Xây nhà máy điện hạt nhân: Ít nhất mất 10 năm, ưu tiên công nghệ thế hệ 3+
(VNF) - Các nhà khoa học đánh giá, với điều kiện của Việt Nam, thời gian chuẩn bị mất 3 năm, thi công 6 - 8 năm để hoàn thành. Đồng thời, ưu tiên công nghệ tiến tiến đã kiểm chứng như thế hệ 3+ để thuận lợi triển khai
- Tái khởi động Điện hạt nhân Ninh Thuận: Lịch sử đại dự án năng lượng 09/03/2025 09:00
Ít nhất 10 năm để hoàn thành
Các chuyên gia, nhà khoa học thuộc Hội đồng Khoa học Tạp chí năng lượng Việt Nam vừa có báo cáo gửi tới Thủ tướng, đề xuất một số công việc để triển khai kịp thời, hiệu quả nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Theo đó, về thời gian để hoàn thành nhà máy điện hạt nhân sẽ bao gồm giai đoạn chuẩn và giai đoạn thi công. Cụ thể, thời gian chuẩn bị đến khi hoàn thành ký hợp đồng đối với gói thầu “chìa khóa trao tay” xây dựng nhà máy chính, kể cả thiết kế kỹ thuật và cấp phép xây dựng mất khoảng 3 năm.
Cộng với thời gian thi công, theo kinh nghiệm quốc tế tính từ thời điểm “mẻ bê tông đầu tiên” ít nhất là khoảng 6 năm. Đối với các nước đã làm chủ công nghệ điện hạt nhân, thời gian xây dựng công trình từ 6 - 7 năm là khá thông thường, trong khi một số nước bị kéo dài thời gian do thủ tục và quản lý xây dựng chưa tốt đã gây đội vốn rất lớn, thậm chí phải hủy dự án.
“Thực tế cho thấy, chỉ có Trung Quốc mới có đủ năng lực để thực hiện dự án trong 5-6 năm, tính từ thời điểm khởi công. Do đó, chúng ta cần phải có kế hoạch tiến độ hợp lý theo kinh nghiệm quốc tế và năng lực”, các chuyên gia lưu ý về thời gian.

Về công nghệ và đối tác, nhóm chuyên gia cho rằng nên sử dụng công nghệ điện hạt nhân tiên tiến thế hệ 3+. Từ 2018 trở lại đây, các tổ máy điện hạt nhân tiên tiến thuộc công nghệ thế hệ 3+ của Nga, Mỹ, Hàn Quốc…được đưa vào vận hành tại nhiều nước trên thế giới. Đồng thời, thế hệ lò 3+ cũng đang được tiếp tục khởi công xây dựng ở Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Bangladesh...
Cho đến nay, thế hệ 3+ đã đảm bảo an toàn cao trong quá trình vận hành nhà máy, giảm thiểu tối đa hậu quả trường hợp xảy ra sự cố trong và ngoài thiết kế, đặc biệt là hậu sự kiện nhà máy Fukushima, Nhật Bản.
Bên cạnh đó, Việt Nam nên ưu tiên chọn và tiếp tục làm việc với 2 đối tác Nga, Nhật Bản (đối tác đã từng tham gia trong giai đoạn đầu dự án điện hạt nhân Ninh Thuận trước đây) là thuận lợi nhất về mặt thủ tục, giảm bớt công tác chuẩn bị lại hồ sơ để tiết kiệm thời gian, cũng như kinh phí xây dựng dự án.
Nhóm chuyên gia cũng đặc biệt nhấn mạnh việc chuẩn bị nguồn nhân lực để quản lý và vận hành nhà máy cũng được các nhà khoa học lưu tâm.

Trong giai đoạn đầu của dự án, bên cạnh việc tận dụng nguồn lực hạn chế trong nước, việc tham gia của tư vấn nước ngoài là bắt buộc để được học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Đặc biệt, cần có cơ chế của Nhà nước để hình thành một Hội đồng chuyên gia gồm 5-10 chuyên gia quốc tế và một vài chuyên gia trong nước để tư vấn, giám sát, hỗ trợ…
Ngoài ra, cần chú trọng công tác đào tạo trong nước, nước ngoài, đào tạo sau đại học, xây dựng lại kế hoạch đào tạo dài hạn nhân lực cho chương trình phát triển điện hạt nhân. Với mục tiêu khi hoàn thành công việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận như yêu cầu của Chính phủ, lúc đó các kỹ sư chuyên ngành điện hạt nhân cũng cần tốt nghiệp, ra trường để bổ sung vào lực lượng vận hành.
Vốn đầu tư gần 10 tỷ USD
Với công nghệ thế hệ 3 và 3+, tham khảo mức vốn được tổng hợp từ nhiều quốc gia, trong đó trung bình ở Mỹ, châu Âu là khoảng 6 triệu USD/MW, con số này ở Trung Quốc, Ấn Độ là 2,7 triệu USD và với Nga, Hàn Quốc là khoảng 3,0-3,5 triệu USD khi đầu tư trong nước.
Theo quy mô công suất 2x1000 MW cho mỗi dự án, giai đoạn đến năm 2030 tổng mức đầu tư cho 1 dự án điện hạt nhân có quy mô 2.000 MW (chưa bao gồm chi phí quản lý, tư vấn, chuẩn bị mặt bằng, thuế, lãi vay trong quá trình thi công) ước khoảng 9,6 tỷ USD tương đương 240 nghìn tỷ VNĐ.
DN Hàn Quốc muốn làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam, điện hạt nhân tại Việt Nam
Tăng giá phở 5.000 đồng, chủ quán 'đứng ngồi không yên'
Sau khi tăng giá 5.000 đồng mỗi bát phở, lượng khách giảm hẳn. Chủ quán phở lo khó trụ được lâu vì giá thuê mặt bằng, thuê nhân viên tăng. Ngay cả các thương hiệu lớn cũng đối mặt với vấn đề chi phí, buộc phải tăng giá.
Hà Nội rót 3.000 tỷ xây hầm chui nút giao Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng
(VNF) - Hầm chui Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng dài khoảng 600m với 6 làn xe, tổng đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, được thực hiện giai đoạn 2026-2028.
Khánh Hòa yêu cầu Tập đoàn Phúc Sơn thi công dự án nghìn tỷ như cam kết
(VNF) - Tỉnh Khánh Hòa yêu cầu Tập đoàn Phúc Sơn khẩn trương thi công hoàn thành dự án nút giao Ngọc Hội có vốn đầu tư 1.350 tỷ đồng.
Trồng 1 triệu ha lúa phát thải thấp, không chỉ để bán tín chỉ carbon
(VNF) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, một số địa phương quá chú trọng vào mục tiêu hình thành và trao đổi tín chỉ carbon, chưa tập trung vào mục tiêu chính là chuyển đổi sản xuất bền vững.
Điện gió ngoài khơi: Quy mô ước đạt 17.000 MW, hình thành 3 trung tâm
(VNF) - Bộ Công Thương cho biết, quy mô phát triển điện gió ngoài khơi (ĐGNK) của Việt Nam sẽ đạt 17.000 MW vào năm 2035 và tập trung tại ba trung tâm lớn là Bắc Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Tập đoàn Đan Mạch xây nhà máy 52 triệu USD ở KKT Nhơn Hội
(VNF) - Dự án Nhà máy sản xuất, gia công các loại phẩm may mặc chất lượng cao do tập đoàn của Đan Mạch làm chủ đầu tư, triển khai tại Khu Kinh tế Nhơn Hội (tỉnh Bình Định) với tổng vốn đầu tư 52 triệu USD.
Hà Nam muốn biến khu đại học Nam Cao thành 'thành phố đại học'
(VNF) - Khu đại học Nam Cao nằm tại thị xã Duy tiên và TP. Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) có quy mô sau điều chỉnh lên đến 9km2 đang được Hà Nam kêu gọi đầu tư xây dựng.
Envision Energy: 'Ông lớn' năng lượng đổ tỷ USD làm điện gió ở Việt Nam
(VNF) - Envision Energy Singapore mới đây đã đề xuất phát triển 2 nhà máy điện gió với tổng công suất 200 MW tại huyện Đức Trọng - Lâm Đồng. Đây là bước đi tiếp theo trong hành trình điện gió tỷ USD của tập đoàn năng lượng Singapore này ở Việt Nam.
Tỷ phú Trần Bá Dương đầu tư 7.200 tỷ làm hạ tầng ở Quảng Nam
(VNF) - Quảng Nam thống nhất chủ trương cho phép công ty thuộc hệ sinh thái của THACO lập hồ sơ đề xuất dự án Đầu tư xây dựng Luồng Cửa Lở, vốn đầu tư 7.200 tỷ đồng.
Nam Định: Tập đoàn GLB Group làm KCN Xuân Kiên hơn 1.200 tỷ đồng
(VNF) - UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số 882/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án khu công nghiệp Xuân Kiên - giai đoạn 1 (huyện Xuân Trường).
Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn mơ hồ về khái niệm ESG
(VNF) - Các doanh nghiệp chú trọng ESG sẽ có khả năng thành công dài hạn, tạo ra lợi thế cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, vẫn còn mơ hồ về khái niệm và thực hành ESG.
Trái Đất nóng lên 4 độ C, thu nhập của người dân 'bốc hơi' 40%
(VNF) - Ở kịch bản thảm họa nhất – khi Trái Đất nóng lên 4 độ C – thu nhập bình quân đầu người có thể sụt giảm tới 40%, The Guardian trích dẫn nghiên cứu mới nhất cho hay.
Doanh nghiệp ô tô đầu tư hàng nghìn tỷ vào cụm công nghiệp ở Đà Nẵng
(VNF) - Bốn doanh nghiệp vừa được lựa chọn vào Cụm công nghiệp Hòa Liên (TP. Đà Nẵng) đều đến từ TP. Hồ Chí Minh, ngành nghề hoạt động là sản xuất, lắp ráp ô tô…
Hợp tác Việt - Mỹ: Điểm những thương vụ lớn tạo niềm tin vững chắc
(VNF) - Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ đã đạt được những bước tiến mạnh mẽ trong những năm qua, đặc biệt khi hai quốc gia nâng cấp quan hệ lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện vào năm 2023. Sự phát triển này được thể hiện qua những thương vụ lớn trong nhiều lĩnh vực quan trọng như công nghệ, năng lượng, hàng không, giáo dục và nhiều lĩnh vực khác.
Trung Quốc tiến lên khi Mỹ thoái lui: Xu thế xanh tại Việt Nam bị đảo ngược?
(VNF) - Việc Mỹ thoái lui, Trung Quốc mạnh mẽ vươn lên trong lĩnh vực tài chính xanh có thể tạo ra những tác động không nhỏ đến quá trình huy động vốn xanh tại các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam.
Bơm nhiên liệu cho Sân bay Long Thành: Có cần tới 2 tuyến ống?
(VNF) - Petrolimex và các đối tác vừa đề xuất hai phương án đầu tư hệ thống cung ứng nhiên liệu cho Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành. Thông tin này đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ giới chuyên gia bởi cả hai phương án đều đòi hỏi ngiên cứu nghiêm túc về tính hiệu quả, hợp lý và đặc biệt đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí.
Khởi công đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào cuối năm 2026
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ triển khai tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, dự kiến khởi công vào tháng 12/2025, đồng thời yêu cầu bắt đầu xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào cuối năm 2026.
Nâng cao tiêu chuẩn, kiểm soát thị trường trái phiếu và tín dụng xanh
(VNF) - Với những thay đổi lớn sắp tới trong khung pháp lý cùng làn sóng quan tâm ngày càng mạnh mẽ từ nhà đầu tư, thị trường tài chính xanh đang đứng trước cơ hội lớn để "cất cánh"
Vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh 35% trong quý đầu năm 2025
(VNF) - Việt Nam tiếp tục khẳng định sức hút trong mắt nhà đầu tư nước ngoài khi tổng vốn FDI đổ vào nền kinh tế trong quý I/2025 đạt gần 11 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đầu tư 56.200 tỷ làm đường dài 33km nối sân bay Gia Bình với Hà Nội
(VNF) - Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội và kết nối cầu Kênh Vàng đi Hải Dương qua tỉnh Bắc Ninh dài trên 33km, với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 56.200 tỷ đồng.
Sóc Trăng lần đầu tiên có cụm công nghiệp FDI
(VNF) - Ngày 4/4, tỉnh Sóc Trăng khánh thành dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Xây Đá B (huyện Châu Thành). Đây là dự án cụm công nghiệp đầu tiên thu hút từ vốn FDI của Sóc Trăng.
Áp lực từ thuế quan Mỹ: Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có đổi hướng?
(VNF) - Chính sách thuế quan 46% của Mỹ đối với một số mặt hàng xuất khẩu gây lo ngại về sự bền vững của dòng vốn FDI. Tuy nhiên, với nền tảng tốt, Việt Nam vẫn duy trì sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, phản ánh sự tin tưởng vào triển vọng kinh tế và môi trường kinh doanh, dù có những thách thức từ chính sách thuế quan Mỹ.
Góp 1 triệu cây phủ xanh huyện đảo Trường Sa
(VNF) - Chương trình nhằm tri ân những người lính đảo và đồng bào ta đang ngày đêm bám biển thông qua mục tiêu trồng một triệu cây xanh, góp phần xây dựng cảnh quan môi trường chính quy, xanh, sạch, đẹp trên đảo Trường Sa
Chuẩn bị đầu tư cao tốc Quảng Ngãi – Kon Tum hơn 35.000 tỷ đồng
(VNF) - Dự kiến cao tốc Quảng Ngãi – Kon Tum có chiều dài 136km, quy mô 4 làn xe với tổng mức đầu tư hơn 35.000 tỷ đồng, chuẩn bị đầu tư trong năm 2025-2026
TP.HCM: Trong 10 năm, gọi vốn trên 40 tỷ USD cho 7 tuyến metro
(VNF) - UBND TP.HCM giao Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư đối với các dự án metro theo danh mục của Nghị quyết 188 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị.
Tăng giá phở 5.000 đồng, chủ quán 'đứng ngồi không yên'
Sau khi tăng giá 5.000 đồng mỗi bát phở, lượng khách giảm hẳn. Chủ quán phở lo khó trụ được lâu vì giá thuê mặt bằng, thuê nhân viên tăng. Ngay cả các thương hiệu lớn cũng đối mặt với vấn đề chi phí, buộc phải tăng giá.
Soi tiến độ Trung tâm thương mại Văn Phú Seoul sau hơn 10 năm chờ đợi
(VNF) - Dự án Xây dựng Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê Văn Phú Seoul do Công ty TNHH Seoul Việt Nam đầu tư được cấp phép từ 2008 và gần đây mới khởi động xây dựng.