Người trẻ bỏ phố về quê, nghỉ hưu sớm, Trung Quốc mở 'viện dưỡng lão' cho thanh niên

Minh Ý - 03/10/2024 08:45 (GMT+7)

(VNF) - Chán nản khi không tìm được việc làm như ý, những người trẻ ở Trung Quốc đại lục đang rút lui về vùng nông thôn, chuẩn bị "nghỉ hưu sớm".

Bỏ phố về quê, sống cảnh điền viên

Trong một xu hướng nở rộ gần đây, ngày càng nhiều bạn trẻ thuộc Thế hệ Z (được sinh ra vào khoảng từ năm 1997 đến 2012) và Thế hệ Y (được sinh ra vào khoảng từ năm 1981 đến 1996) của Trung Quốc bắt đầu ghi lại cuộc sống “nghỉ hưu” hằng ngày ở nông thôn của họ trên phương tiện truyền thông xã hội, sau khi tuyên bố rằng họ đã bị sa thải, nghỉ việc hoặc đơn giản là thất nghiệp.

Những người tự nhận là “người nghỉ hưu sớm” này, sinh vào những năm 90 hoặc 2000, đăng tải câu chuyện của họ trong một hành trình "bỏ phố về quê" từ lúc thất nghiệp.

Năm ngoái, một trong những bạn trẻ làm nội dung sáng tạo trên mạng xã hội, được cho là chỉ mới 22 tuổi, đã thu hút nhiều sự chú ý nhờ việc đăng tải cuộc sống trong một túp lều tre ở rìa vách đá tại tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.

Lý Tử Thất - một trong những nhà sáng tạo nội dung đầu tiên trở nên nổi tiếng nhờ những video ghi lại cuộc sống tại nông thôn ở Trung Quốc.

“Dần dần, tôi bắt đầu nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống. Cuộc sống không chỉ là sự thịnh vượng của thành phố. Sự yên bình của vùng nông thôn cũng là một loại vẻ đẹp”, Wenzi Dada viết trong hồ sơ Douyin của mình.

Từ khi chuyển đến vùng núi, Wenzi đã tải các video lên tài khoản Douyin cho thấy cách anh nấu ăn, thu hoạch rau và bảo dưỡng túp lều trên đỉnh núi của mình.

Và Wenzi Dada chắc chắn không phải người duy nhất làm điều này. Vì bằng chứng là, trên ứng dụng Douyin của Trung Quốc, những nội dung như thế này ngày càng phổ biến.

Hệ quả của tỷ lệ thất nghiệp cao

Ông Chung Chi Nien, giáo sư chủ nhiệm tại Đại học Bách khoa Hong Kong, cho biết việc tìm kiếm việc làm đặc biệt khó khăn đối với những người trẻ tuổi khi nền kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn.

Giáo sư giải thích rằng năm nay, số lượng kỷ lục 11,8 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học đã gia nhập thị trường lao động, làm gia tăng sự cạnh tranh dẫn đến “sự mất giá” của bằng đại học. Đối với những cá nhân có ít bằng cấp và kinh nghiệm hơn, điều này càng làm giảm cơ hội được tuyển dụng của họ.

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc trong tháng 8 đạt mức kỷ lục mới là 18,8%, mức cao nhất kể từ khi hệ thống lưu trữ hồ sơ mới bắt đầu vào tháng 12. Con số này tăng so với mức 17,1% trong tháng 7.

Dữ liệu gần đây được đưa ra trong bối cảnh một loạt các tín hiệu kinh tế đáng thất vọng của Trung Quốc khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tiếp tục vật lộn với nhu cầu trong nước yếu và sự suy thoái trong lĩnh vực nhà ở.

Giáo sư Chung nói với CNBC: “Nếu bạn kết hợp những yếu tố này lại với nhau, sẽ không có gì ngạc nhiên khi những người trẻ tuổi chọn rút lui hoặc "nghỉ hưu" ở vùng nông thôn vì việc tìm việc làm trở nên rất khó khăn, đặc biệt là những công việc tốt ở các thành phố lớn”.

Những điểm đến phổ biến thường được người trẻ Trung Quốc lựa chọn bao gồm Vân Nam, Quý Châu và Tứ Xuyên — những tỉnh có chi phí sinh hoạt chỉ bằng một phần tư so với thành phố top đầu như Thượng Hải.

Kén cá chọn canh?

Trong một góc nhìn sâu hơn, một số chuyên gia cho rằng tỷ lệ người trẻ thất nghiệp tăng cao một phần do những công việc có sẵn không phù hợp với kỳ vọng của họ.

Trong ba năm qua, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao vốn từng thu hút nhiều sinh viên mới tốt nghiệp đã giảm mạnh, đặc biệt là bất động sản và tài chính, Dan Wang, chuyên gia kinh tế trưởng tại Hang Seng Bank China cho biết.

Trong khi đó, những ngành có nhu cầu tuyển dụng mạnh hơn nhưng mức lương thấp hơn như giao hàng, gọi xe công nghệ, lại không được những người trẻ có học thức ưa chuộng, theo ông Wang.

Ngoài ra còn có những công việc trong lĩnh vực sản xuất, nhưng Keyu Jin, phó giáo sư kinh tế tại Trường Kinh tế London, cho biết những người trẻ tuổi cũng không muốn làm những công việc này.

“Họ thà ở nhà với bố mẹ và chờ đợi một công việc tốt hơn”, bà Jin nói.

Ông Vương, Giám đốc Ngân hàng Hang Seng Trung Quốc, cho biết những suy luận như vậy tuy không công bằng nhưng lại dễ hiểu trong bối cảnh và văn hóa xã hội Trung Quốc.

Ông Vương lưu ý rằng nhiều người trẻ này bây giờ có xu hướng chuyển sang kiếm tiền trên nền tảng thương mại điện tử hoặc cố gắng trở thành người có ảnh hưởng trên mạng xã hội để kiếm thu nhập. Và nông thôn có thể là bối cảnh tốt để thực hiện điều này vì bối cảnh tự nhiên và lối sống thư giãn có thể thu hút người xem.

Nhưng những người “về hưu” trẻ tuổi ở Trung Quốc đã phản bác lại những lời chỉ trích rằng họ quá kén chọn hoặc đã bỏ cuộc.

“Đây không phải là nằm nghỉ, mà là chuẩn bị trước cho việc nghỉ hưu, để sau này có thể tận hưởng tuổi già”, Wenzi, 22 tuổi, chia sẻ trong bài đăng được đăng tải vào tháng 4 .

Trong suốt các video của mình, chàng trai kể lại cách những người dân làng khác chỉ trích lối sống của anh và so sánh anh với những người cùng tuổi đang có công việc ổn định.

“Ai yêu cầu những người trẻ tuổi phải ra ngoài và làm việc?” Wenzi hỏi một cách mỉa mai.

“Họ bị chỉ trích vì người Trung Quốc có xu hướng nghĩ rằng bất kỳ ai có được trình độ học vấn cao hơn đều phải áp dụng kiến ​​thức đó vào thực tế và làm việc chăm chỉ”, nhà kinh tế này cho biết, đồng thời nói thêm rằng giáo dục thường là khoản đầu tư lớn nhất của một gia đình bên cạnh nhà ở.

Sớm phát triển viện dưỡng lão cho thanh thiếu niên?

Nắm bắt được xu hướng mới, càng ngày, những báo cáo về “viện dưỡng lão thanh thiếu niên” xuất hiện càng nhiều.

Theo một người sáng lập viện dưỡng lão, những viện dưỡng lão dành cho thanh thiếu niên này tự coi mình là cơ sở cho phép người trẻ đến và “nằm nghỉ” bất cứ khi nào họ muốn và thường không tiếp nhận những vị khách trên 45 tuổi.

Jia Miao, phó giáo sư tại NYU Thượng Hải, cho biết: “Những người trẻ tuổi đang trải qua căng thẳng cao độ hoặc cảm giác tuyệt vọng đang tìm kiếm những nơi để suy ngẫm và có khả năng thiết lập lại cuộc sống của họ, do đó thúc đẩy nhu cầu về ‘viện dưỡng lão dành cho thanh thiếu niên’”. Bà nói thêm rằng thật tích cực khi thị trường đang đa dạng hóa để đáp ứng nhu cầu của những cá nhân trẻ tuổi này, những người đang hy vọng có một không gian để thở và phục hồi.

Mặc dù vậy, phó giáo sư Jia Miao cho biết xu hướng viện dưỡng lão cho người trẻ và "bỏ phố về quê" này sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, vì mục tiêu cuối cùng của các thanh niên vẫn là quay trở lại thành phố.

Theo CNBC
Tuần lễ Vàng không phá nổi 'bóng ma' ảm đạm của kinh tế Trung Quốc

Tuần lễ Vàng không phá nổi 'bóng ma' ảm đạm của kinh tế Trung Quốc

Tài chính quốc tế
(VNF) - Trung Quốc dự kiến ​​sẽ đón nhiều du khách hơn trong Tuần lễ Vàng, nhưng những khó khăn kinh tế dai dẳng của nước này có thể sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến tổng chi tiêu trong mùa nghỉ lễ này.
Cùng chuyên mục
Liên tục dừng dự án tỷ USD trên toàn cầu: Intel đang tính 'nước cờ' gì?

Liên tục dừng dự án tỷ USD trên toàn cầu: Intel đang tính 'nước cờ' gì?

(VNF) - Trong năm 2024, Intel đã đưa ra nhiều quyết định tạm dừng hay hoãn đầu tư vào nhiều quốc gia như Đức, Ba Lan và Malaysia. Trước đó, tập đoàn này cũng được cho là sẽ gác lại kế hoạch đầu tư thêm vào nhà máy tại Việt Nam.

'Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên không đạt tiêu chuẩn cao tốc’

'Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên không đạt tiêu chuẩn cao tốc’

(VNF) - Trong 11 tuyến cao tốc dự kiến thu phí, các doanh nghiệp cho rằng tuyến Hà Nội – Thái Nguyên nằm trong 7 tuyến cao tốc bị cảnh báo chưa đạt tiêu chuẩn an toàn đường cao tốc, trong đó từng xảy ra 15 vụ tai nạn giai thông từ năm 2022 đến tháng 10/2023 do mặt đường xuống cấp làm cho người điều khiển phương tiện giao thông bị mất lái.

Khảo sát loạt dự án BĐS thế chấp ngân hàng, thận trọng khi mua nhà

Khảo sát loạt dự án BĐS thế chấp ngân hàng, thận trọng khi mua nhà

(VNF) - Theo ghi nhận của VietnamFinance, trong số 3 dự án có 2 dự án đang trong quá trình xây dựng và dự án còn lại đang trong quá trình hoàn thiện.

'Chuyện lạ' tại Sân bay Long Thành: Đòi rút ngắn tiến độ nhưng không cho điều chỉnh chi phí

'Chuyện lạ' tại Sân bay Long Thành: Đòi rút ngắn tiến độ nhưng không cho điều chỉnh chi phí

(VNF) - Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) cho biết tại dự án sân bay Long Thành, chủ đầu tư có chỉ đạo rút ngắn tiến độ so với hợp đồng đã ký nhưng chi phí không được điều chỉnh, bất chấp việc khi rút ngắn tiến độ, chi phí nhân công, chi phí ván khuôn, dàn giáo sẽ tăng vì phải quay vòng nhanh.

Khu nhà tái định cư tróc lở, ra giá 60 triệu đồng/m2 ở Hà Nội

Khu nhà tái định cư tróc lở, ra giá 60 triệu đồng/m2 ở Hà Nội

(VNF) - Theo ghi nhận, khu nhà tái định cư Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy) đang dần xuống cấp, tường bên ngoài và trong các căn hộ lở loét, bong tróc, thấm dột...

Ngân hàng đầu tiên cho phép mở tài khoản thanh toán trên VNeID

Ngân hàng đầu tiên cho phép mở tài khoản thanh toán trên VNeID

(VNF) - Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) là ngân hàng đầu tiên cung cấp tính năng mở tài khoản thanh toán trên ứng dụng VNeID.

Kiệt sức sau bão: Tình huống cấp bách nhưng vẫn phải chờ

Kiệt sức sau bão: Tình huống cấp bách nhưng vẫn phải chờ

(VNF) - Sau bão số 3, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng kiệt quệ và cần vốn khẩn cấp để phục hồi sản xuất. Dù ngành ngân hàng đang đưa ra nhiều giải pháp để hỗ trợ, nhưng theo các chuyên gia, doanh nghiệp, các chính sách hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

TP.HCM: Cứ 100 DN tham gia lại có 56 DN rút khỏi thi trường

TP.HCM: Cứ 100 DN tham gia lại có 56 DN rút khỏi thi trường

(VNF) - Tổng hợp con số 9 tháng năm 2024, TP.HCM cấp phép thành lập mới hơn 37.800 doanh nghiệp, với vốn đăng ký đạt gần 295.000 tỷ đồng.

 Đồng Nai: Mỗi năm thu hút hơn 1 tỷ vốn FDI

Đồng Nai: Mỗi năm thu hút hơn 1 tỷ vốn FDI

(VNF) - 9 tháng năm 2024, Đồng Nai thu hút được 91 dự án đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó có 74 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), với tổng số vốn đăng ký hơn 684 triệu USD, chủ yếu tập trung trong khu công nghiệp.