TP. HCM chuyển đổi 26.000ha đất nông nghiệp, doanh nghiệp có giải được cơn khát đất?

Nguyễn Tường - 12/08/2018 21:15 (GMT+7)

(VNF) - Thông tin Chính phủ đồng ý cho TP. HCM chuyển khoảng 26.000ha đất nông nghiệp sang đất sử dụng cho mục đích công nghiệp và dịch vụ đang nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng doanh nghiệp, trong đó háo hức nhất là các doanh nghiệp bất động sản.

VNF

Chính sách đột phá

Trong giai đoạn 2016-2020, trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, đất nông nghiệp đã được điều chỉnh giảm còn khoảng 89.869ha; đất chưa sử dụng giảm còn 309ha; đất phi nông nghiệp tăng lên 120.441ha, tăng 27.334ha so với hiện trạng năm 2015, chiếm hơn 57% diện tích tự nhiên (diện tích tăng chủ yếu từ đất nông nghiệp để xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu đô thị).    

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM, việc chuyển mục đích sử dụng hơn 26.000ha đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp được thực hiện từ năm 2016 đến năm 2020. Số đất này được chuyển mục đích theo kế hoạch sử dụng đất và tiến độ thực hiện các dự án hàng năm.

Bình Chánh là huyện được chuyển đổi nhiều nhất với 6.800ha, kế tiếp là Củ Chi (5.600ha), Nhà Bè (3.160ha), Hóc Môn (2.400ha), quận 9 (2.000ha)…

Đối với đất nông nghiệp thuộc quy hoạch đất ở, người dân có thể được chuyển mục đích để xây nhà. Với nhà đầu tư, nếu chuyển mục đích sử dụng khu đất đã chọn, phải được UBND TP. HCM chấp thuận chủ trương đầu tư và phải thỏa thuận bồi thường đất đối với người dân. Sau khi hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư dự án mới làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.

Những dự án do nhà nước thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng xong mới thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất. Diện tích đất chuyên trồng lúa nước giữ nguyên. 

Theo ông Trương Trung Kiên, Trưởng ban Đô thị HĐND TP. HCM, 26.000ha là diện tích đất nông nghiệp được Thủ tướng cho phép chuyển đổi, thành phố không được phép vượt quá con số đó. Về tiến trình thực hiện, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch, báo cáo UBND TP. HCM xem xét, sau đó có tờ trình gửi HĐND.

Hàng năm các quận huyện đều xây dựng kế hoạch sử dụng đất trên cơ sở nhu cầu sử dụng đất của nhà đầu tư và người dân. Hiện 26.000ha đất này trên pháp lý vẫn là đất trồng lúa, do các tổ chức hoặc người dân đang quản lý.

Như tại các quận 2, 9, huyện Hóc Môn, Nhà Bè… nhiều người dân sở hữu đất lúa rất nhiều. Trong quy hoạch sử dụng đất của TP. HCM, đất lúa vẫn còn, tức thành phố vẫn dự trữ một diện tích đất lúa, không phải chuyển đổi toàn bộ diện tích đất lúa sang đất phi nông nghiệp. 

TP. HCM chuyển đổi 26.000ha đất nông nghiệp là cơ hội cho doanh nghiệp bất động sản

Đa lợi ích

Nhiều ý kiến cho rằng đây là quyết định có tính đột phá để gia tăng giá trị nguồn lực đất đai của thành phố trong thời gian tới. Tuy nhiên, để có cơ sở xác định khu vực nào, đất nông nghiệp ở đâu cần chuyển đổi, phải gắn việc này với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển không gian đô thị.

Thí dụ, những khu vực được quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xác định là phát triển công nghiệp thì mới chuyển đổi đất nông nghiệp ở đó thành đất công nghiệp. Khu vực nào xác định phát triển dịch vụ thì mới chuyển đất nông nghiệp ở đó thành đất dịch vụ. Tương tự, việc phát triển đô thị ở đâu thì mới cho chuyển đổi đất nông nghiệp ở đấy thành đất đô thị…

Phải tích hợp đồng bộ các quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất… mới sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên của thành phố, trong đó có tài nguyên đất. 

Dưới góc độ nhà đầu tư, ông Ngô Đức Sơn, Phó tổng giám đốc Tập đoàn DRH Holding, cho rằng hiện nay quỹ đất để thực hiện dự án ngày càng khan hiếm, nhất là các quận lân cận nội thành; thủ tục để được giao đất, xét duyệt dự án ngày càng chặt chẽ…

Do vậy, việc Chính phủ cho phép TP. HCM được chuyển đổi 26.000ha từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, dịch vụ, đô thị sẽ tạo thêm cơ hội cho nhà đầu tư nói chung và những doanh nghiệp bất động sản nói riêng. Khi có diện tích đất lớn, chắc chắn sẽ có những khu đô thị quy mô, bài bản được hình thành,

Trao đổi với VietnamFinance, chuyên gia Trần Khánh Quang cho rằng việc chuyển mục đích sử dụng 26.000ha đất nông nghiệp là chủ trương lớn và đúng đắn của thành phố. Tuy nhiên, cần có thời gian và chính sách phù hợp với thực tế vì thực trạng của hầu hết các khu vực đều “loang lổ da beo”, đất dự trữ có thể nằm trong các quy hoạch treo.

Đơn cử như các địa bàn Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, quận 12… đất trống còn rất nhiều nhưng doanh nghiệp không dễ tiếp cận, nhất là các khu vực có đất của dân chưa giải phóng dứt điểm.

Theo ông Quang, doanh nghiệp cũng không dễ tiếp cận các quỹ đất. Nếu thành phố xây dựng những quy hoạch lớn và trao cho doanh nghiệp không rõ ràng về năng lực, sẽ dẫn đến các “đại dự án treo” sau khi chuyển đổi.

“Cần nhắm đến việc các quy hoạch quy mô nhỏ thì doanh nghiệp bất động sản mới có cơ hội tiếp cận quỹ đất hậu chuyển đổi. Đặc biệt là quy hoạch đó cho phép doanh nghiệp xây dựng những sản phẩm vừa phải, phù hợp với nhu cầu thật. Khi đó việc chuyển đổi và khai thác các quỹ đất mới mang đến nhiều lợi ích”- ông Quang nói.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đón thêm 2,6 triệu khách hàng: Bí quyết tạo nên tăng trưởng chưa từng có của 1 nhà băng

Đón thêm 2,6 triệu khách hàng: Bí quyết tạo nên tăng trưởng chưa từng có của 1 nhà băng

(VNF) - Chuyển đổi số đã đưa toàn bộ hoạt động của ngành ngân hàng lên môi trường mới, thay đổi mô hình hoạt động, đổi mới cách thức cung cấp sản phẩm, dịch vụ dựa trên công nghệ số và dữ liệu số.

Phát triển AI tại Việt Nam: 'Ông lớn' hợp lực thay vì 'trăm hoa đua nở'

Phát triển AI tại Việt Nam: 'Ông lớn' hợp lực thay vì 'trăm hoa đua nở'

(VNF) - Việc hợp lực giữa các doanh nghiệp công nghệ lớn tại Việt Nam sẽ giúp cho quá trình đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ AI tốt hơn, đi xa hơn thay vì “trăm hoa đua nở” và làm giống nhau, phân tán nguồn lực.

Ý đón khách Hội nghị thượng đỉnh G7, Đức khai mạc EURO 2024

Ý đón khách Hội nghị thượng đỉnh G7, Đức khai mạc EURO 2024

(VNF) - Cháy rừng thiêu rụi vùng đất ngập nước lớn nhất thế giới Pantanal của Brazil, lãnh đạo các quốc gia G7 gặp mặt tại Ý, khai mạc EURO 2024 tại Đức và tin tức Fed giữ nguyên lãi suất cho vay là những sự kiện đáng chú ý đã diễn ra trong tuần qua.

Campuchia có hàng tỷ m3 cát, sẵn sàng xuất sang Việt Nam làm đường cao tốc

Campuchia có hàng tỷ m3 cát, sẵn sàng xuất sang Việt Nam làm đường cao tốc

Trữ lượng cát sông của Campuchia phục vụ san lấp, xây dựng là dồi dào, có thể cung cấp đủ cho trước mắt và lâu dài cho nhu cầu làm đường cao tốc của các tỉnh phía Nam của Việt Nam.

Đào thêm 1 đường hầm xuyên qua Đèo Ngang, cho xe chạy 80km/h

Đào thêm 1 đường hầm xuyên qua Đèo Ngang, cho xe chạy 80km/h

(VNF) - Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt kinh phí gần 2.000 tỷ đồng cho dự án nâng cấp, mở rộng một số cầu, hầm trên Quốc lộ 1 gồm các cầu Xương Giang, Gianh, Quán Hàu và hầm Đèo Ngang.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Bất chấp khó khăn, Vinfast sẽ sớm hoà vốn

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Bất chấp khó khăn, Vinfast sẽ sớm hoà vốn

(VNF) - Ông Phạm Nhật Vượng ngủ ngon 8 tiếng mỗi đêm, bắt đầu ngày mới bằng cách chơi đùa với các cháu. Vị tỷ phú tin rằng Vinfast sẽ sớm đạt được điểm hoà vốn bất chấp khó khăn

SHB lần thứ 2 vô địch Giải bóng đá VietnamFinance Open

SHB lần thứ 2 vô địch Giải bóng đá VietnamFinance Open

(VNF) - SHB FC đã giành chiến thắng trước Tiếp thị và Gia đình FC với tỷ số 3-0 trong trận chung kết cup vàng giải bóng đá VietnamFinance Open lần III - năm 2024.

Hà Nội: 62.000 căn chung cư chưa được cấp sổ đỏ

Hà Nội: 62.000 căn chung cư chưa được cấp sổ đỏ

(VNF) - Đây là thông tin được Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Lê Thanh Nam cho biết tại buổi giải trình về kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến nay.

Những mảng xanh triệu USD: 'Luật chơi' mới của bất động sản

Những mảng xanh triệu USD: 'Luật chơi' mới của bất động sản

(VNF) - Nắm bắt nhu cầu tìm nơi sống xanh của cư dân thành thị, nhiều chủ đầu tư đã phát triển bất động sản xanh. Đây là xu hướng chung của lĩnh vực bất động cả nước, bất cứ dự án quy mô lớn nào cũng cần có những hợp phần xanh... đã trở thành một 'luật chơi' mới trong giới BĐS.

'Thiếu nền tảng kết nối, tỷ lệ khởi nghiệp thành công ở Việt Nam còn khiêm tốn'

'Thiếu nền tảng kết nối, tỷ lệ khởi nghiệp thành công ở Việt Nam còn khiêm tốn'

(VNF) - Theo ông Nguyễn Văn Hậu, Tổng giám đốc NetVietTV, Chủ tịch VSBC, tỷ lệ khởi nghiệp thành công ở nước ta còn khá khiêm tốn, một phần do thiếu nền tảng kết nối mang tính cộng đồng khởi nghiệp, doanh nghiệp.

Nguyên nhân khiến cầu Bến Rừng nối Hải Phòng - Quảng Ninh trễ hẹn thông xe

Nguyên nhân khiến cầu Bến Rừng nối Hải Phòng - Quảng Ninh trễ hẹn thông xe

(VNF) - Theo kế hoạch ban đầu, cầu Bến Rừng nối Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ khánh thành và đưa vào sử dụng trong dịp kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2024). Sau 1 tháng "lỡ hẹn", cầu Bến Rừng dự kiến sẽ chính thức thông xe toàn dự án vào cuối tháng 6/2024.