Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Mở đầu bài viết, tác giả nhận định Trung Quốc đã thành công trong vai trò nước chủ nhà của Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi vừa diễn ra. Hầu hết các nhà lãnh đạo châu Phi đã tỏ ra hài lòng với những kết quả thu được.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hứa sẽ dành 82 tỷ USD để phát triển các dự án cơ sở hạ tầng tại châu Phi trong vòng ba năm tới. Lời hứa này một lần nữa khẳng định cam kết của ông Tập vào năm 2015 rằng Trung Quốc sẽ không xây dựng “các dự án trang trí” hay đẩy các quốc gia châu Phi vào tình trạng nợ nần.
Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – châu Phi năm nay đã mở màn trang nghiêm với tuyên bố của Bắc Kinh về mối quan hệ “hợp tác cùng có lợi”, xây dựng “một cộng đồng có chung vận mệnh”. Những tuyên bố đã từng được một số nhà lãnh đạo châu Phi phát biểu trên các phương tiện truyền thông nước nhà trước đó.
Trong một cuộc phỏng vấn riêng, tổng thống mới của Zimbabwe Emmerson Mnangagwa nhấn mạnh: “Đang có một sự chuyển dịch theo trật tự thế giới mới và những ai không nhận ra điều này chắc hẳn đều đã bị che mắt”.
Các nhà lãnh đạo tham dự diễn đàn năm nay đều đánh giá cao sự giúp đỡ của Trung Quốc trong việc hỗ trợ phát triển hạ tầng dành cho khu vực châu Phi, đặc biệt là khi sự trợ giúp này không đi kèm với các điều kiện như các quỹ đầu tư phương Tây đưa ra.
Tuy nhiên, trong khi các quan chức châu Phi đều tỏ ra hài lòng, các quan sát viên thường xuyên lại cảnh báo về mối quan hệ giữa Trung Quốc và châu Phi. Musa Frimpong, người Ghana, sinh viên cao học tại Bắc Kinh, sáng lập viên của chương trình kết nối các doanh nhân Trung Quốc và đối tác châu Phi đã đưa ra lời cảnh báo các quốc gia châu Phi cần thận trọng trong các đàm phán.
Ông Musa Frimpong nói: “Chúng ta phải có chuẩn bị đàm phán tốt, để đảm bảo không đánh mất toàn bộ nguồn lực vào những hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng hay các dự án đầu tư với Trung Quốc".
Một số khác lo ngại Trung Quốc có thể làm phình to khối nợ không bền vững của các quốc gia nhỏ. Điều này rất có thể dẫn đến kết quả là các quốc gia này buộc phải giao tài sản cho phía Trung Quốc quản lý nếu không có khả năng trả nợ.
Tinashe Mugari, nghiên cứu sinh chuyên ngành mối quan hệ Trung Quốc – Zimbabwe tại Đại học Sun Yet-san ở Bắc Kinh,nhận định rất có thể Zimbabwe sẽ trở thành thuộc địa mới của Trung Quốc. “Có thể chúng ta chưa nhìn thấy điều đó trong hiện tại, nhưng chúng ta có thể nhận ra Trung Quốc đang cố gắng thống trị châu Phi”, ông Mugari nói.
Ông Mugari là một trong số ít những học giả tin rằng các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tại châu Phi hiện phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu và nhân công Trung Quốc. Theo các học giả, hàng hóa xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc đang tràn ngập thị trường châu Phi và làm suy yếu sự phát triển của ngành công nghiệp nội địa.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.