Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Nhiều doanh nghiệp bức xúc
Ông Nguyễn Văn Đệ dẫn chứng, năm 2013, Thanh Hóa từng xếp thứ 8 về chỉ số PCI và xếp thứ 10 năm 2015. Nhưng trong 4 năm trở lại đây, địa phương dù tăng trưởng vượt bậc nhưng PCI lại sụt giảm. Năm 2019, thậm chí nằm ngoài TOP 20.
Ví dụ câu chuyện thẩm định giá đất nhà máy may xuất khẩu Như Thanh của Công ty CP Tatsu (thuộc Tổng công ty Tiên Sơn), ông Đệ nói: "Vì sao Sở chuyên ngành và công ty thẩm định giá độc lập đề xuất bằng 1,2 giá quy định của tỉnh. Thế nhưng hội đồng thẩm định nâng lên tới …1,9 lần với những viện dẫn thiếu căn cứ thuyết phục khiến doanh nghiệp bức xúc và liên tục kiến nghị"...
Ông Nguyễn Công Lý, Chủ tịch HĐQT Xi măng Công Thanh
Không chỉ riêng "Bầu Đệ", ông Nguyễn Công Lý, Chủ tịch HĐQT Xi Măng Công Thanh - là một trong những đơn vị tiên phong đầu tư vào Thanh Hoá (có thời điểm còn "nuôi" cả đội bóng Xi măng Công Thanh - Thanh Hoá), cũng có nhiều bức xúc.
Ông Nguyễn Công Lý chia sẻ: Hiện tôi vẫn là một trong những nhà đầu tư lớn tại tỉnh Thanh Hoá với nhiều dự án như Xi măng, nhiệt điện, cảng biển... và là một trong những đơn vị đi đầu đầu tư vào Thanh Hoá và khu vực Nghi Sơn. Tuy nhiên, Công ty đang gặp rất nhiều những vướng mắc về thủ tục hành chính tại tỉnh".
"Ví dụ như Khu đô thị mới Đông Hương (tp. Thanh Hoá), sau 11 năm vẫn chưa thể thực hiện xong thủ tục hành chính để xây dựng", ông Nguyễn Công Lý nói.
Trao đổi với VietnamFinance, ông Tào Quốc Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty TNHH XD &SXVLXD Bình Minh cũng cho biết: "Tôi cũng như ông Nguyễn Công Lý là một trong 2 doanh nghiệp lớn đầu tư vào Thanh Hoá đầu tiên, nhưng hiện nay chúng tôi đã "ngấm đòn" vì những thủ lòng vòng của một số cán bộ tỉnh".
"Từ năm 2003, theo lời mới của lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá, tôi có về quê hương đầu tư nhiều dự án như: Khu đô thị, khu công nghiệp, nhà máy nước Nghi Sơn, nhà máy chíp điện tử, nhà máy ống cống bê tông, đường tránh Thanh Hoá.... Thế nhưng, đến nay cách hành xử của một số lãnh đạo tỉnh kiến tôi không thể hài lòng. Tôi đã có đơn gửi Thanh tra Chính phủ và Quốc hội", ông Tuấn nói.
Doanh nghiệp “ngấm đòn” vì thủ tục?
Trở lại với Khu đô thị mới Đông Hương (thành phố Thanh Hóa) được UBND tỉnh Thanh Hóa giao cho Công ty Cổ phần Xi măng Công Thanh bằng Quyết định số 754/QĐ-UBND ngày 12/3/2009. Đến nay, sau 11 năm vẫn loay hoay với các thủ tục khiến doanh nghiệp "khóc dở, mếu dở".
Cụ thể, UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt cho Công ty cổ phần Xi măng Công Thanh 17.963m2 đất để sử dụng vào mục đích xây dựng Khách sạn 5 sao, Văn phòng làm việc, Văn phòng cho thuê và dịch vụ thương mại, tại xã Đông Hương, thành phố Thanh Hóa.
8 năm sau ngày được phê duyệt, đến ngày 3/5/2017, Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa Ngô Văn Tuấn đã có văn bản số 4651/UBND-CN về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch dự án Khu trung tâm thương mại – văn phòng cho thuê và khách sạn 5 sao Công Thanh. Đáng ngạc hiên, sau 8 năm, pháp lý của dự án trên lại được bắt đầu lại từ đầu bằng việc điều chỉnh cục bộ.
11 năm trôi qua kể từ ngày được phê duyệt dự án, doanh nghiệp vẫn quay cuồng trong việc hoàn thành các thủ tục hành chính, liên quan đến việc thẩm định giá đất.
Chưa hết, ngày 2/12/2019, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định số 5101/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền sử dụng đất tại KĐT mới Đông Hương. Theo đó, tổng giá trị quyền sử dụng đất tại dự án nói trên là hơn 164 tỷ đồng. Tức là mức giá này được tính trên cơ sở của Hội đồng thống nhất hệ số giá đất khu vực dự án bằng 1,65 lần so với bảng giá đất do nhà nước quy định.
Ngày 9/6/2020, Sở xây dựng tỉnh Thanh Hóa đã gửi công văn về việc điều chỉnh tổng thể mặt bằng quy hoạch dự án tại khu đô thị mới Đông Hương. Trả lời văn bản trên, ngày 29/4/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa cho rằng, sau khi phương án điều chỉnh quy hoạch được chấp thuận mới thực hiện các thủ tục thực hiện chủ trương đầu tư, đất đai, tài chính.
Hai văn bản "đá" nhau của UBND tỉnh Thanh Hoá
Đến ngày 15/6/2020 UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra một văn bản yêu cầu doanh nghiệp trong vòng 6 ngày (từ ngày 15/6 đến ngày 20/6) nếu không đóng trước 82 tỷ tiền sử dụng đất thì sẽ thu hồi dự án, trong khi đó doanh nghiệp đã đóng 13 tỷ quỹ bảo đảm ký quỹ.
Việc UBND tỉnh yêu cầu doanh nghiệp nộp 82 tỷ đồng trong 6 ngày nếu không sẽ thu hồi dự án khiến doanh nghiệp vô cùng bất ngờ và bức xúc. Bản thân Xi măng Công Thanh cũng bất ngờ với văn bản "kỳ lạ" này.
Phải chăng, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến PCI của tỉnh Thanh Hóa đang đứng ở vị trí 24 trong năm 2019?
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.