - Ngày 26/12, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức lễ khánh thành công trình xây dựng đường và cầu kết nối tỉnh Bình Dương và Tây Ninh.
Cầu qua sông và đường kết nối 2 tỉnh Bình Dương - Tây Ninh có tổng đầu tư gần 1.000 tỷ đồng chính thức được thông xe sau hơn 2 năm khởi công.
Dự án được phê duyệt cuối năm 2019, đến giữa năm 2020 thì khởi công xây dựng. Tỉnh Tây Ninh đầu tư dự án 'Nâng cấp, mở rộng đường Đất Sét - Bến Củi' với tổng chiều dài hơn 12km. Bình Dương đầu tư dự án 'Xây dựng đường và cầu kết nối hai tỉnh' với kinh phí cũng gần 500 tỷ đồng.
Tại Bình Dương, tổng kinh phí 411 tỷ đồng để xây dựng cầu và phần đường kết nối từ cầu tới đường ĐT744, khởi công tháng 10/2020. Đường kết nối với cầu phía Bình Dương có vận tốc thiết kế 80km/h, ngoài ra còn có đường dân sinh dưới dạ cầu được thiết kế với vận tốc 20km/h hiện đã được đầu tư xong.
Tại Tây Ninh, tổng mức đầu tư hơn 517 tỷ đồng cho dự án mở rộng đường Đất Sét - Bến Củi dài toàn tuyến hơn 16,9km, khởi công tháng 8/2018 để kết nối đồng bộ với cầu. Theo quy hoạch, tuyến đường Đất Sét - Bến Củi có 6 làn xe, nhưng trước mắt đầu tư 4 làn xe và giải phóng sẵn mặt bằng để sau này mở rộng.
Tuyến đường ngoài kết nối giao thông giữa hai tỉnh còn giúp rút ngắn quãng đường từ Tây Ninh đi sân bay Long Thành (Đồng Nai), cảng nước sâu ở Bà Rịa - Vũng Tàu gần 30 km, không phải đi qua quốc lộ 22, 22B hay kẹt xe.
Tuyến đường và cầu kết nối giữa tỉnh Bình Dương và Tây Ninh đóng vai trò thiết yếu trong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) và huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh), thúc đẩy lưu thông hàng hóa giữa các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Dầu Tiếng và huyện Dương Minh Châu.
Công trình cũng góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông, phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện phát triển du lịch 2 tỉnh.
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone