Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.
Thông tin Tập đoàn Vingroup sẽ làm từ 200.000 – 300.000 căn hộ mang thương hiệu VinCity có giá chỉ 700 triệu đồng/căn đang gây sốt trên thị trường bất động sản.
Bởi đây là lần đầu tiên doanh nghiệp địa ốc số 1 Việt Nam, vốn nổi danh với những dự án cao cấp, quay sang làm nhà giá rẻ, hơn thế còn làm với số lượng cực lớn và trải rộng trên 7 tỉnh thành.
Điều gì đã khiến Vingroup thay đổi chiến lược kinh doanh đã làm nên thành công của họ? Câu trả lời có lẽ xuất phát từ tính chất của nhà giá rẻ: cạnh tranh không gay gắt, tính thanh khoản cao và hơn hết, tuy lợi nhuận trên mỗi căn thấp nhưng nhân với hàng chục vạn căn, số thu về là không hề nhỏ.
Nhưng có một điều cũng không kém phần quan trọng khác đã được tập đoàn này thừa nhận: VinCity sẽ "đưa Vingroup trở thành nhà phát triển có hoạt động toàn diện trên thị trường bất động sản, với các thương hiệu Vinhomes - nhà ở cao cấp, VinCity - nhà ở trung bình, Vincom - bất động sản thương mại và Vinpearl - bất động sản nghỉ dưỡng".
Tham vọng thống lĩnh thị trường của Vingroup là cực kỳ to lớn, nhưng việc thực hiện liệu dự án nhà ở giá rẻ VinCity có khả thi?
Theo phân tích của ông Nguyễn Văn Đực, Phó Tổng Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, để phát triển được căn hộ VinCity với giá 700 triệu, Vingroup sẽ phải sử dụng quỹ đất ở vùng ven. Tại Hà Nội, đó là các huyện như Đông Anh, Đan Phượng, Quốc Oai còn tại TP. HCM đó là các huyện Nhà Bè, Hóc Môn, Quận 9, Quận 12…
Bên cạnh đó, chắc chắn Vingroup sẽ phải xây dựng các căn hộ có diện tích nhỏ từ 25 - 30 – 40 m2, như vậy đơn giá mới ở mức khoảng 15 triệu đồng/m2.
"Với quỹ đất rẻ ở vùng ven và diện tích căn hộ nhỏ, khả năng căn hộ giá 700 triệu đồng là trong tầm tay", ông Đực nhận định.
Ngoài ra, ông Đực cũng cho rằng, nhiều khả năng Vingroup sẽ không xây VinCity theo mô hình dự án nhỏ mà sẽ phát triển thành khu đô thị với diện tích rất lớn từ 50 – 100 ha. Với quy mô lớn như vậy, Vingroup sẽ áp dụng chính sách tự sản xuất tại công trường như tự đặt trạm trộn bê tông, nhà máy gạch hay dùng sà lan chở vật liệu… để tiết kiệm chi phí vận chuyển, chi phí vật tư. Việc tự sản xuất này có thể giúp hạ giá thành sản phẩm từ 10 – 15%, ông Đực nói.
Theo chia sẻ của ông Đực, chuyện lợi nhuận với mỗi doanh nghiệp là một bí mật. "Tuy nhiên, Vingroup là một siêu đại gia, họ đã lãi 20 – 30% ở các dự án cao cấp khác, bởi thế biết đâu với VinCity họ không đặt nặng vấn đề lợi nhuận. Rất có thể với thương hiệu này Vingroup chỉ lãi 5 – 10%".
Còn theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản thành phố Hồ Chí Minh, doanh nghiệp đã đầu tư vào phân khúc nhà giá rẻ thì phải chấp nhận một thực tế là tỷ suất lợi nhuận thấp. Do đó, ông Châu nhận định Vingroup sẽ khó có lãi lớn với VinCity.
Tuy nhiên, ông Châu cũng nhấn mạnh, nếu Vingroup áp dụng mô hình của Tập đoàn bất động sản Vạn Khoa (Trung Quốc) – sản xuất nhà ở hàng loạt theo một số model (mẫu) nhất định - thì sẽ tiết kiệm một khoản rất lớn về chi phí thiết kế, có thể lên tới 30%. Ngoài ra, với quy mô sản xuất lớn, chi phí mua nguyên liệu vật liệu cũng sẽ rẻ hơn rất nhiều. Hai thứ này sẽ bù cho phần lãi thấp nên về cơ bản sẽ vẫn cân đối được lợi nhuận.
Khẳng định việc Vingroup phát triển dòng căn hộ giá rẻ là một tin đáng mừng đối với người dân và thị trường song ông Lê Hoàng Châu cũng cho rằng cần có những chính sách để ngăn tập đoàn này trở nên độc quyền.
"Tức là phải có chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp khác tồn tại và phát triển. Bởi nếu để một đơn vị độc quyền thì tuy giai đoạn đầu có lợi nhưng về sau khi họ đã trở thành ‘Anh cả Đỏ’, họ sẽ dễ làm giá, khống chế thị trường. Đó là điều chúng ta phải tiên lượng".
Nhìn nhận thực tế, ông Châu cho rằng các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác hiện nay sẽ phải có những thay đổi nhất định về chiến lược phát triển, cơ cấu căn hộ, ưu đãi… để tồn tại trong bối cảnh tính cạnh tranh của thị trường đang lên rất cao sau khi Vingroup gia nhập cuộc chơi.
Tuy vậy theo cách nhìn của ông Nguyễn Văn Đực, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng không quá lo sợ, bởi mỗi công ty có những lợi thế riêng và "luôn biết cách để sống chung với gã khổng lồ".
"Doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ thể không đọ sức với Vingroup vì tiềm lực tài chính có hạn, song tôi nghĩ các lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay đủ khôn ngoan để biết mình cần làm gì", ông Đực chia sẻ.
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.