TS Huỳnh Thế Du: Việt Nam đã đạt được những tiến triển đáng kinh ngạc về đổi mới sáng tạo
Tào Minh -
05/12/2018 16:09 (GMT+7)
(VNF) – TS Huỳnh Thế Du, Giám đốc Chương trình Thạc sĩ Chính sách công - Đại học Fulbright Việt Nam, cho rằng nền tảng đổi mới sáng tạo của Việt Nam rất tốt nhưng gặp phải các rào cản từ phía cầu của doanh nghiệp và thể chế.
TS Huỳnh Thế Du - Đại học Fulbright Việt Nam
Đổi mới sáng tạo từ phía cung rất tốt
Phát biểu tại “Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam 2018” tổ chức sáng 5/12 tại Hà Nội, TS Huỳnh Thế Du đã đưa ra các bình luận về năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam.
Theo TS Du, nhìn về phía cung, điều lí thú là các chỉ tiêu cơ bản về giáo dục, đổi mới công nghệ của Việt Nam đều tốt. Chẳng hạn như số năm đến trường bình quân, số năm đến trường kì vọng trong tương lai của Việt Nam đều cao hơn mức trung bình của thế giới; số du học sinh của Việt Nam rất đông, đứng thứ 9 trong số 100 quốc gia được thống kê; số du học sinh Việt Nam đến Mỹ xếp thứ 6 và có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong nhóm các nước dẫn đầu.
“Có nhiều người nói về câu chuyện tị nạn giáo dục nhưng tôi nhìn ngược lại. Việc cả trăm nghìn học sinh Việt Nam ra nước ngoài học tập là tín hiệu cực kì tốt cho Việt Nam. Bởi ta nhìn vào các nền kinh tế phát triển trong khu vực như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… số du học sinh của họ rất lớn. Nếu học theo xu hướng của Hàn Quốc, Việt Nam sẽ có nửa triệu du học sinh chứ không phải chỉ chưa tới 100 nghìn người như hiện nay”, TS Du bình luận.
TS Du cũng cho biết chỉ số vốn con người của Việt Nam hiện ở mức cao trong khu vực, xếp ngang với Trung Quốc. Còn chỉ số đổi mới sáng tạo đứng ở mức khá cao (thứ 45). Trong nhóm các nước thu nhập trung bình thấp, Việt Nam đứng thứ 2 về chỉ số này, chỉ sau Ukraine.
Một chỉ số thú vị mà TS Du cũng chỉ ra là số người đến tuổi đi học đại học của Việt Nam tưởng cao mà hóa ra lại thấp. Ở chỉ số này, Việt Nam đứng dưới mức trung bình của thế giới.
“Điều này cho thấy Việt Nam muốn phát triển thì số đi học đại học phải cao hơn nữa. Ví dụ nếu chúng ta muốn được như Hàn Quốc, Phần Lan thì hầu như tất cả học sinh đến tuổi đều nên đi học đại học”, TS Du nói.
Trục trặc từ phía cầu
Nhấn mạnh các nền tảng đổi mới sáng tạo rất tốt song TS Huỳnh Thế Du cũng chỉ ra rằng các vấn đề cản trở năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam đến từ phía cầu của doanh nghiệp và thể chế.
Theo TS Du, một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp Việt Nam thời gian dài không chú trọng đổi mới sáng tạo là quá mê mải với chuyện đầu tư bên ngoài.
“Lúc đấy chính sách vĩ mô có trục trặc, tạo ra lạm phát mấy chục phần trăm. Hệ lụy là khu vực tài sản tăng giá rất cao khiến các doanh nghiệp không còn muốn đầu tư dài hạn mà đổ xô sang đầu tư ngắn hạn”.
Đối với câu chuyện thể chế, TS Du nhận định trục trặc của Việt Nam trong hơn 30 năm qua là đã không tận dụng được cơ hội để tạo thêm giá trị, trong khi nền tảng cơ bản “không đến nỗi”.
TS Du khuyến nghị 3 chính sách cơ bản để cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo. Về phía cung là tiếp tục cải cách toàn diện nền giáo dục. Về phía cầu là tập trung vào môi trường và văn hóa kinh doanh.
“Điều thú vị khi tôi nhìn vào các triết gia cổ là thấy được một điều quan trọng, đó là làm sao để người thổi sáo hay nhất có được cây sáo tốt nhất, khi đó Việt Nam mới có thể bước lên nấc thang mới của đổi mới sáng tạo”, TS Du nói.
(VNF) - Về quyết định Mỹ áp thuế 25% với mặt hàng sắt thép của tất cả các nước, một số doanh nghiệp sắt thép khẳng định khi các doanh nghiệp ở các nước khác cũng chịu cùng chung mức thuế như Việt Nam khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt sẽ cao hơn.
(VNF) - Về mục tiêu tăng trưởng 8%, thậm chí đạt hai con số nếu điều kiện thuận lợi, trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, đây là mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được và cần quyết tâm đạt được để tạo đà tăng trưởng bứt phá cho kỷ nguyên phát triển mới.
(VNF) - Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số trong dài hạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động khó dự đoán, những khó khăn và thách thức trong nước vẫn khó đoán định thì việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng như trên dường như không phải dễ dàng.
(VNF) - PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân (Đại học Kinh tế TP. HCM) cho rằng câu chuyện của năm sau sẽ là sự đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá. Nếu muốn giảm lãi suất, Chính phủ phải hy sinh tỷ giá và ngược lại.
(VNF) - Để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô với sự kết hợp cân bằng hơn giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa là điều cần thiết. Trong thời gian tới, các chính sách phối hợp là rất quan trọng để hỗ trợ phục hồi kinh tế.
(VNF) - Trong bối cảnh nền kinh tế quốc dân còn nhiều khó khăn phía trước, kinh tế thế giới có nhiều biến động khó đoán, các động lực tăng trưởng cũ đã cạn, thì doanh nghiệp tư nhân được xem là sự kỳ
vọng của nền kinh tế. Bởi vậy, đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là điều
hết sức quan trọng để doanh nghiệp tư nhân phát huy tối đa tiềm lực và phát triển mạnh mẽ.
(VNF) - Trong một thế giới VUCA (Biến động – Không chắc chắn – Phức tạp – Mơ hồ) thì có một điều ngày càng trở nên rõ ràng hơn là vai trò và vị thế không ngừng gia tăng của Việt Nam. Việc trở thành đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ cùng với đó là sự nâng cấp mối quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia lớn đã đưa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế gia tăng và mở ra những vận hội mới cho đất nước.
(VNF) - Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, ông Norman Lim - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam (SingCham Việt Nam) đã chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance về những triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm mới với những yếu tố định hình tăng trưởng bền vững.
(VNF) - Trao đổi cùng Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương, khẳng định chính hệ thống pháp luật hiện nay là
“thủ phạm” khiến chúng ta tự trói buộc chính mình, kìm hãm sự phát triển. Ông cho rằng nếu khơi thông điểm nghẽn này thì việc kinh tế Việt Nam tăng trưởng hai con số là điều hoàn toàn có thể đạt được.
(VNF) - Giám đốc Quốc gia, Viện Tony Blair tại Việt Nam cho rằng, nền tảng thiết yếu để một Trung tâm tài chính quốc tế thành công là ở thiết kế thể chế.
(VNF) - TS Phạm Hùng Tiến - Chuyên gia về đầu tư FDI chỉ ra rằng, các tỉnh Phía Bắc có giá trị xuất khẩu thuộc nhóm dẫn đầu cả nước nhưng lại nằm ngoài nhóm 10 thu ngân sách lớn. Điều này phần nào cho thấy, phần nhận được từ các "kỳ tích" xuất khẩu mà doanh nghiệp FDI mang lại là không tương xứng, thậm chí là rất ít.
(VNF) - Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành khẳng định, các tập đoàn lớn trên thế giới đang bắt tay tạo ra những 'game' mới và điều ngại là liệu các doanh nghiệp Việt có đủ năng lực để ứng xử với những 'gã khổng lồ', các tập đoàn đa quốc gia hay không chứ chưa nói đến câu chuyện vốn hay công nghệ.
(VNF) - Ông Andy Khoo - CEO Terne Holdings cho rằng: “Trung tâm Tài chính quốc tế Đà Nẵng không chỉ là một dự án phát triển, mà còn là một tuyên ngôn táo bạo về khát vọng của Việt Nam trong việc dẫn đầu trên thị trường tài chính toàn cầu”
(VNF) - Trùng Khánh - một thành phố tại phía tây nam Trung Quốc, không chỉ thu hút du khách nhờ phong cảnh độc đáo mà còn sở hữu "chuỗi công nghiệp" đặc biệt được tạo nên từ món lẩu cay nồng đặc trưng nơi đây.
(VNF) - TS Lê Xuân Nghĩa đánh giá các động lực tăng trưởng của Việt Nam đang đối diện nhiều thách thức trong năm 2025. Do vậy, nếu phấn đấu tích cực, khả năng GDP năm 2025 sẽ đạt được mức tăng trưởng như năm 2024.
(VNF) - PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân bày tỏ lo ngại: "Nguồn lực trong nước có xu hướng tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá trên thị trường tài sản, thay vì đầu tư vào sản xuất để tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế".
(VNF) - TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, tính tới thời điểm hiện tại, chưa bao giờ Việt Nam đạt được mức tăng trưởng hai con số. Nếu muốn thực hiện được điều này, cần phải xốc lại tinh thần kinh doanh của doanh nghiệp và thực thi các chính sách khác biệt so với hiện tại.
(VNF) - Theo TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), chưa bao giờ Việt Nam có không gian cải cách thuận lợi như bây giờ.
(VNF) - Theo ông Cao Trí Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. Đà Nẵng, 2025 sẽ là năm rất có ý nghĩa với Đà Nẵng khi có hàng loạt sự kiện đánh dấu sự phát triển mới của thành phố.
(VNF) - Ông Lương Văn Khôi - Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, trong năm 2024, nền kinh tế Việt Nam có nhiều bứt phá. Bước sang năm 2025, Việt Nam có nhiều cơ hội để đạt được mục tiêu tăng trưởng lên tới 8%.
(VNF) - TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, yếu tố quyết định thành công của cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy không chỉ là tổ chức gọn nhẹ lại, mà phải tuyển chọn và bố trí lại con người đúng người, đúng việc, đúng khả năng
(VNF) - Mặc dù đã có dấu hiệu hạ nhiệt, giá bất động sản vẫn duy trì đà tăng và thiết lập mặt bằng giá mới, khiến nhiều người có nhu cầu thực sự phải từ bỏ giấc mơ sở hữu nhà ở các thành phố lớn.
(VNF) - Các chuyên gia cho rằng, phạm vi áp dụng tạm hoãn xuất cảnh nên tính toán thu hẹp lại bởi quyền con người là được tự do đi lại nên chỉ áp dụng khi thật sự cần thiết, tránh lạm dụng… gây ảnh hưởng tới cuộc sống và quyền tự do của người dân.
(VNF) - Về quyết định Mỹ áp thuế 25% với mặt hàng sắt thép của tất cả các nước, một số doanh nghiệp sắt thép khẳng định khi các doanh nghiệp ở các nước khác cũng chịu cùng chung mức thuế như Việt Nam khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt sẽ cao hơn.
(VNF) - Trong không khí sôi động của ngày vía Thần Tài, khảo sát thị trường cho thấy giá vàng nhẫn trơn dao động từ 8,77 triệu đồng đến 8,85 triệu đồng mỗi chỉ, nhưng tại một số điểm, giá lên tới 9,2 triệu đồng.