'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt kết luận của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về triển khai nâng cấp, mở rộng cảng hàng không Điện Biên.
Theo đó, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng Điện Biên là vùng đất lịch sử, giàu truyền thống văn hóa, có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên hệ thống hạ tầng giao thông kết nối Điện Biên với các vùng trong cả nước còn hạn chế, nhất là đường bộ và hàng không.
Cảng hàng không Điện Biên được quy hoạch đến năm 2030 với quy mô cấp 3C, công suất 2 triệu hành khách/năm. Tuy nhiên, những năm gần đây lượng hành khách giảm dần. Một trong những nguyên nhân do kết cấu hạ tầng Cảng hàng không Điện Biên chưa được đầu tư đúng mức; hiện trạng đường cất hạ cánh ngắn nên chỉ khai thác được tàu bay ATR-72 và tương đương.
Do đó, Phó thủ tướng cho rằng việc đầu tư nâng cấp cảng hàng không Điện Biên là rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu đảm bảo quốc phòng - an ninh, khai thác tiềm năng, lợi thế của Điện Biên về đất đai, phát triển du lịch và sản xuất, chế biến công nghiệp, nông, lâm sản...
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên và Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giao Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) triển khai đầu tư; trong đó, làm rõ thuận lợi, khó khăn và phương án triển khai.
Do đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải khẩn trương làm rõ các ý kiến của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; trong đó, luận cứ cơ sở pháp lý của việc giao ACV đầu tư khu bay (ví dụ như việc đầu tư mới đường cất hạ cánh không ảnh hưởng đến tài sản công thuộc khu bay hiện hữu; pháp luật hiện hành không cấm doanh nghiệp đầu tư mới khu bay...).
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu cần tính toán hiệu quả đầu tư, khai thác toàn hệ thống các cảng hàng không do ACV đang quản lý. Yêu cầu ACV tính toán, có ý kiến chính thức gửi Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về năng lực đầu tư Cảng hàng không Điện Biên.
Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải thực hiện nhiệm vụ nêu trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/8/2020.
"Sau khi Bộ Giao thông vận tải có ý kiến về các nội dung nêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan thực hiện trình tự lập, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án theo quy định của pháp luật", Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo.
Mới đây, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) cũng đã có công văn gửi người đại diện phần vốn Nhà nước tại ACV về việc triển khai dự án đầu tư xây dựng mở rộng cảng hàng không Điện Biên.
Theo đó, CMSC đề nghị ACV tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải quan điểm của SMSC đối với dự án, trong đó đề nghị Bộ Giao thông vận tải làm rõ khả năng cân đối vốn đầu tư khu bay của cảng hàng không Điện Biên. Đối với phần đầu tư nhà ga theo quy mô mới phải nêu rõ theo tính toán hiện nay sẽ không sử dụng hết công suất; việc đầu tư dự án không hiệu quả về tài chính.
Trường hợp Thủ tướng Chính phủ quyết định giao ACV đầu tư cảng hàng không Điện Biên, Bộ Giao thông vận tải cần làm rõ căn cứ, cơ sở pháp lý đối với việc giao ACV thực hiện nhiệm vụ chính trị của Chính phủ đầu tư khu bay, trong đó nêu rõ việc đầu tư dự án không hiệu quả về tài chính của doanh nghiệp; không phù hợp với quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp về việc đầu tư bảo toàn vốn và phát triển nguồn vốn.
CMSC đề nghị Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, xem xét phương án báo cáo cấp có thẩm quyền sử dụng vốn ngân sách nhà nước đầu tư khu bay trước. Sau đó, trên cơ sở thực tế khai thác mới xem xét đánh giá và đề xuất thời điểm phù hợp để cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới nhà ga theo quy hoạch như đã áp dụng mô hình tại cảng hàng không Cát Bi, cảng hàng không Cam Ranh.
Theo CMSC, đến thời điểm hiện tại, các khu bay của 21 cảng hàng không đang giao cho ACV quản lý (trong đó có cảng hàng không Điện Biên) chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển thành tài sản của ACV. Việc đầu tư các hạng mục khu bay thuộc trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải. Vì vậy, CMSC cho rằng, việc ACV đề nghị sử dụng nguồn vốn doanh nghiệp để đầu tư khu bay tại cảng hàng không Điện Biên là chưa phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Theo báo cáo của ACV, dự án cảng hàng không Điện Biên có vai trò, vị trí quan trọng về quốc phòng cũng như phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay hệ thống hạ tầng có nhiều hạn chế, không đáp ứng được các yêu cầu, vì vậy việc đầu tư xây dựng theo quy hoạch, đáp ứng khai thác máy bay tầm trung A320, A321 là hết sức cần thiết. Quy mô dự án đầu tư được chia thành các phần như khu bay; khu hàng không dân dụng; hệ thống hạ tầng cấp điện, nước, thoát nước; công trình quản lý, điều hành bay. Nhu cầu sử dụng đất của dự án là 201,39ha; tổng mức đầu tư dự kiến 4.210 tỷ đồng. Về phương án đầu tư và phân chia dự án, ACV dự kiến đầu tư toàn bộ khu bay, khu hàng không dân dụng cảng hàng không bằng nguồn vốn doanh nghiệp; UBND tỉnh Điện Biên thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) bằng nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác; tiến độ dự án đưa vào khai thác, sử dụng là 36 tháng. ACV đầu tư, quản lý khai thác, bảo trì đối với các hạng mục công trình quản lý, điều hành bay; đối với các hạng mục còn lại huy động nguồn vốn xã hội hóa theo hình thức đối tác công tư (PPP) để đầu tư. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.